[Văn 11] Hai đứa trẻ

D

dinhhieu93

Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: nguyễn thu hiền
D

dinhhieu93

đọc nhìu bài mình thay hầu như toàn copy cua nhau thoi.ít người tự làm lắm.toàn sưu tầm trên mạng thôi!:(
 
D

doonyin

Phong cách nghệ thuật : khai thác nội tâm nhân vật. Mỗi truyện của Thạch Lam đẹp như một bài thơ trữ tình.
Chủ đề : miêu tả cuộc sống buồn tẻ nhạt tăm tối của một phố huyện tiêu điều, qua đó thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của Thạch Lam dành cho những con người bất hạnh. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực & giá trị nhân đạo
1/ Giá trị hiện thực: Miêu tả 3 bức tranh liên hoàn về phố huyện xơ xác
a) Cảnh chợ tàn, ngày tàn, hoàng hôn buông xuống
Âm thanh: "tiếng trông thu không trên cái chài..."
"Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng đồng"
"Tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve..."
==> Đây là những âm thanh đặc trưng của một vùng nông thôn thanh bình và yên ả
Hình ảnh - màu sắc :
"Phương Tây đỏ rực như lửa cháy..."
"Những đám mây ánh hồng..."
"Dãy tre đen lại và cắt hình rõ rệt..."
==> Hình ảnh màu sắc tuyệt đẹp
b) Cảnh đêm tối
Màn đêm buông xuống phố huyện bao trùm bởi bóng tối dày đặc: "Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sống, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen". Vũ trụ thì bao la, thăm thẳm, ánh cao trời xa xăm quá, phố huyện bao trùm trong 1 màu đen
Tương phản với màu đen là màu ánh sáng hiếm hoi của những con đom đóm bay là đà trên mặt đất, là quầng sáng ngọn đèn con của chị Tí, là đốm lửa yếu ớt của bác Siêu, là hột sáng ngọn đèn con của Liên. Tất cả những tia sáng này không làm cho phố huyện sáng lên mà trái lại còn loe loét, mờ nhạt
==> Đây là hiện thực nông thôn VN trước CMT8
c) Cảnh sinh hoạt buồn:
Mẹ con chị Tí làm nghề gì ? Buôn bán ra sao?
Chị em Liên ?
Bác Siêu ?
Bác Sẩm ? ( Bạn tự kiếm chi tiết trong SGK )
==> Những con người này chung một họ là họ nhà nghèo. Họ lầm lũi sống đơn điều ngày qua ngày như một chuyến tàu không đổi chuyến.

2/ Giá trị nhân đạo ( thể hiện niềm cảm thương sâu sắc và ước mơ đổi đời của nhà văn dành cho những con người bất hạnh )
b) Đoàn tàu đối với người dân phố huyện:
Đoàn tàu là mơ ước, là niềm vui duy nhất của người dân phố huyện. Họ cố thức chờ đợi chuyến tàu bền bỉ. Họ nhìn theo mơ tưởng về một tương lai vô vọng, mong manh và u tối.
Đoàn tàu mang đến cho họ một thế giới khác. Thế giới đầy ánh sáng. Đoàn tàu như bù đắp những thiếu thốn trong tâm hồn được thỏa mãn khát vọng tự nhiên. Ánh sáng cuộc đời chỉ chợt lóe lên rồi vụt tắt với những ước mơ. Phố huyên lại chìm vào đêm tối.
b) Đoàn tàu đối với chị em Liên
Đoàn tàu đưa chúng về với quá khứ êm đềm đầy ánh sáng. Bạn tìm thêm dẫn chứng trong sách
Đoàn tàu chấp cánh những ước mơ tương lai giúp hai đứa trẻ mơ tưởng về một HN xa xăm, sáng rực và huyên náo vui vẻ. Đoàn tàu vụt qua để lại sự hụt hẫng buồn chán. Chúng sống trong hi vọng lẫn vô vọng, vô vọng nhưng vẫn lấp lánh những ước mơ. Đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Nhà văn đã khơi dậy ước mơ của những con người tội nghiệp, giúp họ vượt lên chính mình, vượt lên số phận.

Bạn cứ bám theo dàn bài này mà làm. Mình học khối D, cô cho sẵn dàn bài như thế. Tìm thêm tài liệu trên mạng và sách tham khảo bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148

Đây là dẫn chứng để bạn đưa vào bài
a. Bức tranh phố huyện:
*Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".
-> Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
*Không gian: thu hẹp dần:quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp-> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối Ánh sáng
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào btối.
-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí(7 lần)
-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.

=> Tương phản: động- tĩnh; ánh sáng- bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... -> Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
*Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
+ V/c bác hát xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu
=> Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán....Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậm buồn và những chi tiết dường như khách quan.
b.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu
* Nhân vật Liên:
- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.
- Là đứa trẻ giàu tình thương.
+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng".
+ Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích... chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.
- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật:
+ Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.
+Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
+Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
=> Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
* Hình ảnh đoàn tàu:
- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ kong của Liên và An.
-Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì:
+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
+ Niềm say mê
+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội
-> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
+ Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.
c. Hai đứa trẻ- bài ca về thiên nhiên, đất nước.
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi....gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ lá....”
Có thể coi là đóng góp của TL cho VH giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 1945?
Tóm lại
Nghệ thuật:
-Truyện không có cốt truyện
-Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
-Miêu tả tâm lí đặc sắc.
Nội dung: TL thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồn của họ.
 
C

congchualolem_b

Thật ra cũng định viết một bài trọn vẹn, nhưng mà mình vẫn còn 2 đề văn phải giải quyết cho nên chỉ nêu một số ý về nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam trong Hai đứa trẻ. Bạn xem qua thử để tham khảo nha, còn về đi sâu vào phân tích và dẫn chứng thì liên hệ ngay vào tác phẩm cộng thêm các dàn ý của các bạn khác đã post ở trên để hiểu rõ hơn :)

- Sức lay động chủ yếu của Hai đứa trẻ là do sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự rung động rất thực của nhà văn với cách viết rất giản dị, trong sáng và giàu sức dụ dẫn. Rung động của nhân vật cũng là rung động của chính tác giả, TL đã lắng nghe và ngắm nhìn phố huyện, cảm nhận bằng cả tâm hồn mình mới có thể nghe được bước đi của thời gian, không gian yên lặng của phố huyện, tất cả đều lắng lại qua từng trang văn.

- Nghệ thuật kể truyện, truyện mà không có cốt truyện, kể mà như không kể nhưng vẫn tạo được sự lôi cuốn, thu hút đọc giả, không có các tình tiết gây cấn và hồi hập, ấy vậy mà vẫn rất đặc biệt. Đó là vì TL đã tạo một ô cửa riêng dành cho người đọc, qua đó ng đọc nhìn thấy được toàn cảnh phố huyện, cảm giác như chính mình cũng đang tham gia vào cuộc sống nơi đó, và vì nó quá gần gũi, quá nhẹ nhàng nên cũng đã đánh thức được tuổi thơ của bao con ng cũng đã từng gắn bó với những vùng quê. Từ đó TL nhẹ nhàng dẫn dắt người đọc vào "cuộc chơi" của ông.

- Bức tranh phố huyện được dệt nên bằng cảm giác, những ấn tượng và "trí nghĩ", cái nhìn của hai đứa trẻ, có thể rất lan man, mơ hồ nhưng đầy dư vị, tươi mới và tinh nhạy (các lối câu nhấn mạnh ý mơ hồ của nhân vật "không hiểu", "không biết đến", "không rõ rệt"..., nhấn mạnh tính nửa vời "thôi! để mai tính một thể"..., dùng sức mạnh liên tưởng "hơi nóng của ban ngày... của quê hương này",) âm hưởng, nhịp điệu câu văn như vọng vào lòng ng gợi lên cảm giác bâng khuâng, man mác.

- Cũng theo cảm giác của hai đứa trẻ, ng đọc cảm nhận độ sắc độ sáng tối và những buồn vui thường nhật tại phố huyện lúc vào chiều.

- Ánh sáng đoàn tàu là ánh sáng đẹp nhất, xao xuyến nao nức nhất mỗi lúc về đêm. Khoảnh khắc tuy rất ngắn ngủi, nhưng những dư ảnh và dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong tâm tưởng, soi vào thực tại và định vị thân phận cho số phận con người nhỏ nhoi. Với tâm trạng chờ đợi khắc khoải thời gian như chậm lại, với cái nhìn đắm say và tâm trạng khao khát, tiếc nuối, thời gian trôi đi gấp gáp hơn.

 
D

dinhhieu93

may quá co các bạn giúp mình nếu 0 thì chắc died rồi.cảm ơn nhá.tơ sẽ nghe lơi khuyên của các bạn để hoàn thành tốt bài văn nay;mình ở bacninh nếu có dịp gặp mắt nhất định sẽ hậu tạ.thank you!
 
Top Bottom