Bãi cát lại bãi cát dài
Đi 1 bước như lùi 1 bước.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
\Rightarrow Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát. Ngay từ đầu bài thơ ta đã bắt gặp hình ảnh lộ- đồ- con đường. Đường đi trên cát mang ý nghĩa biểu tượng cho con đường đời, con đường ấy dài vô cùng tận, đầy rẫy những khó khăn, chông gai, mờ mịt ko biết chọn ngả nào, hướng nào.\Rightarrow Để đạt đc chân lí của cuộc đời, nta phải vượt qua muôn ngàn khó khăn
Ng` đi đg là nv trữ tình, là ng` kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt, hay đó chính là hiện thân của Cao bá Quát
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi !,
\Rightarrow Điển tích ( SGK có ) Đây là lời tự bạch, nỗi cay đắng, những suy nghĩ đầy mâu thuẫn giữa mơ ước khát vọng sống cao đẹp vs hiện thực mờ mịt, giữa tinh thần xông pha trên con đường đi tìm lí tưởng vs nhu cầu hưởng lạc cầu an lúc bấy giờ, Ngưòi đi đg hiểu rằng phải học để đi thi, nhưng khi đỗ đạt làm quan như bao phường danh lợi khác thì học và thi để làm j? Tác giả những mong mình học đc tiên ông cái phép ngủ, cái phép "thụy du" như thái độ Ng Công Trứ
Được mất dương dương ng` thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Ko quan tâm đến ng` đời nói j, nghĩ j, sống thảnh thơi nhàn hạ, vô ưu, thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng.
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời .
\Rightarrow Ý muốn nói vs ta rằng cuộc đời đầy những bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ say sưa và ko ai đi cùng m trên con đường mờ mịt trên cát, chỉ có 1 mình đơn độc biết bao!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ?
Chuyện mưu cầu danh lợi cũng như chyện thưởng thức rượu ngon, ít ai tránh đc sự cám dỗ
Cách nói ấy nhằm mục đích làm nổi rõ m` vs đông đảo những ng` chạy theo danh lợi và để khẳng định m` ko thể hòa trộn vs chúng
Cách nói ấy chứng tỏ ng` đi đg đã tỏ thái độ khinh thường vs phường danh lợi. Ông là kẻ cô đơn ko có đồng hành và sự thực ấy làm ng` đi đg rất cay đắng.
Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng.
Trx hoàn cảnh ấy, ng` đi đường đặt ra câu hỏi day dứt: Đi tiếp hay dừng lại?
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt ,
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Và dĩ nhiên ông đã ko dừng lại mà tiếp tục bước đi...
Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt .
\Rightarrow Người đi đg nhận ra rằng m ko chỉ cô độc trên đg đời mà còn đang đi trên con đg cùng, sự bế tắc trên đg đời, nhìn về phía bắc thì thấy núi non muôn trùng, nhìn về phía nam thì núi sau lưng, sông trước mặt, khó khăn và gian nan, nguy hiểm.Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Đi tiếp hay lùi lại? Tiến thoái lưỡng nan! Ng` đi đg chỉ còn biết đứng chôn chân trên cát
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? ( Câu hỏi mở , gần giống với câu : Sống trên đời , kẻ ko học thức cả kẻ có học đều tự biến mình thành ra 1 lũ bò sáng ăn , tối ngủ , chỉ khư khư làm theo lời chủ và cây roi . Như Thế có phải là cách sống đúng nghĩa đối với 1 con người ? )
=> Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.
Thêm: Cao Bá Quát đã từng chia trí thức ra làm ba loại, ứng với ba loài chim. Loại thứ nhất là hồng hộc bay giữa trời xanh. Loại thứ hai là hạc đen ẩn mình bên sườn núi. Loại thứ ba là hoàng yến luẩn quẩn ở chốn lâu đài của kẻ quyền quý. Khỏi phải nói con người cả đời chỉ biết bái tạ cành hoa mai như Cao Bá Quát thích loại chim nào và khinh loại nào. ==> Quan điểm của ông ==> Nhân cách của ông