[Văn 10] Văn biểu cảm

S

stary

C

conan99

những hình ảnh "lặn lội thân cò.... quãng vắng.... eo sèo mặt nước....đò đông.." thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó..... Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng "con cò" và từ đó nó đi vào văn thơ như một "công thức ngôn từ" truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

"thân còn lặn lội bờ ao
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"......


hình ảnh "con cò" trong "thương vợ" tảo tần chăm lo cho "5 con với 1 chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên. và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong XH phong kiến không phải k có, cũng k fải ít... song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm k phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm đc.....

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "thương vợ" của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho 5 con-1 chồng. Một tay người phụ nữ ấy "quanh năm buôn bán", "năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp dược cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay! hi hi...
những hình ảnh "lặn lội thân cò.... quãng vắng.... eo sèo mặt nước....đò đông.." thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó..... Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng "con cò" và từ đó nó đi vào văn thơ như một "công thức ngôn từ" truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng.

Bài thơ với cái nhìn táo bạo (xét riêng trong thời kì phong kiến lúc bấy giờ), nhưng cũng là một nét mới đáng yêu trong dòng văn học cổ. Tú Xương đã sử dũng những điển cố trong ca dao và đưa vào tác phẩm một cách rất khéo léo:

"thân còn lặn lội bờ ao
gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"......


hình ảnh "con cò" trong "thương vợ" tảo tần chăm lo cho "5 con với 1 chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên. và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... cái cảm giác bâng khuân day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong XH phong kiến không phải k có, cũng k fải ít... song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm k phải là dễ. Thế nhưng Tú Xương đã làm đc.....

Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "thương vợ" của Tú Xương mà bạn đang hỏi. Ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương thương và bao dung như vậy! Bạn có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho 5 con-1 chồng. Một tay người phụ nữ ấy "quanh năm buôn bán", "năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp dược cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này để mà học ngày hôm nay! hi hi...

--------------------------------------------------------------------------------
 
C

conan99

Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn.”
Hai câu thơ vẽ lên một khung cảnh rất thật mà cũng chứa chan bao nỗi niềm của tác giả. Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình trong đêm vắng thì quả là một sự bất hạnh. Con người ta chỉ uống rượu vì hai mục đích: Một là để sẻ chia và hai là để để quên sầu. Sẻ chia là khi con ng` ta nhất định phải uống cùng bạn bè, đặc biệt là tri kỉ, để nói lên những nỗi lòng, tâm sự cho nhau nghe và nhận lại đc. sự cảm thông và thấu hiểu. Chẳng thế mà Nguyễn Khuyến từng viết:“Rượu ngon không có bạn hiền/Không mua không phải không tiền không mua”Còn khi muốn quên sầu, là lúc con ng` ta đang ở trong tâm trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có 1 ai để có thể chia sẻ nỗi niềm và ta chỉ còn biết tìm quên trong men rượu, một mình. Nhưng liệu chén rượu có làm tan đi bao nỗi cô đơn, tủi nhục trong lòng, hay Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống bao giọt sầu giọt tủi, như nuốt từng giọt đắng giọt cay. Chén rượu là chén sầu mà người uống chẳng thể đổ đi đươc mà chỉ có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà lại trở lại trong chính tâm trí mình. "Say lại tỉnh"_Uống rượu có thể say, nhưng sau cơn say người ta sẽ lại tỉnh. Tỉnh rồi, người ta mới nhận ra, hương rượu còn để lại vị đắng chát trên đầu lưỡi. Và những đau khổ, chua xót sau cơn say càng đc.nhân lên vạn lần. Cụm từ này đã cho ta thấy một vòng luẩn quẩn, đầy bế tắc rất đỗi xót xa của tác giả. Bà cứ bị đẩy qua đẩy lại liên hồi trong vòng tuần hoàn nghiệt ngã của số phận. Và ta nhớ đến một hình ảnh bẽ bàng tủi nhục của nàng Kiều ngày nào "Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa.." Đến câu thơ tiếp theo, nỗi đau lại tiếp tục được thể hiện rõ ràng và đậm nét. "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"_Có vẻ như Hồ Xuân Hương đã ngồi một mình bên chén rượu như thế đến hết đêm, đến tận khi “mặt trăng bóng xế”, nhường chỗ cho một ngày mới. Bà cứ ngồi uống rượu và ngằm trăng như vậy, như mong chờ một sự đồng cảm và sẻ chia. Nhưng bà đã nhìn thấy j`? Một sự đồng cảm chăng? Hay bà chỉ thấy số phận dở dang của mình đang hiện diện trong một vầng trăng khuyết? Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những ước mơ và hy vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức “khuyết chưa tròn”, một hạnh phúc không hề trọn vẹn,một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trỏ trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết ngày mai trăng sẽ lại khuết tiếp hay sẽ tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong nó một nỗi cô đơn, trống vắng.Và “bóng xế” đi kèm với trăng lại gợi nên một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trước tuổi thanh xuân đang mất đi. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như tuổi xuân của Xuân Hương đang dần mất đi mà tình duyên vẫn không được trọn vẹn. Hình ảnh mặt trăng là hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và đặc sắc, miêu tả chính xác và vô cùng sinh động ngoại cảnh mà cũng bộc lộ được tâm cảnh, những suy nghĩ, tâm tư đang hiện hữu trong lòng bà.
Nhưng dù có thất vọng, dù có đau xót, chán chường đến mức nào, Hồ Xuân Hương vẫn là một người phụ nữ đầy bản lĩnh. Và sâu thẳm trong tâm trí bà, dù yếu ớt đến đâu vẫn luôn lóe lên một ánh lửa khát khao, hy vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên thay đổi cuộc sống của mình. Hai câu thơ tiếp theo đã nói lên điều ấy:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn..”
Một hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội, đầy cựa động, giống như tính cách bướng bỉnh, hok chịu khuất phục điều j` của chính tác giả vậy. Ở Hồ Xuân Hương, sự buồn tủi bao h cũng gợi nên những phản ứng tik cực (giống mình :”>). Bà hok buông xuôi, hok đầu hàng mà lun cố gắng tìm cách để thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Hai câu thơ tửong như chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhưng chính đặc điểm của những cảnh vật đó đã đc. dùng để bộc lộ tâm trạng của con người. Hàng loạt động từ mạnh, đầy sắc thái biểu cảm như “xiên”, “đâm” được đảo lên đầu câu cùng với những bổ ngữ độc đáo, ấn tượng đi kèm với nó đã thể hiện rất rõ cảm xúc của bà. Rêu “xiên ngang”, dàn trải như bao phủ khắp cả mặt đất. Không phải xiên dọc hay xiên chéo j` kả mà phải là “xiên ngang”, những tảng rêu như chọc thủng mặt đất để đâm lên một cách đầy ngang tàng, ngạo nghễ. Đá “đâm toạc” chĩa lên nhọn hoắt đầy đe dọa như muốn xuyên thủng cả bầu trời. Và cũng chẳng phải đâm thủng hay đâm xuyên gì hết mà là “đâm toạc”, tảng đá dường như đã bị dồn nén tất cả những căm hậm, phẫn uất mà đâm thẳng lên, xé toạc tất cả những j` đang gò bó, áp đặt chúng. Chỉ là những cảnh vật bình thường, không có j` đặc biệt như rêu và đá, nhưng qua cái nhìn đầy ấm ức, bất mãn của tác giả, chúng đã trở nên vô cùng sống động. Cựa động, nổi loạn, phá phách, muốn đập tan những j` gò bó để đc. tự do vùng vẫy giữa đất trời, thiên nhiên hòa hợp với con người, đặc điểm thiên nhiên cũng chính là nỗi niềm của nhân vật. Và ta cũng thấy đc. tâm trạng phẫn uất của H2X với tuổi già và những luật lệ phong kiến cũng như số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà; những uất hận ây bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến không chịu nổi chỉ chực vỡ òa ra, bà khao khát muốn đạp tung tất cả, muốn lật đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào. Nhưng dù sao, bà vẫn chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì tất cả vẫn chỉ kết thúc trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn được nữa....Mặc dù ta vẫn phải công nhận, đây là một suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tư tưởng đi trước thời đại, một tính cách hoàn toàn khácc biệt so với những người phụ nữ thời bấy h. Đó là một bản lĩnh, một cá tính Xuân Hương đáng trân trọng...
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con..” Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng đã bị dập tắt trong sự chán chường, bất lực. Hồ Xuân Hương đã không thể vượt khỏi thân phận mình, vị thế nhỏ nhoi cô độc của mình trong xã hội. Kết thúc bài thơ là một sự cam chịu đc. thốt lên trong một tiếng thở dài ngao ngán. Bà đã phát ngán , đã chán lắm rồi cái vòng xoáy luẩn quẩn của số phận. Càng cố bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu, hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, càng chua xót. Thế thì còn cố gắng để làm j` nữa? “Xuân”, hình ảnh nổi bật trong câu thơ có thể là mùa xuân, cũng có thể là tuổi xuân của tác giả. những mùa xuân cứ đến và đi, dòng thời gian cứ chầm chậm chảy, cũng có nghĩa là tuổi xuân của bà đang tuột mất từng ngày. Và nỗi đau của bà lại càng đc. nhân lên gấp bội. Hai chữ “lại” đứng ở cuối câu chứa đựng biết bao sự ngán ngẩm nặng nề của bà khi cảm nhận tuổi xuân đang trôi đi từng ít một. Bà chán ghét số phận hẩm hiu của mình, chán ghét vòng tình duyên ngang trái lun đeo đẳng, chán ghét hạnh phúc ít ỏi đến nỗi gần như không tồn tại. “Mảnh tình”, một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình iêu vốn là một điều j` đó thật cao cả thiên nhiên (Haiz ), Nhưng tình iêu của H2X lại như một mảnh vỡ nhỏ bé đc. sẻ ra từ hạnh phúc của ng` khác. Tình yêu của bà rẻ mạt như một sự bố thí, như một thứ đồ vật đã qua sử dụng ng` ta vứt lại cho bà. Đau xót biết mấy, khi “mảnh tình” lại là một thứ đc. chia năm sẻ bảy mà bà chỉ đc. nhận duy nhất một mảnh “tí con con”. Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức tội nghiệp. Tình duyên như thế thì có để làm j`, chỉ cảng thêm tủi nhục đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. H2X ngang tàng thách thức đầy nổi loạn ở trên là thế, nhưng cuối cùng, tất cả vẫn chìm vào vô vọng trong sự bất lực tột cùng và chán chường mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi số phận của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là 1 bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông xuôi, muốn bỏ mặc tất cả cho số phận đưa đẩy, bà đã mất hết hy vọng.....Giọt nc’ mắt em...âm thầm buông rơi, đêm sầu đơn côi.....trong tim em ôm trọn một nỗi sầu bơ vơ.......đành khóc vậy thôi.....Liệu H2X có thể vượt qua tất cả để có thể trở lại là một ng` phụ nữ yêu đời mạnh mẽ không sợ j` cả như ngày nào? Đó vẫn là một câu hỏi còn dở dang của những thân phận phụ nữ đem thân đi lam lẽ, phận ng` mà hạnh phúc không bao h trọn vẹn mà chỉ nhỏ nhoi như 1 mảnh gg vỡ.....Câu thơ đã diễn trả đc. đỉnh đ? bi kịch của H2X và cũng là của n~ ng` fụ nữ thời bấy h...

:):eek:3*-:)8-X:khi (111)::khi (164)::khi (89)::khi (183)::khi (32)::khi (83)::khi (156)::p:p:p
 
C

conan99

Nói đến làng là nói đến đơn vị hành chính nhỏ nhất. Làng là nơi ta oe oe cất tiếng khóc chào đời, là tiếng võng kẽo kẹt trưa hè với lời ru ầu ơ của mẹ mà khi nhớ lại như nâng bước ta trên mọi nẻo đường. Làng với những hình ảnh tiêu biểu như cây đa, bến nước, sân đình, là lũy tre xanh bao bọc, là sừng sững một cổng làng hay ngào ngạt hương sen nơi ao làng. Những đêm trăng thanh gió mát, trai thanh gái lịch đi gánh nước ở giếng làng, hay tụ tập nơi đình làng. Họ gặp nhau và những lời tỏ tình thấm đẫm ánh trăng được nhen lên từ đó... tất cả trở thành nỗi thân thương, là ký ức về một niềm quê yêu dấu của mỗi con người.
Làng thân thương và gắn bó với mỗi người và vì vậy trong ca dao, dân ca trong thơ văn hay trong những bản tình ca đều thấp thoáng có bóng hình của làng.
Riêng về ca khúc, sự thể hiện chất làng đã thấm đẫm ở từng bài hát. Mỗi làng quê đều có những nét rất riêng thể hiện nét văn hóa của từng vùng miền. Sự thành công của các nhạc sỹ cũng chính là thể hiện những nét văn hóa đặc thù rất riêng đó.

Chúng ta bắt gặp hình ảnh một ngôi làng trong từng bài hát. Có thể cũng là những hình ảnh tiêu biểu đó nhưng mỗi bài lại có giai điệu riêng, không thể nào trộn lẫn. Cũng là dòng sông, là cây đa, bến nước là lũy tre xanh, là "mái tranh ơi hỡi mái tranh, qua bao mưa nắng mà thành quê hương" nhưng mỗi bài là bức tranh thật sự sống động, thực sự riêng biêt.
Bài Làng tôi của Chung Quân vẽ nên một ngôi làng rất đẹp: Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam, Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau, Bóng tre ru bên mấy hàng cau, Đồng quê mơ màng...

Bài Làng tôi của Văn Cao, lại khác. Đây là một ngôi làng mà thấp thoáng sau lũy tre là những tháp chuông nhà thờ với tiếng chuông như nhịp đập của thời gian thả vào mênh mông những bãi dâu, đồng lúa: Làng tôi xanh bóng tre từng tiếng chuông ban chiều tiếng chuông nhà thờ rung, Đời đang vui đồng quê yêu dấu bóng cau với con thuyền, một dòng sông.
Bài Làng tôi của Hồ Bắc lại khắc họa nỗi nhớ của người con đi xa dõi mắt nhìn về phía làng mà ở đó hằn lên những nếp nhà trong nắng chiều thấp thoáng bên hàng tre cồn cào nỗi nhớ: Làng tôi sau lũy tre mờ xa, Tình quê yêu thương những nếp nhà,Làng tôi yên ấm bao ngày qua, Những chiều đàn em vui hòa ca, Làng tôi bát ngát cánh đồng mỗi khi thu sang nắng vàng bông lúa chín..
Bài Làng quan họ quê tôi của Nguyễn Trọng Tạo lại khắc họa về một làng cụ thể tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc bộ mà ở đó có những liền anh, liền chị "không lấy nhau, xin hẹn kiếp sau" với lời hẹn hò người ơi người ở đừng về: Làng quan họ quê tôi những chiều bao thương nhớ, tiếng ca đầu ngọn gió nón quai thao (ư) người ơi...

Nghe bài hát: Làng quan họ quê tôi.



Có thể nói, những ca từ trong các bài hát về làng đều có giai điệu đằm thắm, thân thương mà người viết đều muốn gửi gắm vào từng nốt nhạc. Hầu hết các nhạc sỹ đều bắt đầu bằng hai tiếng: Làng tôi, như một sự tự hào, một sự hãnh diện: Làng tôi đấy xin mời các bạn ghé thăm, làng tôi đấy, đẹp như vậy đấy...

Một góc làng quê Việt (Ảnh: Quốc Toản)
Những bài hát này nét nhạc chậm, tự sự, suy tưởng ở những đoạn đầu như để dẫn người nghe vào làng quê của mình.
Trong kháng chiến, những bài hát về làng đã theo những bước chân của chiến sỹ ra mặt trận. ở bất cứ đâu khi nhớ về quê hương, người thân họ đều hát về làng. Hát như một sự giải bày, hát như cho vơi đi nỗi nhớ nhà thao thiết.
Trong kháng chiến chống Mỹ, làng tôi là một binh trạm của bộ đội. Các anh hành quân vào chiến trường miền Nam đánh giặc. Đêm đêm làng đón các anh để tối hôm sau các anh lại hành quân ra trận. "Ngày nghỉ đêm đi" như điệp khúc của người lính để mấy tháng sau mới vào được mặt trận. Tôi vẫn nhớ có lần các anh được nghỉ tại làng mấy ngày để họp hành hay chỉnh quân gì đấy. Dù mệt mỏi nhưng nụ cười vẫn nở trên môi cùng khúc hát. Những ca khúc Làng được các anh hát rất hay, như là nỗi niềm, là tâm sự của người lính. Chính dạo đó tôi mới có điều kiện để biết nhiều bài hát về làng do các anh dạy cho.

Rồi tôi cũng vào bộ đội. Chính những bài hát về làng được chuyền như món quà của của người lính dành cho nhau. Lần đầu khi nghe bài Làng quan họ quê tôi, tôi bỗng da diết nhớ về làng quê của mình đến thế. Có lẽ đó cũng là lần đầu không được về tết vì nhiệm vụ phải ở lại đơn vị.
Ai đã từng xa quê vào dịp tết mới thấy trống rỗng thế nào về một chiều ba mươi, thấy canh cánh thế nào về thời khắc trời đất sắp đến giao thừa và cồn cào thế nào về sáng mồng một. Và người lính chỉ còn gửi gắm vào những bài hát về quê hương để mà vợi đi nỗi nhớ. Những tháng giêng mùa hát hội, những con sông làm bao xanh, những đình hồ bán nguyệt... tất cả hiện lên một vùng quê yêu dấu và đó cũng chính để tâm hồn mỗi người đều lắng lại...
Mỗi bài hát như một góc của bức tranh, có thể là một dòng sông uốn lượn, là mái nhà tranh thấp thoáng, là "rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt" hay cánh cò trắng chở nắng sang sông... tất cả, tất cả để hình thành nên bức tranh chung về quê hương đất nước Việt Nam yêu dấu

:p:p:p@};-:confused:o=>o=>:p:p;);):D:D:D
 
Top Bottom