[văn 10] Thuyết minh

Y

yenkoy_96hy

Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn thế, nó đã trở thành một "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào của đất và người nơi đây.
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong danh sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.

Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ, những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du khách thưởng thức.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất này.

Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát.
Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa người Hưng Yên. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thiên tai, hương vị của nhãn lồng Hưng Yên vẫn không bị mất đi mà mặc nhiên trở thành "thương hiệu" độc quyền mang nét đặc trưng của vùng quê ấy.
 
C

chimokato_98

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, chứ ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.
Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê tỏa mát và khi có gió bão nó cản gió rất khoẻ. Gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, sắc thuốc phải dùng đến nó vừa nhàn lại vừa chóng, có nước cốt, chất thuốc không lạc vị. Đó là thứ cây hiến cho đời tất cả cái gì mình có. Mùa nhãn ra hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Thảng hoặc được vài ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ ngây ngất lòng người.
Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, dòn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng nó. Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày Tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.

Một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong, thiên nhiên đã ưu đãi Phố Hiến thứ làm rung động trái tim người tha hương khi nghĩ tới quê mình trong chiều sâu văn hóa.
Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi là nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.
 
C

chimokato_98

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, chứ ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.
Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê tỏa mát và khi có gió bão nó cản gió rất khoẻ. Gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, sắc thuốc phải dùng đến nó vừa nhàn lại vừa chóng, có nước cốt, chất thuốc không lạc vị. Đó là thứ cây hiến cho đời tất cả cái gì mình có. Mùa nhãn ra hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Thảng hoặc được vài ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ ngây ngất lòng người.
Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, dòn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng nó. Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày Tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.

Một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong, thiên nhiên đã ưu đãi Phố Hiến thứ làm rung động trái tim người tha hương khi nghĩ tới quê mình trong chiều sâu văn hóa.
Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi là nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.

TP Hưng Yên, Tỉnh HY
 
C

chimokato_98ntt

Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến. Hưng Yên nổi danh khắp nước cũng nhờ có nhãn. Kỳ lạ thay, cũng là đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, chứ ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.
Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc. Rễ nhãn bám chắc vào đất. Trồng mấy cây nhãn quanh nhà, bóng xum xuê tỏa mát và khi có gió bão nó cản gió rất khoẻ. Gỗ nhãn rắn chắc, đỏ hồng, đóng đồ gia dụng bền chắc. Than đốt rất đượm, sắc thuốc phải dùng đến nó vừa nhàn lại vừa chóng, có nước cốt, chất thuốc không lạc vị. Đó là thứ cây hiến cho đời tất cả cái gì mình có. Mùa nhãn ra hoa đúng vào mùa mưa xuân, có ngày giá lạnh. Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân. Thảng hoặc được vài ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm tỏa nhẹ ngây ngất lòng người.
Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch. Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”. Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén hương khấn ông bà ông vải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá. Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, dòn thơm để tiếp khách, làm quà biếu. Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể. Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng nó. Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày Tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu. Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, ăn sẽ ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn.

Một vùng đất bạt ngàn nhãn, ong, thiên nhiên đã ưu đãi Phố Hiến thứ làm rung động trái tim người tha hương khi nghĩ tới quê mình trong chiều sâu văn hóa.
Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi là nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.

TP Hưng Yên, Tỉnh HY

:mad::p;):D
 
  • Like
Reactions: nguyenminhcuong8
Top Bottom