[Văn 11] - "Câu cá mùa thu" và "Tự tình"

N

nhanlk123

Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

>>> Trả lời nhanlk123

Bài Tự tình mình đã trả lời Parkenzzo rồi, nay trích lại nguyên văn thôi:


quinhmei (Con người xinh đẹp) said:
>>> Trả lời PakkenZo
(Nik Pakkenzo trung tính quá, không biết là anh hay chị đây, em cứ gọi là chị nhá, có gì thất lễ mong chị bỏ quá cho)

Em có dàn ý chi tiết cho bài này, dựa vào đây chị triển khai thành bài văn nhá:

Mở bài:

1. Tác giả:
- Hồ Xuân Hương(chưa rõ năm sinh –mất). sống vào khoảng nửa cuối TK XVIII - nửa đầu TK XIX.
- Quê: làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, cha làm nghề dạy học.
- Là người đa tài đa tình, phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi. tình duyên ngang trái, éo le, hai lần lấy chồng đều làm lẽ.
- Sáng tác tập thơ “Lưu hương kí" gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán,
- Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian. Được mệnh
2. Tác phẩm:
a) Xuất xứ:“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.

b) Bố cục:
Đề: Đêm khuya với nỗi buồn tủi.
Thực: Tình, cảnh thực tại của Xuân Hương.
Luận: Nỗi niềm phẩn uất.
Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.

Thân bài:

1. Hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Vắng lặng, tĩnh mịch (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).
( Dễ gợi tâm trạng.
- Lòng người: trơ trọi, từ “Trơ” đi liền với “cái hồng nhan” (đảo ngữ) ( Xót xa, bẽ bàng.
- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non (to lớn - vô hạn)
( Cô đơn, lẻ loi.
=> Tác giả rất cô đơn, tâm trạng buồn đau bẽ bàng. Vừa mỉa mai nhưng vừa chua chát xót xa
2. Hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
-Cụm từ”say lại tỉnh” gợi lên cái vòng lẫn quẩn: càng buồn, càng chú ý, càng cảm nhận ra nỗi đau thân phận;
- Ngoại cảnh đã đi vào tâm cảnh, tâm cảnh tràn ra, ngấm vào cảnh vật: đêm đen, trăng khuyết… đã vắng lặng lại còn cô đơn, trơ trọi ( sự đồng nhất giữa cảnh và người, trăng “bóng xế” mà vẫn “ chưa tròn”; người “say lại tỉnh”, đã “trơ” mà vẫn cô đơn .
( Rượu, tình đều đem lại sự cay nồng, đắng chát cho Xuân Hương với nỗi sầu duyên phận.

=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn - Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).
3. Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
-Phép đối từng cặp;”xiên ngang>< đâm toạc”;” rêu từng đám>< đá mấy hòn”;” mặt đất>< chân mây”..kết hợp với hình thức đảo ngữ
- Các động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc” thể hiện được cá tính bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH.
- Rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình ( Niềm phẫn uất của thân phận đất đá , cỏ cây sự phản kháng của tác giả muốn bứt phá rào cản để tự tìm hạnh phúc ..

=>Khẳng định sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.

4. Hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
-Cụm từ” xuân đi xuân lại lại” tạo hóa như vòng lẩn quẩn, sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
- Nghệ thuật tăng tiến” mảnh tình - san sẻ - tí - con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời HXH làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn.
( tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Xuân của đất trời >< Xuân của con người.
(Tuần hoàn) (Chỉ có 1 lần)
( Vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Kết bài:

-Về nội dung: Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy bản lĩnh, khát vọng hạnh phúc của HXH. Điều đáng quý là dù HXH buồn bã, cô đơn, hạnh phúc không trọn vẹn nhưng nhà thơ vẫn không bi quan, chán nản. Bà vẫn mở lòng ra với đất trời, với cuộc sống, vẫn phóng khoáng, mạnh mẽ.
- Nghệ thuật đặc sắc: Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, sử dụng nhiều từ thuần Việt gợi hình, gợi cảm.

Chúc chị làm bài tốt!

Còn đây là phần Đọc hiểu về bài "Câu cá mùa thu" - Nguyễn Khuyến

1. Xuất xứ, đề tài – hoàn cảnh sáng tác - bố cục của bài thơ :
a. Xuất xứ- đề tài:
- “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ trong chùm thơ viết về cảnh thu của Nguyễn Khuyến.
b.Hoàn cảnh sáng tác: Cả ba bài thơ đều được nhà thơ viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
c.Bố cục : 3 phần
+ 2 câu đầu : Giới thiệu cảnh câu cá mùa thu.
+ 4 câu giữa: Cảnh thu câu cá.
+ 2 câu cuối : Tâm sự của nhà thơ.

2. Tìm hiểu nội dung - nghệ thuật của bài thơ:
a. Cảnh thu :
- Điểm nhìn của nhà thơ : từ ao thu lạnh lẽo.
- Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại hình ảnh của :
+ Sóng gợn nhẹ; lá vàng rơi nhanh…
+ Trời thu xanh cao, tầng mâu lơ lửng.
+ Lối vào làng quanh co, trúc mọc dày.
+ Tiếng cá đớp mồi rất khẽ dưới chân bèo
=>- Cảnh thu được nhà thơ quan sát và cảm nhận một cách tinh tế ở nhiều góc độ: từ gần tới xa; từ thấp đến cao và từ cao –xa lại thu gần và hẹp lại trong không gian của ao thu.

- Đặc biệt cảnh thu được cảm nhận gắn với gam màu lạnh của thiên nhiên : xanh ao, xanh bờ, xanh trời, xanh bèo …gợi cảm giác lạnh lẽo, u buồn và vắng vẻ của không gian tạo vật.

* Tóm lại , bằng cách lấy động tả tĩnh, cùng với cách cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế- nhạy cảm, nhà thơ đã dùng ngôn ngữ tạo hình - biểu cảm để vẽ lại một bức tranh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và được buồn mang đặc điểm của hồn thu ở nông thôn Bắc bộ
b.Tình thu :
- Nói câu cá nhưng thực ra không phải chỉ chú ý vào việc câu cá.
- Nói câu cá nhưng thực ra nhà thơ muốn đón nhận cảnh, trời thu vào cõi lòng.
- Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh - vắng lặng được thể hiện qua cách cảm nhận cảnh thu bằng :
+ Sự trong veo của nước.
+Cái hơi gợn tí của sóng.
+Cái độ rơi khe khẽ của lá.
+ Âm thanh rất khẽ của tiếng cá đớp động
=> Cảnh thu tĩnh lặng gợi sự cô quạnh, uẩn khúc và tâm sự thời thế của nhà thơ : buồn đau - bất lực trước thực trạng đất nước đau thương.
* Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ :
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng , giàu sức tạo hình - biểu cảm.
- Cách gieo vần “eo” độc đáo, góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, khép kín của cảnh thu tù đọng ở nông thôn và cũng phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.
- Bút pháp miêu tả thiên nhiên mang màu sắc cổ điển qua cách lấy động tả tĩnh gợi cái yên ắng của tạo vật và cũng là sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ.
-Nguyễn khuyến là một nhà thơ có nhân cách – yêu nước nhưng bất lực trước vận nước.
- “Câu cá mùa thu” thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của nhà thơ.
Chúc bạn học tốt!
 
X

xilaxilo

nhưng cho em hỏi cái này vs. nghị luận văn học là phân tích tác phẩm ah? ng ta bảo trong thơ của Hồ Xuân Hương có tục sao em ko thấy?
" Xiên ngang mặt đất rêu vài đám
Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn"
ng ta bảo tục ở câu đó => hok hỉu

wen mất cảm ơn nhanlk 123 naz
 
X

xilaxilo

nhân đây cho em 1 số gợi ý về nài LẼ GHÉT THƯƠNG và BÀI CA NGẤT NGƯỞNG vs. em thấy 2 bài này chán wa nên ko bit làm thế nào hết
 
Q

quinhmei

>>> Trả lời xilaxilo

Lẽ ghét thương
( Trích: Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )


1.VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM: LỤC VÂN TIÊN
a. Thời điểm sáng tác: Có thể Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng thập kỉ 50 của thế kỉ XIX.
b. Tóm tắt tác phẩm:
c. Kết cấu và thể loại:
Dài 2082 câu thơ lục bát, là truyện thơ viết bằng chữ Nôm.
d. Nội dung:
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
- Thể hiện khát vọng của tác giả và nhân dân hướng về những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời: Chính nghĩa thắng gian tà.
d.Nghệ thuật:
- Truyện chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm.
- Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua hành động.
- Ngôn ngữ ít chau chuốc, cầu kì và mang đậm sắc thái Nam bộ.

2. ĐOẠN TRÍCH: LẼ GHÉT THƯƠNG
-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, từ câu 479 – 504.
- Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến câu 16.
Phần 2: Phần còn lại.
- Chủ đề: Quan lời ông Quán, đã thể hiện tình cảm yêu – ghét của nhân dân.

3. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐOẠN TRÍCH
1/ Lẽ ghét thương của ông Quán.
Ghét
- ….ghét việc tầm phào,
Vô bổ nhảm nhí
- Ghét đời Trụ, Kiệt …để dân sa hầm sẩy hang.
Say đắm tửu sắc, ăn chơi hưởng lạc
- Ghét đời U, Lệ …khiến dân chịu lầm than.
hoang dâm vô độ.
- Ghét đời Ngũ bá, thúc quý …làm dân nhọc nhằn.
Tranh giành quyền lực, muốn ngôi bá chủ. Gây cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành lầm than khốn đốn.

Thương
….Thương đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc…
Những nhà Nho hiền tài , có tâm với nước với đời nhưng số phận lại long đong, không gặp thời vận, hoài bão ước nguyện không thành.
Tình thương của ông Quán cũng chính là xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả

Chính sự suy tàn , vua chúa say đắm tửu sắc không chăm lo đến đời sống của nhân dân
Tác giả đứng về phía nhân dân, xuất phát từ phía quyền lợi của nhân dân để ghét .
2/ Nghệ thuật
- Sử dụng điệp từ “ ghét, thương ” :
Tăng sức mạnh của việc thể hiện cảm xúc.
Tình cảm mãnh liệt và sâu sắc của con người tác giả.
Thể hiện sự ngay thẳng, phân minh rạch ròi.
 
Q

quinhmei


Bài ca Ngất ngưởng
( Nguyễn Công Trứ )



I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858)
- Là người học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, văn võ toàn tài nhưng lại nhiều thăng trầm trên đường công danh.
-Là một người giàu lòng yêu nước, thương dân, dám chống lại triều đình phong kiến mục nát.
- Thơ văn : có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một số bài phú viết bằng chữ Nôm.
2. Hoàn cảnh sáng tác - thể loại và bố cục bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được nhà thơ sáng tác sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu.
- Thể loại : Hát nói - một thể thơ tự do, phóng khoáng.
- Bố cục : 2 phần
+ Quãng đời làm quan ( 6 câu đầu)
+ Qũang đời về hưu ( 13 câu sau)

II/ Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và giải nghĩa từ khó :
- Gịong đọc mạnh mẽ, tự hào ( 6 câu đầu và 7 câu cuối); đùa vui, như thách thức ( 6 câu giữa ).
- Tìm hiểu nghĩa một số từ khó phần chú thích .
2. Tìm hiểu văn bản :
* Trừ nhan đề, bao nhiêu lần tác giả nhắc đến từ “ngất ngưởng” trong bài thơ?
( 4 lần trong các câu thơ: 4;8;12 và câu cuối)
* Theo em, “ngất ngưởng” diễn tả tư thế nào của con người, sự vật?
- Diễn tả con người hay sự vật có chiều cao hơn so với con người …trong tư thế ngả nghiệng, chực đổ nhưng không đổ
Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho mọi người xung quanh , như trêu chọc – trêu ngươi …
* Nếu hiểu “ngất ngưởng” là một thái độ sống thì em hiểu thái độ “ngất ngưởng” là thế nào?
+ Là khác người, xem mình cao hơn người khác.
+ Là thoải mái, tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào .
+ Trêu ngươi, chọc tức người khác.
=> Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
Thái độ sống tự do, phóng khoáng, vượt lên trên những trói buộc của cuộc sống đời thường ở nhà thơ.

*Mỗi từ Ngất ngưởng gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ và thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài?
- “Ngất ngưởng” (1) gắn với quãng đời chốn quan trường.
-”Ngất ngưởng” (2) và (3) gắn với quãng đời về hưu.
- “Ngất ngưởng” (4 )gắn với quãng đời trở lại làm quan
a/ “Ngất ngưởng “ở quãng đời làm quan:
- Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất : Không có việc gì là không phải phận sự của ta.
- Liệt kê những việc mình đã làm, những địa vị đã giữ khi ở chốn quan trường:
+ Giỏi văn chương (thủ khoa)
+Có tài dùng binh ( thao lược)
+ Gĩư nhiều danh vị xã hội hơn người…
=> Tự hào về mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài.
Đây cũng là lời tự thuật chân thành của nhà thơ và là thái độ sống ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng.


* Nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ ? Qua đó , nhận thấy điều gì trong ý thức của nhà thơ?
- Sử dụng nhiều tứ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.
- Cách dùng nghệ thuật liệt kê và phép điệp …có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh mà thơ đã trải qua.
-Gịong điệu có phần tự cao , khinh đời ( tự phong mình là “ông”)
Thể hiện một ý thức rõ nét và trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân .


b/Ngất ngưởng ở chốn quê nhà:
* Cách sống:
Nhà thơ sống theo ý chí và sở thích cá nhân:
+Cưỡi bò,bò đeo đạc ngựa.
+Đi chùa có “gót tiên” đi theo.
+Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng…
Cách sống giễu đời , tận hưởng thú phiêu diêu trần tục.
*Thái độ và quan niệm sống :
-Không màng đến chuyện khen – chê ; được mất của thế gian :
+Được -mất vẫn vui như người thái thượng.
+Khen – chê mặc như gió thổi bỏ ngoài tai
-Không thoát tục,nhập tục và cũng không “vướng tục” .
- Tự sánh mình với các bậc danh tướng đời Hán, đời Tống ở Trung Quốc.
-Khẳng định lòng trung thành với vua…
=> Nhà thơ ý thức về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân. Đó chính là cái “tôi” ngất ngưởng đáng trân trọng của tác giả.

c/ Ngất ngưởng ở chốn triều chung( câu cuối)
-* Ở câu thơ cuối của bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng của mình ở chốn triều chung? Dụng ý của nhà thơ khi khẳng định như vậy?
-Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần ngất ngưởng trong triều không ai bằng.
-Dụng ý của nhà thơ : muốn nêu bật sự khác biệt thái độ và quan niệm sống của mìnhvới tập đoàn phong kiến đương thời
Đó là một cái “Tôi” riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt.
- Bài ca ngất ngưởng là một bài hát nói viết theo lối tự thuật, có hình thức tự do (đặc biệt là tự do về vần, nhịp).
- Sự kết hợp hài hoà giữa một hệ thống từ ngữ Hán Việt với số lượng lớn từ ngữ Nôm…góp phần thể hiện một phong cách sống đẹp, có bản lĩnh:
+Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp mọi được - mất, khen – chê.
+Ý thức rõ về giá trị bản thân : tài năng, địa vị , phẩm chất.

Chúc bạn học tốt!

 
S

study_and_play

nhưng cho em hỏi cái này vs. nghị luận văn học là phân tích tác phẩm ah? ng ta bảo trong thơ của Hồ Xuân Hương có tục sao em ko thấy?
" Xiên ngang mặt đất rêu vài đám
Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn"
ng ta bảo tục ở câu đó => hok hỉu

wen mất cảm ơn nhanlk 123 naz

Người ta bảo thế vì người ta hoàn toàn ko hiểu gì về bài thơ cả.:khi (184):
2 câu đó nhằm diễn tả thái độ phản kháng mạnh mẽ, ko chịu khuất phục trước số phận của HXH.

" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn"

Dùng các động từ mạnh, giàu hình ảnh để nói lên:
- Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu mà vẫn ko chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, ko chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc "xiên ngang mặt đất", đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để "đâm toạc chân mây".
Câu thơ cựa động căng đầy sức sống, đá rêu như đang phản kháng quyết liệt với tạo hoá => HXH vẫn mạnh mẽ 1 sức sống dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất!

Còn bạn nào nghĩ câu này "có vấn đề" thì bạn ấy chak chắn chưa học qua bài này!:khi (67):
 
X

xilaxilo

ko phải mình nghĩ câu này có vấn đề mà thầy giáo bảo 2 câu này có tục. cách nghĩ của mình về 2 câu ấy hoàn toàn giống bạn
 
X

xilaxilo

thế ai giúp em bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc cái ah. em sắp vit bài rồi mà ko hỉu j hết. gợi ý hộ em cái mở bài lun naz.
EM CẢM ƠN NHÌU
 
Q

quinhmei

>>>>Trả lời bạn xilaxilo

Một vài gợi ý về

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.


Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
I. Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v...
Ngày 14 tháng 12 năm 1861, tức ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình (1). Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài ``Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc``, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
II. Bố cục:
Gồm 4 đoạn:
-Lung khởi (Mở đầu): câu 1, 2: Hoàn cảnh hi sinh của nghĩa quân.
-Thích thực: từ câu 3 đến câu 15: Cuộc đời, cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân.
-Ai vãn: từ câu 16 đến câu 25: Niềm thương tiếc và cảm phục.
-Kết: từ câu 26 đến câu 30: vừa tiếp tục than tiếc vừa nêu lên ý nghĩ của người đứng tế.
III. Khái quát nội dung:
Người nghĩa quân Cần Giuộc vốn chỉ là những người nông dân hiền lành:
“...Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ...``
Ấy vậy mà khi quân xâm lăng đến, họ bổng dưng trở nên:
“...Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;``
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ...``.

Với lòng căm thù sâu sắc, nên chỉ cần có ``dao phay, gậy tầm vông, rơm con cúi...`` họ đã anh dũng đứng lên tự lập, tự cường, tự giác chống lại quân ngoại xâm có tàu to, súng lớn:
``...Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
``Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ...``
Và họ đã làm được việc:

“...Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mả tà, mả ái hồn kinh.
`Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ...``

Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi những nghĩa sĩ nông dân bằng những hình tượng thật chói lọi, bằng những lời văn thật trang trọng và đẹp đẻ; nhưng ngay sau đó như nhà phê bình Hoài Thanh viết: ``Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút nhà thơ nức nở trên từng trang giấy``:
“..Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
``Nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng luỵ nhỏ....``
Hay:
``...Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
:Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trứơc ngõ...``.
Và:
``...Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;``
``Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ...``

Ở nhiều đoạn, ``cái bi`` như bao trùm lên. Nhưng đây không phải là ``bi thảm`` mà là ``bi tráng``.
Nguyễn Đăng Mạnh phân tích:
`` Đây là nỗi đau vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đau mà không khiến người ta nản lòng, thối chí, bi mà giục giã mọi người đứng dậy hiên ngang. Cuộc khởi nghĩa tuy đã thất bại, nhưng thà chết vinh còn hơn sống nhục:``
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh,
``Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
``Chết như thế thì chết cũng như còn. Chết như thế là để lại tấm gương chói lọi, có sức động viên lớn...(theo Cẩm nang ôn luyện môn Văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 463.)

III. Nghệ thuật thể hiện:
Bài văn tế bằng chữ Nôm, gồm 30 liên, tức 60 vế đối biền ngẫu, làm theo thể phú luật Đường trong đó có cách hiệp vần độc vận (một vần) hoặc liên vận (nhiều vần), đặt cách câu (gồm các kiểu câu: tứ tự, bát tự, song quan, cách cú và gối hạc) và luật bằng trắc.

Toàn bài mang tính chất trầm hùng, bi thiết, có sức vũ vũ lớn. Cái đặc sắc, kỳ thú ở bài văn là dùng nhiều ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà dựng lên được hình ảnh rất sống của thế hệ những người chống Pháp tiêu biểu buổi ấy...

IV.Trích vài nhận xét:

-“Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước… Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang... (Phạm Văn Đồng, trích ``Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc``, tạp chí Văn học tháng 7 năm 1963).

-“Trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó”, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy”! Bởi "Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, thông cảm sâu sắc với quần chúng, và đã cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu". (Hoài Thanh, trích ``Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc`` - ``Ngôi đền thiêng trong văn học`` trên web http://www1.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/5/16/109950.tno và web http://www.onthi.com/bai-tap/20647.html).

-Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, nhân dân được ca ngợi như những người anh hùng.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đỉnh cao nhất về nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn đình Chiểu...(Từ điển Văn học bộ mới, Nxb thế giới, 2004, tr. 1971).

-Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân (ở đây là người nông dân chống giặc cứu nước), tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Bởi vậy, khi bài văn tế này lan truyền đến Huế, chính vua Tự Đức đã ra lệnh phổ biến trong nhiều địa phương khác. Nhà thơ Miên Thẩm [[Tùng Thiện Vương]] và [[Mai Am]] nữ sĩ đã có thơ ca ngợi, là: “thư sinh giết giặc bằng ngòi bút” (Tùng Thiện Vương), là “Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi” (Mai Am)...(Văn học lớp 11, dựa theo phần tiểu dẫn trong sách Văn học lớp 11, Nxb Giáo dục, 2003, tr. 31).

Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.

Ghi chú:
(1) Ghi theo Từ điển Văn học (bộ mới, Nxb Thế giới, 2004) Văn học lớp 11 ghi 21 người. (Nxb Giáo dục, 2003, tr 31)
 
Last edited by a moderator:
S

study_and_play

Có diễn đàn để bàn luận cũng tốt, nhưng tớ nghĩ diễn đàn sẽ phát huy thế mạnh của mình bằng cách các cậu tự làm bài của mình rồi post lên để mọi người cùng sửa. :khi (152):Tớ nghĩ như thế mới khoa học và sẽ nhớ lâu hơn là đọc đề \Rightarrow post lên \Rightarrow => có đáp án.:khi (184):
Anyway, học thế nào là phương pháp của các bạn, tớ chỉ góp ý thế thôi! :khi (14):
 
H

halong_vanlang

hjc. bài này hình như là chưa bám sát đề cho lắm thì phải.... xin cho bài cụ thể hơn được ko?
 
K

kul.style

Lớp 11 và lớp 12 bắt đầu xuất hiện thể loại nghị luận.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta học nghị luận văn học để làm gì?
Kể chuyện, sau này ta cũng có thể viết sách để kiếm cơm ^^. Nghị luận xã hội, chà viết báo cũng được. Còn nghị luận văn học?

"Cái chúng ta học không phải là nghị luận văn học, mà là tán dương văn học. Trong SGK luôn hướng dẫn học sinh viềt về cái hay cái đẹp, mà không cho học sinh đất để phê bình. Gọi là "nghị luận" tức là phải có hay có dở, có khen có chê. Nhưng không hề có một hướng dẫn nào, một cái dàn bài nào, một bài văn mẫu nào nói về cái dở trong một tác phẩm văn học trong nhà trường. Đành rằng những tác phẩm đó đều đã được chọn lọc rất kĩ để (học sinh không phát hiện đuợc cái dở của nó) học sinh học được những cái hay trong tác phẩm đó, nhưng không có nghĩa là học sinh không có quyền chê tác phẩm đó. Vậy tại sao chúng ta bị tước đoạt mất quyền được phê bình. Nếu chỉ tán dương không thì sẽ không có đổi mới. Nên nhớ mọi sự đổi mới đều là do con nguời thấy được cái dở của những người trước"
Cái này tớ trích từ trang xxx mọi người đọc đy và tự hiểu
 
Last edited by a moderator:
T

trangmongmanh

cảm ơn các bạn nhiều nhé.các bạn giúp mình rất rất nhiều đó. heheheheheheheheh
 
L

luucamkhuong

ko phải mình nghĩ câu này có vấn đề mà thầy giáo bảo 2 câu này có tục. cách nghĩ của mình về 2 câu ấy hoàn toàn giống bạn

Tui có phần biết biết hiểu hiểu cái tục trong 2 câu thơ này,nếu có gì bậy bạ,mất nết thì mấy bác đừng có chửi tui nha,.tui chỉ trả lời theo yêu cầu thui!:).
"Xiêng ngang mặt đất rêu từng đám":có thể so sáng thế này:Rêu=lông,mặt đất=cái "xxx"-->tự hiểu tiếp
"Đâm toạc chân mây đá mấy hòn":có thể so sánh thế này:chân mây=cửa vào xxx;đá=súng xxx

Nói chung đa số nhiều người tui thấy tui biết có lẽ họ biết nhưng mà học sợ tục tiểu trong cách giải thích nên học không nói.Chứ tôi nghỉ rằng theo cách hiểu theo nghĩa bậy bạ củng những tâm hồn đen tối thì là vậy,thầy giáo của bạn gì đâu mà đầu óc đen tối chừng,chắc những người vui tính dạy văn thường thế!:-SS.Thôi thì mình chỉ giải thích vậy thôi,mình hổng có đả kích,phát ngôn bậy bạ đâu nha,tại bạn hỏi mình trả lời thôi.Mấy bác đừng có hiểu lần tui nha:D
 
V

vien_pole_star_1995

Đúng là thầy cô dạy văn bảo 2 câu
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn"
có tục nhưng vẫn ko nói rõ...Trong thơ HXH nếu cũng cần phải hiểu đc cái tục vì thơ của bà đc mệnh danh là "Thi trung hữu quỷ"
 
H

hardyboywwe

Đúng là thầy cô dạy văn bảo 2 câu
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn"
có tục nhưng vẫn ko nói rõ...Trong thơ HXH nếu cũng cần phải hiểu đc cái tục vì thơ của bà đc mệnh danh là "Thi trung hữu quỷ"

có thể hiểu nghĩa 2 câu này như sau
-rêu và đá là những vật thấp bé mềm yếu nhưng ko cam chịu,ko chấp nhận thấp yếu,bằng mọi cách cố vươn lên,vượt cản trở để chứng tỏ mình
-đó cũng là niềm phẫn uất sự phản kháng của tác giả
-các cụm từ xiên ngang đâm toạc thể hiện đc cá tính của HXH chứa đựng trong đó sự mạnh mẽ quyết liệt
--->2 câu luận cho thấy HXH có sức sống mãnh liệt. :)đây là sự quẫy đạp,vùng vẫy mạnh mẽ của thiên nhiên,rất hay gặp trong thơ Hồ Xuân Hương như câu:"lắt lẽo cành thông cơn gió thốc/đầm đìa lá liễu giọt sương gieo"
 
N

na.37

Cho em cái dàn ý bài Câu cá mùa thu đi chị, đằng nào mai cũng phải nộp, thôi thỳ cứ cho e cái dàn ý cho phấn khởi.
 
Top Bottom