( văn 10) tập làm văn số 3

H

heodat_15

M

mystory

Thạm khảo nhá
Vở của các con đâu?
Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách như*ng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “ngư*ời đàn ông” thư*ờng cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa b*ước tới cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất th*ường và đáng e ngại – cứ như* là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm đ*ược vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tư*ờng. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói nh*ư một buổi kinh doanh - đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
- Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.
- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. - Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?
- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những ngư*ời đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những ngư*ời đàn ông - những ngư*ời sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
- Tất cả những gì có thể.
- Như*ng như* thế thì mãi mãi cũng không học hết!
- Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng - có thể lắm…
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng ngư*ời già, tôn trọng những ngư*ời phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày x*a, vì những điều ấy trư*ớc đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
- Th*ưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ tr*ước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.
 
H

huck

Mình có 2 bài^^~
ĐIỀU ƯỚC ĐÊM GIÁNG SINH

Vẫn cái dáng còm cõi, bước từng bước nặng nề như gánh cả nổi buồn nhân thế trên lưng, lão bước đi ê a lẫn thẩn. Trời khuya rồi và cái lạnh càng xé da cắt thịt lão. Lão đi về phía công viên- ngôi nhà của lão. Cái đêm này người ta bảo là giáng sinh, là ngày mà chúa sinh ra và ban phước lành gì đấy, lão không biết chỉ thấy cái ngày này lạnh quá, cái đất Sài Gòn vốn ấm áp nhưng hình như ngày này nó lạnh nhất. Tụi trẻ con, tụi thanh niên bọn nó mừng, nó được diện áo ấm mới đi chơi giáng sinh, thậm chí lão còn nghe đâu đấy ước muốn có tuyết của những cô bé mộng mơ để đêm noel giống nước ngoài mới đúng cách. Lão chả muốn như thế chút nào, chỉ thế này thôi lão đã lạnh lắm rồi, nói gì đến tuyết. Đêm nôel cũng như bao đêm khác, tẻ nhạt với lão, lành lùng và cô đơn thảm hại.À mà không, noel người ta đi chơi nhiều, trẻ con cũng có, tụi thanh niên cũng có, người lớn cũng có, và cả những người già trạc tuổi lão cũng ra đường nếm cái mùi giáng sinh “thiêng liêng” mà chỉ những người an nhàn mới nghĩ tới. Đông người lão gắng gượng đi thêm vài đoạn công viên nữa, cố kiếm thêm vài đồng.

Cái áo rách vai, ở chổ tà áo từng đường vân bẩn, lão vẫn lê từng bước chân khó nhọc, người lão bốc lên một mùi khó chịu, vẻ mặt già nua hốc hác, hằn lên nỗi khổ cực của đời người càng làm cho lão thêm vẻ tội lỗi và đáng thương hơn, có lẽ vì thế mà người ta cho lão nhiều tiền. Nhất là trong cái đêm này, một đêm rộn rã những nhạc, những đèn, người ta hình như muốn làm thêm việc gì thiện, có thể là để tích đức, hay vì muốn lão biến đi cho nhanh để không làm phiền, người ta cũng ném cho gã mấy đồng.

Cái ghề ăn mày… chúng nó đàm đúm nhau, ăn chơi hò hét, lão đến bọn nó xị mặt quát lớn vào lão, có vài cô gái bịt mũi xua tay, rồi họ cũng vứt cho lão mấy đồng: biến đi lão già. Người có học, họ dừng lại bộc lộ chút thương cảm mà mở ví cho vào cái nón rách của lão mấy đồng. Đều là bố thí cả, lão vui, cái nghề ăn mày còn gì vui hơn khi người ta cho lão tiền. Dù chỉ với năm trăm bạc rách chúng nó cả thể chửi lão, sỉ nhục lão có thể đó là cách làm cho chúng bớt tiếc đồng tiền mình vừa bỏ ra, dù chỉ với 1 đồng xu rỉ rét một thằng nhóc cũng có thể tự hào rằng mình đã làm một việc tốt, cứu rỗi một tên xin mày, và dù biết đâu nhờ đồng tiền của mình mà ông ta có thể sống tiếp thêm vài ngày nữa. Lão cười nhạt, hề gì! Gần sáu mươi năm, lão đã đi gần hết cái dốc của cuộc đời, quanh lưng lại, bạt bẽo, có gì để lão nhớ!?

***

Cái ngày xám xịt nào đó, lão được sinh ra, bơ vơ, lạc lõng, trong tiềm thức của lão không có mẹ, có bố, chỉ có cái chăn cũ trùm kín một em bé sơ sinh đang cố khóc thật to để níu kéo mẹ nó, có những bữa ăn nay đây mai đó của những cô hàng rong truyền tay nhau nuôi lão. Rồi theo thời gian, lão xoáy vào cuộc đời thành một hạt bụi đời bơ vơ trơ trẽn. Lúc còn sức khoẻ thì lão cướp dựt của thiên hạ, bây giờ lúc về nhà lão lại chào nón xin ăn, mang trên mình bộ mặt kham khổ, tội nghiệp, tựa như chưa từng có cái quá khứ nhơ nhuốc đó. Lão sống qua ngày, từng ngày từng ngày vô định, lão chờ một cái chết, chờ lưỡi dao của tử thần kéo lão đi- một mảnh đời bơ vơ không đáng có.

Lão mệt, không muốn lê thêm bước nào nữa, công viên đông nghịt người, khó khăn lắm lão mới kiếm được một góc khuất rống rãi, gã kéo tấm chăn cũ rích đã rách loan lỗ ra che tấm thân già còm cõi của lão, có mỗi mẫu bánh mì lão vẫn chưa ăn, răng lão không nhai nổi nó nữa, lão nằm dài, phó mặc, lão nghe cái chết đang cận kề.

Đêm giáng sinh, tiếng nhạc rộn rã, nghe nó lại gợi lại cho lão quá khứ của mình, hồi đó lão thèm được đến nhà thờ với gia đình trong đêm này, thèm được mẹ mua cho cái áo ấm mới như những đứa trẻ mà lão đã trông thấy giữa đường, thèm được một bữa cơm ấm cúng… nhiều lúc lão muốn tin vào cái điều ước, những phước lành thiên liêng mà chúa ban cho, nhưng thực tại làm mờ đi những hi vọng và cả đức tin trong lão, lão biết cái tội lớn nhất của lão là biết….thèm. Sự thèm khát yêu thương làm cho lão không có lấy một đêm ngon giấc, ngay cả nhưng giấc mơ của lão cũng thật u ám man rợn. Lão cố mườn tượng trong xa xăm, nhưng khuôn mặt là “người thân” của lão, không biết từ bao giờ, lão thôi trách móc, thôi hận thù họ, lão nằm đấy chờ đợi cái chết của mình trong tiếng nhạc noel réo rắc.

***

Lẫn trong những tiếng nhạc, tiếng cười nói, có tiếng khóc yếu ớt của trẻ con, lão cố ngồi dậy, tìm đến một góc sâu trong bụi cây- nơi phát ra tiếng khóc cạnh chổ lão ngủ, lão thảng thốt, một đứa bé cuộn tròn trong tấm chăn cũ, đang cất từng tiếng khóc yếu ớt, có lẽ vì đói, vì lạnh, lão cúi xuống, cố gắng thật khéo léo bế đứa trẻ trên tay, lão tìm thấy lá thư cạnh bé- một người nữa đã phũ phàn bỏ rơi một sinh linh bé nhỏ. Lão khóc. Lão móc hết mấy đồng tiền lẻ trong túi gắng mua một hộp sữa, lão mon mem, lão vụn về khi cho bé uống, nhưng rồi đứa bé cũng nín hẳn khi có sữa. Nó đói lòng, đói cả tình người. Nước mắt lão chừng chực trào ra.

….

Đêm dần trôi, mọi người vẫn ồn ào vui vẻ, chả ai để ý đến một lão già đang nằm thoi thóp từng hơi thở yếu ớt, lão run lên vì lạnh, vì đói…

Lão chết khi đôi tay vẫn còn ôm chặt đứa bé đang cuộn tròn trong tấm chăn của lão, lão ra đi thanh thản như chính những gì lão chờ đợi, nụ cười vẫn còn trên môi lão vì lão biết cái chết của lão cứu sống một sinh linh mới chào đời. Em bé ngon lành ngủ, em như ấm áp hơn trong vòng tay ôm chặt của lão, em thôi không khóc, em sẵn sàng đón chào cuộc đời dù còn quá nhiều chông gai phía trước.

Trong làn sương mờ lúc nửa đêm, trên cao, một ngôi sao loé sáng rực rỡ rồi vụt tắt, đổi ngôi cho một ngôi sao bé bỏng lấp lánh.

Tiếng chuông giáo đường rung lên, cuốn theo muôn vàng suy nghĩ, những dòng suy nghĩ bay cao, bay xa, dệt thành những điều ước thiêng liêng trong đêm giáng sinh.

….Để gió cuốn đi một tấm lòng!

AI NỔI TIẾNG NHẤT VIỆT NAM HIỆN NAY?

Mình thì mình bầu 1 phiếu cho anh Nghĩa, dù trước đây mình là fan của chị Vàng Anh. Mình không cần nói anh Nghĩa nào, các bạn cũng hiểu đúng ko nào?

Dạo này thấy anh Nghĩa nổi tiếng quá, mình rất hâm mộ anh Nghĩa, hàng loạt các báo đài đều đồng loạt đưa anh lên trang nhất. Ngày nào cũng đưa tin. Anh ốm hay gầy, cười hay khóc đều được các phóng viên quan tâm kỹ lưỡng. Mình thấy đó là điều mà không phải người nổi tiếng nào cũng làm được. bao nhiên diễn viên, ca sĩ muốn được quan tâm như thế mà có được đâu, lâu lâu lột áo cởi đồ cũng chỉ um sùm 1 tí rồi thôi.
Chả ai bằng được anh Nghĩa. Ngay cả cái YHĐ này nổi tiếng khó tính mà cũng đưa cả anh Nghĩa lên tiêu điểm, điều mà chưa ai làm được, kể cả chủ tịch nước. Những vấn đề quốc gia đại sự giờ cũng không quan trọng bằng nhất cử nhất động của anh Nghĩa.
Chúng ta hãy tạm gác lại một bên những Bauxite, Đường sắt cao tốc, Vinashin, Đại lễ ngàn năm, Lũ lụt miền trung, Biến đổi khí hậu, Phá rừng, Vỡ đập thuỷ điện, tình trạng ngập nặng, giao thông trì trệ, tai nạn đường sắt, Học sinh lột áo đánh nhau, vv....để cùng đồng lòng hướng về...anh Nghĩa, cùng trông chờ và theo dõi số phận của anh ấy diễn tiến ra sao.

Nông dân như tôi thì nghỉ cày cả tháng nay, chỉ qua nhà ông hàng xóm có net để lên đây theo dõi tình hình, còn các bạn ở đây, cũng nên nghỉ tay một chút, tôi thấy có nhiều bạn cũng chịu khó lắm cơ, hy sinh biết bao nhiêu thời gian học tập, làm việc, bà nội trợ tạm bỏ con để lên net xem anh Nghĩa, anh sinh viên tạm nghỉ học để lên đây kêu goị tha cho anh Nghỉa, hoặc kêu gọi cho anh sớm ăn đạn, vv... nói chung là muôn màu muôn vẻ.

Anh Nghĩa quá nổi tiếng, đó là điều ta không thể phủ nhận. Tôi vote 1 phiếu cho sự nổi tiếng của anh.
Cảm ơn anh, cảm ơn báo chí, nhờ có anh mà người ta tạm lấy nỗi đau của thiên hạ mà quên những nỗi đau của đất nước, tạm lấy cái tên Nghĩa mà đánh lạc hướng dư luận, để chết thay cho những cái tên còn vĩ đại hơn như Vinashin.
 
Top Bottom