đề 2
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, kiêu bạc, hào hoa và cái tôi cô đơn, bế tắc trước thời cuộc.
- Có thể thấy nhà thơ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định mình.
2. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ.
- Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính.
- Cảm xúc bộc lộ thoaỉ mái, tự nhiên, phóng túng.
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do…
Phân tích cái tôi trong bài này bạn nên chú ý những đoạn tự ca ngợi mình của Tản Đà, ca ngợi nhưng không hợm hĩnh, đọc giống như là ông đang đùa giỡn. Và chính những đoạn ca ngợi, những đoạn "chảnh" đó cũng có giá trị nghệ thuật rất cao.
Như khi kể về ông trời lúc nghe Tản Đà ngâm thơ có mấy câu:
- "Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua".
Sự khiêm tốn của Tản Đà lại pha cái ý đùa giỡn, ngạo mạn:
"Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên."
Ông tự khen mình kể cũng không quá, giai điệu đoạn này đúng là có cái khí "hùng mạnh như mây chuyển"
Tiếp theo, Tản Đà tự xưng tên ra, như vậy cũng là 1 cái ngông trong văn chương:
"- "Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt".
Tản Đà vừa kiêu vừa ngạo, nhưng lại thích đùa bỡn với mọi chuyện, kể cả chuyện nghèo khó và đùa giỡn cả với ông trời.