I. Giải thích:
"Bà chúa thơ Nôm": người đứng đầu, người đi tiên phong và bậc thầy trong việc sáng tác thơ chữ Nôm. Thơ Nôm của bà vừa độc đáo, mang những nét rất riêng hiếm thấy xưa nay.
II. Chứng minh:
Xuân Diệu gọi Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm":
- Thứ nhất, Xuân Hương có một vốn từ rất đa dạng và phong phú. Cách dùng từ trong thơ của bà làm bậc lên một bản lĩnh, một nhân cách phi thường của một con người phi thường:
Giơ tay với thử trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
Hay
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
- Bà hướng ngòi bút sắc bén của mình vào trật tự phong kiến, vào những thứ chướng tai gai mắt của xã hội đương thời --> Lên án nó bằng ngôn từ trào lộng, khiến người đọc phát ra tiếng cười nhưng rất cay độc:
Khéo khéo đi lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Hay
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
- Bà còn là một nhà thơ trữ tình với những bài thơ Nôm sâu lắng, thiết tha, chan chứa tình yêu quê hương đất nước và lòng nhân ái đối với những người phụ nữ bị áp bức, bóc lột.
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ.
(Cảnh thu)
Phiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh.
Còn thú vui kia sao chẳng thấy,
Trách ông thợ vẽ khéo vô tình!
(Tranh hai Tố Nữ)
- Tóm lại, bằng một ngôn ngữ trào lộng và hết sức độc đáo, thơ Xuân Hương là một tiếng sấm giữa bầu trời của xã hội phong kiến đang thời kì mục nát suy đồi, là tiếng nói bênh vực quyền sống của những con người nghèo khổ. Ngòi bút của bà tung hoành trên các trang viết, suốt đời kiếm tìm cho mình "cái tôi" giữa dòng đời đen bạc. Xuân Hương là con người của đất, của trời, của bốn phương, gót chân của bà đã đi tới tận cùng ngõ ngách từ đồi núi đến đồng bằng, để rồi nhiều áng thơ Nôm bất hủ lần lượt được ra đời và đi vào lòng hậu thế.