[văn 11] bài viết số 1...giúp mình với

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cô giáo mình có cho 1 số đề tìm hiểu như:
1/ cách ứng xử giữa học sinh với học sinh
2/ bạo lực học đường
3/ vấn đề tham gia giao thông
mọi người có thể gợi ý hộ mình được không ( đặc biệt là cái đề 1)
 
T

tomcangxanh

ko có nhiều thời gian nên m sẽ giúp đề 1 thôi vậy ( mặc dù 2 đề kia cũng rất hay :( )

Đây là đề văn nghị luận xã hội, đã có CẤU TRÚC làm 1 bài nghị luận rồi đấy^^

Phần mở bà và kết bài bạn tự viết nhé :(

Thân bài:

nêu vấn đề: cách ứng xử giữa học sinh với học sinh

-cách ứng xử là j: Là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trong những tính huống xác định.
Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất.

học sinh là ai: là những con ng` đang ngồi trên ghế nhà trường, đang đc thu nhận kiến thức và văn hóa, là mầm non , là tương lai của đất nước. trường học như 1 xã hội thu nhỏ, có nhiều hạng ng`, chính vì thế việc ứng xử giữa học sinh vs nhau phải có văn hóa, có giáo dục,thể hiện mình là 1 công dân A+ ngay từ văn hóa ứng xử, vì nó thể hiện phẩm chất và là 1 tiêu chí đánh giá của ng` khác đối vs mình.

Nhận xét: tình trạng ứng xử giữa hs:

tích cực:

Tiêu cực: ví dụ ra :-j => đầy^^

Quy tắc ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức mà ng` học sinh cần tuân theo, trở thành bản năng:

- Thể hiện ở việc gọi bạn xưng tôi ( ko thhif cậu tớ, ban- tớ, bạn-mình :-j), xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

- văn minh trong giao tiếp, có vấn đề j giải quyết bằng lời nói, ko văng tục chửi bậy, ko đánh nhau...

quy chuẩn nào thì đưa ra nhé, hs văn minh :-j


Nêu tác hại của việc ứng xử kém văn minh:

Cách khắc phục: - Xử phạt nghiêm khắc
- áp dụng các quy tắc vào trong giao tiếp trong trường học ( cái này khó, phải để cho hs tự nhận thức đc cái đúng cái sai :-j)

*ba chấm*
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài :
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III. Kết bài :
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Một vài số liệu thực tế:
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.


à bạn ơi bài 1 nhớ thêm cái nguyên nhân nhé :)
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Trong nhiều tháng qua, thế giới mạng xôn xao về những clip nữ sinh đánh nhau, chơi bài cởi nút áo… hay những bài báo đưa tin “đều đặn” về những hành vi bạo lực học đường khác: hs đánh thầy hiệu trưởng, bảo vệ hành hung hs, các “băng nhóm” thanh toán lẫn nhau…
Một lần nữa, vấn đề “trồng người” lại được đưa lên bàn cân báo động
Câu hỏi tôi muốn đặt ra không phải tìm ra người chịu trách nhiệm mà là chúng ta sẽ giải quyết tình trạng này như thế nào?

1. Đã có lúc tôi thầm nghĩ, giá như con gái thời nay cứ như thời phong kiến thì có phải tốt hơn không? Lễ giáo phong kiến với tam cương ngũ thường làm con người mất đi quyền tự do thật đấy nhưng cũng còn tốt hơn lối sống sa đọa, buôn thả, vô tổ chức như nhiều teen girl hiện nay.
Xem qua đoạn clip trên youtube về vụ nữ sinh ở HN đánh nhau, tôi không khỏi buồn lòng, hổ thẹn cho những “yểu điệu thục nữ”. Điều đáng buồn hơn là vụ “thanh toán” đó có rất nhiều “khán giả” xung quanh. Phải chăng, họ muốn đóng tốt vai trò “diễn viên quần chúng” của mình trong bộ phim mang tên BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.

2. Một mục tin vắn trên báo Thanh Niên (mấy ngày gần đây thôi) có nói về cô giáo A-một giáo viên lớp 4 đã xỉ vả, xúc phạm+hành hung cô giáo B(tổ trưởng tổ 4 cùng trường) khi cô B có những nhận xét không tốt về bài giảng của cô A. Kết quả: Cô A bị kỉ luật.
Thử hỏi, một giáo viên như thế thì đã dạy hs của mình như thế nào và những đứa bé ấy đã tiếp thu nó ra sao?

3.Bác bảo vệ là người bảo vệ sự an toàn cho hs ở trường học. Nhưng ở một trường THPT, hai người bảo vệ lại là kẻ hành hung học sinh với hậu quả là những thương tích nghiêm trọng. Lo sợ vì bị trả thù nên chẳng ai dám phản ánh sự việc trên với BGH, điều đó càng khiến tình trạng này kéo dài. Sau khi sự việc đưỡ phát giác, hai người bải vệ đã bị sa thải. Nhà trường đổ hết trách nhiệm sang công ty bảo vệ. Nhưng tôi thầm nghĩ, chả nhẽ việc hs bị đánh ngay trong phòng bảo vệ bằng DÙI TRỐNG, THANH SẮT mà BCH Đoàn hay BGH chả ai biết hay sao?

Ba câu chuyện trên chỉ phản ánh được một phần vấn đề bảo lực học đường ở các khía cạnh: giữa hs với nhau, giữa gv với nhau và giữa nhà trường với học sinh. Những câu chuyện này chắc chắn bạn đã từng đọc (hoặc nghe qua). Nhưng vì sao tôi lại post lên đây???? Tôi muốn mọi người cùng đọc, cùng suy nghĩ, không phải để chê cười hay lên án “nhân vật chính” trong các tình huống đó. Mà là đọc để cùng suy ngẫm, thử xem bạn có thể lam gì, làm như thế nào để đẩy lùi cái bóng đen của NẠN BẠO LỰC trong nhà trường

Cái vốn văn của tôi còn khá ít ỏi; thực sự chưa nói lên được hết nhũng suy nghĩ của mình. Nhưng tôi nghĩ, sẽ có nhiều người hiểu được tâm trạng của mình J
Tôi nghĩ, có lẽ, cái NẠN này vẫn còn dài lắm, khó mà chữa nỗi
Nhưng để ngăn cản nó phát tán thì còn rất nhiều cách mà thiết thực nhất là tình cảm bạn bè trong sáng. Tôi tin rằng, sự chân thành của tình bạn sẽ là đơn thuốc hữu hiệu nhất cho căn bệnh BẠO LỰC quái ác


Bài làm cũ của tớ. Cậu có thể tham khảo :)
 
D

donghxh

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược mất dần nhân tính.trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, ý thức rõ ràng về hành động vàthiên đường cũng do chính ta tạo nên hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải Nhận thức rõ vai trò sứclà bắc cực mà là nơi không có tình thương mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 
C

cobedungcam_247

Mình thấy dàn ý của bạn Donghxh rất chi tiết và toàn diện,bạn khai thác triệt để các khía cạnh của vấn đề của tình trạng bạo lực học đường hiện nay và cả so sánh liên hệ nưã ....Nói chung ng nghe hoàn toàn thuyết phục
Bravo bạn ^^^^
 
Top Bottom