[VĂN 10] Về một số đoạn trích trong Truyện Kiều

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Nối tiếp những đoạn trích trong Truyện Kiều từ chương trình Ngữ văn lớp 9, ở lớp 10 các em sẽ được học thêm 3 đoạn trích nữa đó là: Trao duyên, Nỗi thương mình và Chí khí anh hùng.
Truyện Kiều là một tác phẩm truyện bằng thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam được Phạm Quỳnh đánh giá là "quốc hồn, quốc tuý" của dân tộc. Tuy vậy, để có thể hiểu được Truyện Kiều và cảm được Truyện Kiều không phải đơn giản.
Với mục đích giúp các em hiểu rõ hơn về Truyện Kiều cũng như 3 trích đoạn trong chương trình Ngữ văn 10, chị mở topic để các em có thể trao đổi, và bàn luận về tác phẩm cũng như 3 đoạn trích. Hi vọng rằng sau topic này chúng ta sẽ có những tri thức bổ ích về tác phẩm kinh điển này!
 
N

nghgh97

"Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể là nhà,
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau, vội gì!"


Phần in đậm đó thầy em giảng rằng đó là sự tin của người anh hùng. Nhưng em thì nghĩ đây là tự cao thì đúng hơn, từ trước đến nay chưa từng ai dám mơ chỉ 1 năm mà có thể hoàn thành nghiệp lớn được. Và trong lời nói của Từ Hải thì em cũng thấy nó mơ hồ, không có hoạch định gì thật sự, em thấy nó giống mơ tưởng viễn vông rồi bỏ nhà ra đi tìm cái ảo vọng. Chị giải thích giúp em ạ :)
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Với đoạn thơ trên thì chị lại có ý kiến giống với ý kiến của thầy giáo em và chị nghĩ các thầy cô đều dạy như vậy.
Tại sao lại hiểu đó là sự tự tin mà không phải là sự mơ tưởng, viển vông?
Từ Hải trong Truyện Kiều là một người anh hùng "Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài", một người giỏi võ lại có chí khí, lấy việc nghĩa làm trọng thì sao có thể mang tính cách và phẩm chất của một người có suy nghĩ mơ tưởng, viển vông được em? Điều này là không logic.
Từ Hải là người có tài, đó là nền tảng cho mọi sự thành công và thành công lại là nền tảng cho sự tự tin.
Như vậy rõ ràng ở đây, không thể hiểu đó là sự mơ tưởng, viển vông được em nhé!
 
  • Like
Reactions: Vũ thị khuyên
D

dohuyen123

Hihi, đúng rùi í!
Chị hocmai.nguvan nói đúng đấy, đã gọi là anh hùng thì người ta thường biết lượng sức mình, không có chuyện suy nghĩ viển vông đâu cậu.
Có chăng chỉ là 1 chút tự kiêu thôi, nhưng mình nghĩ ở đây Từ Hải là người tự tin vào tài năng và bản lĩnh của minh.
Ở trường mình thầy cô cũng dạy thế mà. hi
 
D

dohuyen123

Chị ơi, ngày trước em thấy chị gái em học còn có đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, nhưng giờ bọn em không được học. Em lại rất thích đọc Truyện Kiều nhưng chưa có dịp mua sách, chị có thể trích dẫ giúp em đoạn trích đó được không ạ?
Em cảm ơn chị! :)
 
H

hocmai.nguvan

Đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều đây em nhé:
"Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi,
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường."
 
T

tiemnguyen

Chị ơi, em thấy có bản ghi là: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san????
Thế là nhốm hay nhuộm ạ?
Hai từ này có gì khác nhau không ạ?
Em cảm ơn chị!
 
T

taronk97

Ai chỉ giùm mình 12 câu đầu bài trao duyên của nguyễn du với. tuần sau thi học kỳ rồi :((
 
H

hocmai.nguvan

Em có thể tham khảo dàn ý dưới đây nhé:
1.Mở bài: Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820 là một đại thi hào của dân tộc,tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền,huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.Ông sinh ra trong 1 gia đình phong kiến quý tộc và sống trong 1 giai đoạn lịch sử đầy biến động.Nguyễn Du đã từng chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ sang Trung Quốc Nguyễn Du đã sáng tác nên kiệt tác '' Truyện Kiều ''
"Trao Duyên" là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ,dan dở tình yêu TK và KT, và nỗi đau tột cùng của Kiều về số phận bi thương của đời mình,đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của con người cũng như khát vọng hạnh phúc của con người trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ:
Cậy em em có chịu lời

..................

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
2.Thân bài:
a/ Giới thiệu chung: sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em '' Tờ hoa đã kí, cân vàng mới trao''.Ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh ra đi. Đêm ấy, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng."Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn" nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bây giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho KT
Đoạn trích có vai trò quan trọng như một bản lề khép mở 2 phần đời đối lập của Kiều là hạnh phúc và đau khổ. Không chỉ thương chị Thúy Vân còn rất hiểu lòng chị, có lẻ vì vậy mà chuyện tình duyên vốn dĩ rất khó trao, khó nhận nhưng đã đc Thúy Kiều thuyết phục một cách rất thấu tình đạt lí để mở đầu cho cuộc trao duyên đầy đau đớn
b/ phân tích: Lời mở đầu của Kiều hết sức thông minh và sắc sảo
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Trong tình thế: ''hở môi ra cũng thẹn thùng/ để lòng thì phụ tấm lòng với ai'' nên mở đầu cuộc trao duyên Kiều phải lựa chọn một cách nói, một cách xưng hô đặc biệt. Bởi vậy Kiều không nói nhờ em mà lại nói cậy em. Bởi vì chữ cậy bao hàm cả niềm hi vọng thiết tha của 1 lời trông cậy có ý nghĩa, nương tựa tin tưởng mối quan hệ ruột thịt gửi gắm nỗi khẩn khoản thiết tha.Kiều nói "em có chịu lời" chứ không nói " em có nhận lời " ngoài lí do từ chịu lời mang sắc thái bắt buộc, Kiều muốn em không đc từ chối lời đề nghị của mình mà còn bởi vì Kiều cảm thấy đây là một sự hi sinh lớn lao của em, vì em phải kết duyên với người yêu của chị.Cách nói như thế phù hợp với tâm trạng,hoàn cảnh van nại khẩn thiết của Kiều, tư thế " lạy, thưa " là tư thế của một lời chịu ơn với ân nhân của mình, bởi Thúy Vân phải thay Thúy Kiều hi sinh tình duyên của mình mà giúp chị nối duyên chàng Kim, việc làm đó mang ơn em rất lớn.Kiều đã tạo một bầu không khí trang nghiêm, trịnh trạng vừa tình vừa lễ buộc Thúy Vân không thể không nhận lời.Với cách dùng từ khéo léo và sắc thái chỉ qua hai câu đầu, Nguyễn Du đã mở đầu cuộc Trao Duyên đầy hồi hộp trang trọng đồng thời thể hiện đc hoàn cảnh éo le tâm trạng khẩn thiết bế tắc của Kiều
Sáu câu tiếp theo Kiều kể lại vắng tắc mối tình của nàng với KT
Giữa đường dứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể Từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Đoạn thơ ngắn gọn hướng vào những chuyện riêng tư tình yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch. Có thể nói mối tình của Kiều Và KT đang đến đọ say dắm nhất, nồng nàn nhất thì cơn gia biến ập đến với Kiều, vì thế Kiều đành phải phó thác cho em, vì Kiều cũng rất thấu hiểu cảm giác thiệt thòi của em: "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Kiều phó mặc cho em dang dở hay không em cũng phải gánh vác, chắp mối cho chị. Có thể nói lời Kiều mang giọng điệu sắc thái dứt khoác, nghiêm trang và mang nhiều sức nặng nhưng cũng rất nghẹn ngào đau xót
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất Kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Có thể nói sự trùng điệp của ba từ:" khi gặp- khi ngày - khi đêm " đã nói đến sự thề ước sâu nặng không thể nuốt lời, càng khẳng định tâm trạng bế tắc của Kiều. Mối tình Kim- Kiều đang mặn nồng cơn gia biến ập đến Kiều buộc phải hi sinh chữ tình vì "chữ hiếu", thậm chí hi sinh cả tấm thân trong trắng ngọc ngà của mình để cứu cả gia đình. Kiều đã nói ra cái cái lí của mình và hi vọng em sẽ thấu hiểu tâm trạng bi kịch của mình
Tám câu thơ đầu ngoài lời trao duyên Kiều chủ yếu nói về nỗi bất hạnh của mình nhưng để trao duyên Kiều phải chọn những lời lẽ thuyết phục
Bốn câu tiếp theo Kiều thuyết phục em bằng cả lí lẫn tình
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Từ " ngày xuân" mang tính ước lệ có ý chỉ tuổi trẻ của người con gái, Kiều muốn nói tuổi trẻ của em còn dài, và vì "tình máu mủ" giữa chị và em mà thay lời nước non giúp chị. Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha vì người thân. Nếu được mãn nguyện thì dẫu Kiều chết đi dưới chín suối cũng hả dạ vì có được tiếng thơm là người có tình có nghĩa
Có thể nói đoạn thơ sử dụng khá nhiều thành ngữ, lời lẽ, ý vị kín đáo, vẹn tình.Người nhận có ba lí do không thể khước từ, trước hết Kiều và Vân không cách nhau về tuổi tác, thứ hai lại càng thuyết phục hơn Kiều đang nhờ Vân một điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì chỉ có tình cảm chị em máu mủ mới dễ dàng đồng cảm chấp nhận cho nhau . Lý do thứ 3 nghe như 1 lời khẩn cầu đầy chua xót
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Đó không hẵn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí nó như 1 lời trăn trối và không ai có thể nhẫn tâm từ chối lí do người thân sắp rơi vào hoàn cảnh khôn lường bất trắc. Người ta nói Nguyễn Du là người sâu sắc hiễu đời là ở những chỗ như vậy
3/Kết bài
Đoạn trích đã bộc lộ nỗi đau tình yêu và số phận bi kịch của nàng Kiều.Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và cả vẻ đẹp tâm hồn của Kiều một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn đã được thể hiện một cách tinh tế và tỏa sáng lấp lánh
ST
 
  • Like
Reactions: ThuyLinhS2...
T

tiemnguyen

Chị ơi, cho em hỏi chút. E có đọc topic phần giải ô chữ của chị, chị có nói đến cuộc bút chiến giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh, chị có thể nói rõ hơn cho em được không ạ?
Tại sao ông Ngô Đức Kế lại cho Truyện Kiều là chuyện phong tình có hại????
 
  • Like
Reactions: ThuyLinhS2...
P

phnglan

muốn góp ý :Mloa_loa:​

em cũng biết là chị hocmai.nguvan đã có một số bài về truyện kiều như trên

nhưng em muốn bổ sung thêm mấy bài đó, em sẽ xây dựng đó như là những khung xương ( đầy đủ tác giả, tác phẩm, nội dung của những khổ thơ, câu từ cần lưu ý để phân tích) khi mọi người đọc sẽ nắm được ý và chỉ cần đắp thịt vào cái khung xương đó là hoàn chỉnh.

 
P

phnglan

nội dung:
- giới thiệu về nguyễn du:
+ cuộc đời
+ sự nghiệp văn học
- trao duyên

- nỗi thương mình

- chí anh hùng

- bổ sung:
+ thề nguyền
+ truyện kiều
 
Top Bottom