[văn 11]Giúp E ạ

M

mitping

Last edited by a moderator:
N

nhokkon_online

ly tuong song cua thanh nien hien nay rat vung vang hien dai ho dang dy theo mot con duong moi ly tuong môi
 
T

toi0bix

Mỏi tay quá , nhớ thanks tui đó!

Đất nước ta trải qua bao thăng trầm vất vả ,cập bến vinh quang như ngày nay là nhờ lớp lớp thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu kiên cường . Tinh thần họ thúc đẩy bởi những lú tưởng , mục đích , khao khát cao cả . Và dù ở hình thức này hay khác , đều chung một nội dung , vì nước vì dân . Bài thơ "từ ấy " của Tố Hữu có lẽ đã thay lời nói lên tất cả . Bài thơ còn đến ngày nay thúc giục thanh niên kiếm tìm một lý tưởng đúng đắn tiến bộ.

Từ ấy ra đời lúc TH còn rất trẻ , mới 18t -thời kì con người đang dạt dào sức sống , sức chiến đấu . Thời điểm bài thơ ra đời cũng là lúc đất nước ta đang triong những năm tháng sục sôi kháng chiến thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp . Bài thơ là tiếng lòng thể hiện lý tưởng cao đẹp của người thanh niên cộng sản . Từ đó , bài thơ gợi ra những suy nghĩ sâu sắc vể lý tưởng người thanh niên VN hiện nay .

Từ ấy ... chói qua tim .

Từ ấy là khi nào ? LÀ từ khi trở thành đảng viên ĐCSVN . vinh dự ấy đc diễ ra bằng những hình ảnh vô cùng tươi đẹp "bừng nắng hạ ","chói qua tim". Và nhà thơ sung sướng gọi con đường theo Đảng là "mặt trời chân lý" .... Có thể nói , chân lý đến từ mặt trời CM đã tiếp thêm sức sống , khơi nguồn sức trẻ để nhà thơ có động lực vươn lên , vươn đến những ước mơ .

Với Tố Hữu , lý tưởng là lý tưởng CM

Vậy , lý tưởng CM là gì ? Đó là nhưũng điều ta tin tưởng , tôn thờ và làm mọi thức vì lý tưởng của mình .

Mỗi người sẽ có những lý tưởng khác nhau . Nhưng dù là gì đi chăng nữa , lý tưởng phải là nguồn sáng dẫn đường cho con người , tránh đưa họ lầm đường lạc lõi . Nói như nhà thơ TH thì đó phải là ánh sáng "chân lý" , ánh sáng của cái thiện . Nói như vậy tức là cần phân biệt lý tưởng cao đẹp với lý tưởng thấp hèn . Lý tưởng cao đẹp giúp con người đến với cái đẹp , đến với cái thiện . Lý tưởng thấp hèn khơi dậy những mong muốn xấu xa , ích kỷ .

Không chỉ vậy , lý tưởng phải trở thành động lực để con người yêu đời , yêu sống & sống tốt .Lý tưởng giúp ta lạc quan yêu đoiwf "hồn tôi là một vườn hoa lá " , có thể vượt qua những khó khăn , vất vả để bước tiếp con đường mình đã chọn . Với TH, lý tưởng mà Từ ấy nhà thơ có đc đã giúp ông vượt qua những cuộc đàn áp đẫm máy của thực dân Pháp đối với CM , vượt qua những xiềng xích , tra tấn lao tù để cùng mạng sống đến ngày chiến thắng .Lý tưởng của TH là gì mà có sức mạnh kù diệu đến vậy ?

Tôi đã là con ... cù bơ

Con đường TH lựa chọn là con đường hòa bình gắn với nhân dân lao động , với những kiếp cầm lao "không áo không cơm".Gắn bó với nhân dân để cảm thông , để sẻ chia , để cùng nhau chung tình máu mủ , cùng là con Lạc cháu Hồng . Gắn bó với nhân dân để sống chết vì nhân dân và đc hưởng tình yêu thương , chở che của nhân dân dành cho mình . Còn hạnh phúc nào hơn thế , và như TH đã từng sung sướng thốt lên "Người với người sống để yêu nhau ".

Tuổi 16,17,18 ...chúng ta chưa là ĐẢng viên , chưa hẳn đã là người lớn , song cũng ko còn là hoa nắng vô tư , có thể sống thơ ơ với mẹ cha , họ hàng , bè bạn . Đất nước ta cũng ko nghèo nàn như trước , ko "cù bất cù bơ " , "ko áo cơm ".Chúng ta không ôm mộng giải phóng dân tộc , giai cấp như TH nhưng hãy nhìn cuộc sống quanh mình để tìm chân lý , tìm lý tưởng .

Đất nước ta đang vươn mình chạy mau sao cho kịp thời đại . Thế hệ chúng ta đang dần gánh vác trọng trách ấy . Gia định , họ hàng , bạn bè , thầy cô ...ai cũng mong muốn cho ta những điều tốt đẹp nhất "Đất nước mong sao em thành người" . Vậy , lý tưởng của chúng ta là gì nếu ko phải là vì tập thể ? Học tập , lao động và cồng hiến sức mình cho gia đình , cho Xã hội , cho Tổ quốc thân yêu , đó là điều ít nhất mỗi thanh niên ngày nay cần hiểu . Chúng ta khong mong là cánh chim bằng vạn dặm , ko thể là cả bản hòa ca hùng tráng ...mong mỗi người là một"mùa xuân nho nhỏ" ,"một nốt trầm xao xuyến" (Thanh Hải ) để hiến dâng cho mùa xuân chung của tập thể , của quê hương , đất nước mình .

Con ng` ko thể đc gọi là sống mà ko có lý tưởn .Tuỏi xuân chúng ta -tuổi đẹp đẽ nhất , giàu sức sống nhất của đời ng` càng ko thể ko có lý tưởng sống . Bài thơ "Từ ấy" là 1 khúc ngân cao đẹp cho lý tưởng thanh niên VN .
 
C

congchualolem_b

Có chút nhận xét, bài viết vẫn còn chưa sâu sắc và đánh vào đề bài nhiều lắm, đây là nghị luận xã hội từ tác phẩm văn học mà, có vẻ như bn chỉ nói sơ qua thôi. Theo mình, bn nên mở rộng ra nhiều vấn đề hơn, ví dụ như lí tưởng là gì, vì sao phải có lí tưởng, lí tưởng có vai trò như thế nào trong cuộc sống, ng có lí tưởng là ng như thế nào, ng k có lí tưởng là ng như thế nào, bản thân là học sinh thì phải có trách nhiệm như thế nào??...v..v... Bên cạnh đó cũng nên nói về tác phẩm, k cần sâu lắm cũng đc.

xin góp ý.
 
Y

younglady_9x

Mình thấy congchualolem_b nói đúng đấy bài của toi0bix hình như còn quá sơ sài nhưng theo mình đây không phải là một bài văn nghị luận xã hội như congchualolem_b nói mà mình nghĩ đây là một bài văn nghị luận văn học chứ nhỉ?( mình chỉ thấy thế thôi chứ cũng không biết có phải thế không nữa?:) ) Nhưng nếu đây đúng là một bài văn nghị luận văn học như mình nghĩ thì có lẽ là nên tập trung phân tích qua bài Từ ấy rồi từ việc phân tích ấy mới chỉ ra lí tưởng sống Tố Hữu rồi mới liên hệ sang lí tưởng sống của thanh niên hiện đại như thế thì bài viết sẽ sâu sắc hơn.Mình nghĩ viết theo của mình không lạc đề đâu vì vừa rồi thi học kì II bọn mình đã thi đề này và điểm của mình( khi làm theo cách này) khá là khả quan.
Mình chỉ chia sẻ vậy thôi còn viết thế nào là tùy bạn, đôi khi nên làm theo những suy nghĩ của mình bởi vì nghe theo lời người khác bạn sẽ không thể chủ dộng viết theo hướng suy nghĩ của mình được.
Chúc bạn viết bài tốt.:D
 
R

rosario

Có chút nhận xét, bài viết vẫn còn chưa sâu sắc và đánh vào đề bài nhiều lắm, đây là nghị luận xã hội từ tác phẩm văn học mà, có vẻ như bn chỉ nói sơ qua thôi. Theo mình, bn nên mở rộng ra nhiều vấn đề hơn, ví dụ như lí tưởng là gì, vì sao phải có lí tưởng, lí tưởng có vai trò như thế nào trong cuộc sống, ng có lí tưởng là ng như thế nào, ng k có lí tưởng là ng như thế nào, bản thân là học sinh thì phải có trách nhiệm như thế nào??...v..v... Bên cạnh đó cũng nên nói về tác phẩm, k cần sâu lắm cũng đc.

xin góp ý.

Mình cũng thấy bài của toi0bix có ý thiếu, vs lại việc trích thơ ra rồi phân tích mà chưa nêu luận điểm để rõ ý thì k hay lắm
 
C

congchualolem_b

Đây là đề nghị luận xã hội. Trước đây mình cũng từng gặp 1 đề tương tự như thế này (tiếc là bài viết đã bỏ đâu mất nên k thể post lên cho các bạn tham khảo được:

Đề:
"Ai chiến thắng mà chưa từng chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần"​

("Dậy mà đi"- Tố Hữu)​

Những đề này thoạt nhìn là liên quan đến văn học nên k ít bn hiểu lầm là phân tích văn học, thực ra nó chỉ mượn văn học để nói đến một vấn đề nghị luận xã hội mà thôi, vì vậy ta vẫn làm theo dàn ý của một đề nghị luận xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng đừng quên đá động tới tác phẩm, có thể nói sơ qua và nhắc đến vài lần trong bài làm để thấy rằng mình vẫn bám đề rất chắc.
 
Top Bottom