[Văn 11] Bài TLV số 1

H

huynhnguyen144

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp.'' Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

2/ Con ơi! lấy sách vở làm khí giới,lấy lớp học làm quân đội,lấy thế giới làm bãi chiến trường,coi sự ngu *** là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn,con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát" Suy nghĩ của anh chị

Cho tớ cái bài làm hoàn chỉnh hoặc dàn ý để tham khảo với T_T T5 nộp rồi mà h trong đầu ko có ý tưởng gì hết

Chú ý cách viết tiêu đề!
[ Lớp ] + nội dung
Baby!
 
Last edited by a moderator:
B

bongbottuyet

Đề 1)
MỞ BÀI: Sinh thời,Bác Hồ của chúng ta đã từng có một nhận định vô cùng tiến bộ về công cuộc xây dựng đất nước mà đến tận bây giờ,toàn dân ta vẫn đang cố gắng phát huy thực hiện,Bác dạy:"Hiền tài là nguyên khí quốc gia,nguyên khí thịnh thì đất nước càng mạnh và lớn lao.Nguyên khí suy thì thế nước yếu,càng xuống thấp".Đó là một suy nghĩ đúng đắn và tiến bộ.

THÂN BÀI: Giải thích"hiền tài" là gì?=>Người tài giỏi,hiểu biết;có đức,có tài,mong muốn cống hiến cho tổ quốc,trung thành với đất nước...
"Nguyên khí quốc gia"=>Yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự hưng vượng,phát triển của một nước,là nền tảng,cốt lõi rất cần thiết trong công cuộc xây dựng đất nước.
-Một đất nước muốn tiến bộ ,văn minh thì cần có những hiểu biết rộng rãi,bắt kịp bước đà công nghệ hiện đại của toàn nhân loại->Để được như vậy,đất nước đó cần lực lượng những con người tài giỏi,tiến bộ đông đảo,chung tay xây dựng đất nước.
-Cũng chính vì thế mà nhà nước ta -trên đà củng cố,xây dựng tổ quốc,học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang rất nổ lực quan tâm,bồi dưỡng nguồn nhân lực.
-Song song với đó,việc giáo dục ,dạy dỗ thế hệ trẻ trở thành vấn đề vô cùng quan trọng,bức thiết.
-Xã hội nhiều người tài giỏi sẽ trở nên văn minh,tiến bộ,có nhận thức,mọi người ra sức chung tay,cống hiến vì tổ quốc với những ý kiến hay,mới mẻ,cần thiết giúp chính quyền khắc phục những lỗi,hướng đi sai,tạo tiền đề vững chắc chỉ hướng,soi đường cho nhân dân Việt Nam hội nhập cùng thế giới,tiếp thu những cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Một đất nước mà mỗi công dân ai ai cũng có hiểu biết,cũng tiến bộ thì xã hội đó rất vững mạnh,phát triển kéo theo sự đi lên của toàn đất nước.
-Ngược lại,nếu đất nước toàn những kẻ ngu ***,lạc hậu thì nước đó sẽ thật nghèo nàn ,chậm phát triển,kém hiểu biết,không bắt kịp những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới,dần dần tụt lại phía sau so với các nước khác và không thể tồn tại được ,sớm muộn rồi cũng rơi vào vòng khủng hoảng,xuống cấp mà cho dù có cố gắng đến mức nào đi nữa cũng không cứu vớt được tình hình.
-Vì thế mà việc xây dựng đất nước rất cần đưa công cuộc bồi dưỡng nhân tài lên làm đầu nhất là đối với thế hệ trẻ-tương lai của đất nước.
KẾT BÀI :
Tóm lại,nguồn nhân lực tài giỏi,tiến bộ,hiểu biết là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước.Mỗi chúng ta ,là những thế hệ nối tiếp của tương lai ,ngay từ bây giờ cần có một thái độ học tập thật tốt,nghiêm túc để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội,góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước,xứng đáng với kì vọng,sự hi sinh của ông cha ta ngày trước.
Mình làm còn thiếu sót mong các bạn thông cảm và chọn lọc, bổ sung thêm để có một bài viết hoàn chỉnh.Chúc các bạn học tốt!
 
H

hocmai.nguvan

bongbottuyet: em xem lại giúp chị câu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia...là trong tác phẩm nào và của ai nhé?
Có phải của Bác không em?
 
H

huynhnguyen144

Đề 1)
MỞ BÀI: Sinh thời,Bác Hồ của chúng ta đã từng có một nhận định vô cùng tiến bộ về công cuộc xây dựng đất nước mà đến tận bây giờ,toàn dân ta vẫn đang cố gắng phát huy thực hiện,Bác dạy:"Hiền tài là nguyên khí quốc gia,nguyên khí thịnh thì đất nước càng mạnh và lớn lao.Nguyên khí suy thì thế nước yếu,càng xuống thấp".Đó là một suy nghĩ đúng đắn và tiến bộ.

THÂN BÀI: Giải thích"hiền tài" là gì?=>Người tài giỏi,hiểu biết;có đức,có tài,mong muốn cống hiến cho tổ quốc,trung thành với đất nước...
"Nguyên khí quốc gia"=>Yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự hưng vượng,phát triển của một nước,là nền tảng,cốt lõi rất cần thiết trong công cuộc xây dựng đất nước.
-Một đất nước muốn tiến bộ ,văn minh thì cần có những hiểu biết rộng rãi,bắt kịp bước đà công nghệ hiện đại của toàn nhân loại->Để được như vậy,đất nước đó cần lực lượng những con người tài giỏi,tiến bộ đông đảo,chung tay xây dựng đất nước.
-Cũng chính vì thế mà nhà nước ta -trên đà củng cố,xây dựng tổ quốc,học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang rất nổ lực quan tâm,bồi dưỡng nguồn nhân lực.
-Song song với đó,việc giáo dục ,dạy dỗ thế hệ trẻ trở thành vấn đề vô cùng quan trọng,bức thiết.
-Xã hội nhiều người tài giỏi sẽ trở nên văn minh,tiến bộ,có nhận thức,mọi người ra sức chung tay,cống hiến vì tổ quốc với những ý kiến hay,mới mẻ,cần thiết giúp chính quyền khắc phục những lỗi,hướng đi sai,tạo tiền đề vững chắc chỉ hướng,soi đường cho nhân dân Việt Nam hội nhập cùng thế giới,tiếp thu những cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hoá nhân loại.
-Một đất nước mà mỗi công dân ai ai cũng có hiểu biết,cũng tiến bộ thì xã hội đó rất vững mạnh,phát triển kéo theo sự đi lên của toàn đất nước.
-Ngược lại,nếu đất nước toàn những kẻ ngu ***,lạc hậu thì nước đó sẽ thật nghèo nàn ,chậm phát triển,kém hiểu biết,không bắt kịp những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới,dần dần tụt lại phía sau so với các nước khác và không thể tồn tại được ,sớm muộn rồi cũng rơi vào vòng khủng hoảng,xuống cấp mà cho dù có cố gắng đến mức nào đi nữa cũng không cứu vớt được tình hình.
-Vì thế mà việc xây dựng đất nước rất cần đưa công cuộc bồi dưỡng nhân tài lên làm đầu nhất là đối với thế hệ trẻ-tương lai của đất nước.
KẾT BÀI :
Tóm lại,nguồn nhân lực tài giỏi,tiến bộ,hiểu biết là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước.Mỗi chúng ta ,là những thế hệ nối tiếp của tương lai ,ngay từ bây giờ cần có một thái độ học tập thật tốt,nghiêm túc để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội,góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước,xứng đáng với kì vọng,sự hi sinh của ông cha ta ngày trước.
Mình làm còn thiếu sót mong các bạn thông cảm và chọn lọc, bổ sung thêm để có một bài viết hoàn chỉnh.Chúc các bạn học tốt!

Cảm ơn bạn nhé, nhưng câu trên là của Thân Nhân Trung, ko phải Bác Hồ dâu ;);)
 
C

cuimuoimuoi_1969

Con ơi! lấy sách vở làm khí giới,lấy lớp học làm quân đội,lấy thế giới làm bãi chiến trường,coi sự ngu *** là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn,con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát" Suy nghĩ của anh chị
Nội dung chính của câu nói:

-Cố gắng học thật giỏi trong lớp (với sách vở trên tay) để đấu tranh với sự ngu *****, cũng giống như dùng vũ khí để lên chiến trường chiến đấu với kẻ thù xâm phạm đất nước
-Mong muốn thế hệ đi sau biết noi gương, học tập ông cha ta đi trước, học tập truyền thống anh hùng của dân tộc ta
-Câu nói thực hiện biện pháp so sánh như vậy nhằm nâng cao tầm quan trọng của của việc học tập trong thời đại ngày nay. Nếu như ngày xưa điều quan trọng nhất là đấu tranh và kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc thì hôm nay cố gắng học tập, cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng đi lên, "sánh vai với các cường quốc năm châu" là điều cần thiết nhất.
...

Đó là ý kiến của riêng tớ :) . Thân
 
N

nguyengiahoa10

1/ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp.'' Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
tham khảo:
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-113419.html

Nguồn:sưu tầm:
Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông ghi nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp.” Theo tôi hiểu, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đấy chính là khát vọng của cả dân tộc.
Nếu nói theo nghĩa đen của Đông y, “nguyên khí” không mùi, không màu, không vị nhưng con người không có nguyên khí là con người chết. Nguyên khí chính là sức sống của mỗi quốc gia. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tôi đã được các thày cô dậy về lòng tự hào quê hương Thái Bình đã sản sinh ra nhà bác học, nhà giáo Lê Quý Đôn, ông đã có những nhận định trở thành chân lý cho mọi thời đại “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” có nghĩa là đất nước muốn hưng vượng phải nhờ vào trí thức.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức cho đến nay vẫn chưa định hình. Hiền tài đương nhiên là trí thức. Người xưa, quan niệm trí thức là người được học rộng, biết nhiều, có trình độ đào tạo cao hơn mặt bằng chung của xã hội. Theo từ điển :”Trí thức là người sử dụng trí tuệ làm việc, nghiên cứu, phản ánh, dự đoán hoặc để hỏi và trả lời các các câu hỏi liên quan hàng loạt những ý tưởng khác nhau”. C.Mac định nghĩa :” Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.

Ngày nay, theo quan điểm chính thống, trí thức là những người lao động trí óc. Thái độ của trí thức là thước đo sự tiến triển của chế độ. Gs Cao Huy Thuần đại học Picardie (Pháp) định nghĩa :“Ai đánh thức không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức bất kỳ họ là ai”. J.P.Sartre, triết gia lừng danh người Pháp đã nói “Nếu ai đó chế tạo ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết ngươi ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Đông-Tây, kim-cổ người có thực tài và là người trí thức chân chính đều có “mẫu số chung” trong cách ứng xử với xã hội và tầng lớp cầm quyền. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. Thời Tam quốc chí, Lưu Bị được lên làm vua cai trị nước Thục nhờ sáng suốt biết thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Điển hình là ông đã 3 lần thực tâm cầu hiền, không quản đường xa, khẩn cầu Khổng Minh một nhân tài đa mưu, túc kế ra phò tá làm quân sư. Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên có công thống nhất đất nước nhưng cai trị đất nước bằng bạo quyền, đốt sách, không coi trọng trí thức chỉ được thời gian ngắn đất nước lại hỗn loạn, phân ly.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dạy, hòa đồng cùng với nhân dân xả thân vì nghiệp lớn. Bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt xác định chủ quyền của đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay bản hùng văn lịch sử của Nguyễn Trãi :”Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các tiền nhân biết coi trọng và sử dụng trí thức là các nhà quân sự, nhà tư tưởng chiến lược của thời đại.

Mặc dù, chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường nhưng các bậc trí thức hiền tài khi thấy ý kiến của mình không được Vua tôn trọng, đã sẵn sàng rũ áo, từ quan về ở ẩn. Ông Chu Văn An nổi tiếng là bậc Thánh hiền, ngay khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối làm quan, không màng danh lợi về quê mở trường dạy học có nhiều môn sinh. Vua Trần Minh Tông biết tài của Chu Văn An mời ông vào triều dạy học cho thái tử và các con đại thần. Đến đời vua Trần Dụ Tông thấy nhiều đại thần xung quanh Vua là nịnh thần, tham quan, nhà giáo Chu Văn An đã dũng cảm dâng sớ, hạch tội và xin chém 7 kẻ tội thần. Vua không nghe, ông liền treo ấn, từ quan về ở ẩn. “Thất trảm sớ” nổi tiếng của nhà giáo Chu Văn An vẫn còn được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Thời Vua Quang Trung, biết rõ Ngô Thời Nhậm có tật nhưng vẫn sử dụng vì biết ông ta có tài. Tiếc thay, bậc minh quân tài giỏi như vua Quang Trung lại đoản thọ nên nghiệp lớn vẫn còn dở dang.

Năm 1930, thời kỳ đầu của cách mạng, tư tưởng của một số người có thẩm quyền xuất phát từ nền kinh tế “tiểu nông” lạc hậu, nên đã ấu trĩ đề ra chính sách sai lầm coi trí thức như kẻ thù cần đả phá với khẩu hiệu “ Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thời thế tạo ra anh hùng. May mắn cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh xuất hiện với tư duy, tầm nhìn sáng suốt, khôn ngoan nhờ tích lũy và sàng lọc theo thời gian trong những năm tháng lăn lộn ở xứ người đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, một nhân tố cực kỳ quan trọng để gọi dạy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ bỏ cuộc sống “nhung lụa”, bất chấp hiểm nguy, vào bưng, ra chiến khu đi theo kháng chiến tiêu biểu như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hữu Thọ vv…Khi thành lập Chính phủ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có công thư “Tìm người tài đức” đăng báo để công khai, minh bạch vì Bác sợ rằng “không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thân”. Bác Hồ đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, thường là áp đặt, để dân chấp nhận.

Sau này, một số người có thẩm quyền với cách nhìn hẹp hòi, thiển cận về lý lịch, thành phần đã chuyên quyền, bỏ qua không đào tạo và sử dụng nhiều người có năng lực, và chí khí cần thiết cho công cuộc tái thiết đất nước. Họ chưa thấm nhuần lời dậy của Hồ Chủ Tịch: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý”. Ngày nay, cơ chế và tuyển chọn cán bộ vẫn còn “chuyên quyền”, dễ thấy nhất là sự hẹp hòi, thiển cận không dám dùng và không biết dùng những người có thực tài ngoài Đảng. Thời đại ngày nay, do nền kinh tế thị trường, những trí thức có năng lực thực sự và tự trọng cao, không còn chí thú theo đuổi, cố bám vào cái ghế quyền lực để tiến thân. Có những lúc các cụ ta phải kêu lên:

“Nhân tài như lá mùa thu
Tuấn kiệt như sao biển sớm”

Đó là lúc báo hiệu đất nước sẽ suy vong, lòng người ly tán. Bởi vậy, nhiều người cho rằng, nếu Đảng và Nhà nước không có cơ chế tuyển chọn công khai, minh bạch (trí thức thích thi thố tài năng) và chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc thích hợp thì rất khó tuyển chọn được những người hiền tài cho đất nước. Người được tuyển chọn trong vòng luẩn quẩn “chuyên quyền” đó, dễ dẫn đến một số người lọt vào “mắt xanh” của Đảng nhưng lại không đủ tâm và tầm để sử dụng nguồn nhân lực có trí tuệ, người giúp việc tài giỏi hơn mình.

Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả.
 
Top Bottom