Hai từ “sành điệu” đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta quen thuộc đến nỗi thậm chí nó còn được coi như câu của miệng của một số người: “chuyện, sành điệu mà” hay “sành điệu mới là tôi”… Nói đến sành điệu, thường ta chỉ nghĩ về mặt vật chất tức là cái bề ngoài của một con người như dùng điện thoại di động “xịn”, ăn mặc “style”, dám chơi trội… mà ít ai quan niệm phải “sành điệu về mặt tâm hồn. Chẳng hạn như chúng ta không nói một người đã vượt lên thử thách của cuộc sống là: “Anh thật là sành điệu!”. Mặc dù đó có thể là một lời khen nhưng người nghe lại không nghĩ như vậy. Đom giản vì từ “sành điệu” thâm nhập trong cuộc sống của chúng ta được hiểu chủ yếu theo nghĩa đen của nó, túc là anh phải là người ăn mặc hợp mốt, đi trước mốt mới được gọi là “sành điệu”. Quan niệm sành điệu này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ. Vì với giới trẻ, sành điệu là cách để thể hiện đẳng cấp “pro”, để tự hào vì mình là một con người thời thượng. Hơn nữa tâm lí của tuổi trẻ là ham thích những cái mới, cái lạ nên họ tiếp thu “mốt” rất nhanh. Cứ thế như những con vi rút, các kiều mốt lan truyền trong cộng đồng “teen”, đánh vào tâm lí của họ tạo nên lối sống sành điệu.
“Quê rồi, sành điệu thời nay là phải ăn mặc như tao đây này”. Tôi choáng váng khi nhìn cô bạn mới 17 tuổi của mình, mặc thứ quần bò rách lỗ chỗ, túi dây lằng nhằng những xích, đi giầy cao gót 7 phân, chưa kê tóc tai xoã xượi với kiểu làm xoăn chẳng giống ai. Sành điệu kiểu ấy nói thật tôi xin kiếu. Nếu sành điệu mà chỉ khiến người nhìn thấy phản cảm, sành điệu mà biến mình thành một người kì lạ thì đó là sành điệu “dởm”. Sành điệu cũng không đồng nghĩa với việc dùng đồ đắt tiền, xài hàns hiệu theo phương châm của giới trẻ ngày nay: “Ản chơi sành điệu – dùng hàng hiệu – tiêu tiền triệu”. Muốn gây ấn tượng cho người khác khòng nhất thiết là bạn phải đeo kính hiệu Gucci (mà giá thấp nhất cũng là 100 đến 300 đô), đeo đòng hồ Swatch, dùng túi xách hàng hiệu LV hay mặc quần áo D&G chính hãng… Bởi đôi khi nó còn trở nên kệch cỡm nếu người dùng nó không biết cách phối hợp thời trang. Sành điệu như thế đối với nhiều “teen” mà nói là quá sức với hoàn cảnh gia đình. Cho nên, mới có nhiều bi kịch xung quanh chuyện teen “lỡ sành điệu” mà không dám trở lại là con người thật của mình vì sợ bạn bè chê cười. Đừng để mình trở thành một “trưởng giả học làm sang” trong vở kịch nổi tiếng của Mô-li-e bạn nhé!