[Văn 11] Nghi luan VH

H

hoangtu_faithful

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề ra về nhà ai biết giúp tớ hộ nhá nguyên một bài càng tốt :D hoặc tìm tư liệu giúp nhá
Đề
Anh/chị hiểu và suy ngẫm được những điều gì sâu sắc qua đoạn trích" Lẽ ghét thương"

Thanks


truonghan_h said:
Đã nhắc cảnh cáo em rồi, để đến mức anh phải tự sửa tên tiêu đề của em. Liên hệ ngay với anh qua Yahoo: hocmai.diendan
 
Last edited by a moderator:
T

thuha193

- "Lẽ ghét thương" ở đây ko nói đến nhân nghĩa, ko dựa trên cơ sở đạo hiếu - trung, cũng không xem việc chấn chỉnh đạo thánh hiền làm trọng. Trái tim Nguyễn Đình Chiểu hướng tới con người, hướng tới nhân dân, day dứt trước hết là lòng thương dân, ghét những kẻ xấu xa, độc ác, gây nên bao nỗi thống khổ cho nhân dân.
- Thương và ghét cứ đan cài, tiếp nối nhau trong 1 đoạn thơ, nhờ những biện pháp tu từ đc vận dụng linh hạot và rất có hiệu quả như điệp từ, đối từ, tiểu đối trong 1 câu thơ. Có cảm giác như tác giả đã dồn nén, cô đúc tối đa những cảm xúc yêu thg và căm giận đang sôi trái tim đa cảm của mình. Cảm xúcmỗi lúc càng thêm sâu nặng, cường độ mỗi lúc càng tăng cao, yêu thg và căm ghét đều đạt tới tận cùng. Thơ triết lí mà vẫn đẫm vị trữ tình, hùng biện mà thấm thía. Lời lẽ mộc mạc đến thô sơ mà gợi cảm biết bao.
- Thương và ghét, ghét và thương,... Hai trạng thái tình cảm tưởng như đối nghịch lại hoàn toàn thống nhất trong 1 con người "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương", "Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương". Suy cho cùng, cội nguồn của cảm xúc là thương. Bởi thương đến xót xa trc cảnh nhân dân phải chịu lầm than khổ cực, thương những con người có chí muốn thi thố tài năng giúp đời, giúp dân mà bj dập vùi nên Nguyễn Đình Chiểu "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" những kẻ đã đẩy dân vào cảnh lầm than, đau khổ.

Vì mình chưa học bài này trên lớp, mới chỉ soạn thôi nên chưa hiểu kĩ cho lắm, chỉ cảm nhận đc từng này. Dù sao cũng cũng chúc bạn làm bài tốt:)
 
H

hoangtu_faithful

Ai có thể làm nguyên một bài hay tìm tư liệu giúp tớ nào
Tớ đang cần gấp nhanh nhá
Thánks Ect....
 
S

silvery21

tham khảo thôi


Lẽ ghét thương

( Trích: Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )




1.VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM: LỤC VÂN TIÊN

a. Thời điểm sáng tác: Có thể Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng thập kỉ 50 của thế kỉ XIX.

b. Tóm tắt tác phẩm:

c. Kết cấu và thể loại:

Dài 2082 câu thơ lục bát, là truyện thơ viết bằng chữ Nôm.

d. Nội dung:

- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.

- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.

- Thể hiện khát vọng của tác giả và nhân dân hướng về những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời: Chính nghĩa thắng gian tà.

d.Nghệ thuật:

- Truyện chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm.

- Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua hành động.

- Ngôn ngữ ít chau chuốc, cầu kì và mang đậm sắc thái Nam bộ.



2. ĐOẠN TRÍCH: LẼ GHÉT THƯƠNG

-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, từ câu 479 – 504.

- Bố cục: 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến câu 16.

Phần 2: Phần còn lại.

- Chủ đề: Quan lời ông Quán, đã thể hiện tình cảm yêu – ghét của nhân dân.



3. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐOẠN TRÍCH

1/ Lẽ ghét thương của ông Quán.

Ghét

- ….ghét việc tầm phào,

Vô bổ nhảm nhí

- Ghét đời Trụ, Kiệt …để dân sa hầm sẩy hang.

Say đắm tửu sắc, ăn chơi hưởng lạc

- Ghét đời U, Lệ …khiến dân chịu lầm than.

hoang dâm vô độ.

- Ghét đời Ngũ bá, thúc quý …làm dân nhọc nhằn.

Tranh giành quyền lực, muốn ngôi bá chủ. Gây cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành lầm than khốn đốn.



Thương

….Thương đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc…

Những nhà Nho hiền tài , có tâm với nước với đời nhưng số phận lại long đong, không gặp thời vận, hoài bão ước nguyện không thành.

Tình thương của ông Quán cũng chính là xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả



Chính sự suy tàn , vua chúa say đắm tửu sắc không chăm lo đến đời sống của nhân dân

Tác giả đứng về phía nhân dân, xuất phát từ phía quyền lợi của nhân dân để ghét .

2/ Nghệ thuật

- Sử dụng điệp từ “ ghét, thương ” :

Tăng sức mạnh của việc thể hiện cảm xúc.

Tình cảm mãnh liệt và sâu sắc của con người tác giả.

Thể hiện sự ngay thẳng, phân minh rạch ròi.
 
T

thuha_148

Nguyễn Đình Chiểu muốn từ lẽ thương tức có nghĩa là thương những người nhân dân luôn luôn phải chịu cảnh khổ cực, lầm than,... và những bậc hiền tài của đất nước có tài mà không được trọng dụng.Xuất phát từ lẽ thương người ông muốn nói tới những người mà ông ghét:những kẻ chỉ vì đam mê sắc đẹp mà làm khổ dân chúng.Tuy nhiên lẽ ghét thương trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì có lẽ là cũng khác nhiều rồi.

Trong phạm trù xã hội, theo lối thông thường, “thẳng mực tàu đau lòng gỗ”, hoặc “trung ngôn nghịch nhĩ”. Đương nhiên, nó chọi lại với lề thói cũng thông thường “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trích:
Ghét và thương là hai thái cực tình cảm trái ngược nhau ở một con người vậy mà ở Nguyễn Đình Chiểu ?lẽ ghét thương? lại xuất phát từ một điểm đó là tình cảm sâu sắc,thâm hậu đối với quần chúng nhân dân. Ông ghét cũng vì dân và thương cũng vì dân. Đó là chân lý sống của một thầy giáo mẫu mực coi việc dạy người quan trong hơn dạy chữ, đạo đức quý trọng hơn cả tài năng.


=> Thể hiện quan điểm rạch ròi, trong sáng, phân minh trong việc ghét và thương.
=> Tăng cường độ cảm xúc; yêu thương hết mực và căm ghét cũng đến điều.
Xã hội dân chủ là một xã hội đối thoại, nó khác với xã hội chỉ “phán” một chiều, khen chê một chiều – và thích được khen hơn chê.

--->Thái độ nuông chiều dễ gây ra hư hỏng và ngược lại dạy dỗ nghiêm khắc cũng là cách thể hiện yêu thương.
Khái niệm "yêu " ghét " chỉ mang tính tương đối.
Con gái nói "một " là "hai" ~con gái nói"ghét " là yêu ~nói"yêu" là ghét " đó.
Đánh giá "yêu " và ghét" qua lời nói thì rất khó rành rọt ->"Yêu" ghét" là 2 trạng thái cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhưng đôi khi lại tương đồng trong lời nói.

-Ghét một ai đấy thì thường hay suy nghĩ về họ ->suy nghĩ nhiều về người ta ~tương đồng với nhớ .Mà 1 trái tim đang nhớ là biểu hiện của một trái tim đang yêu.(^^)
flower-2.gif
Chúc bạn may mắn:)>-
 
Top Bottom