[van 10] tập làm văn 1

B

bengoc5

dàn ý nhé bạn

I. MB :
- Từ xưa đến nay,nhân ta vốn trọng điều lễ nghĩa và thường dạy con cháu phải luôn ghi nhớ.
- Điều này đã được ông cha ta khuyên dạy qua câu:“Tiên...văn”
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tiên”có nghĩa là trước, còn “hậu” là sau. “Lễ” ở đây là lễ phép, lễ nghĩa, biết tôn trọng mọi người thầy cô, cha mẹ.
- Vì sao phải “Tiên...văn” ? Bởi vì trước tiên phải học lễ nghĩa thì sao mới có thể học văn chương, kiến thức.
- Hay nói đúng hơn phải lấy “lễ” làm nền tản , mới có thể tạo nên những con người tốt có kiến thức lẫn đạo đức.
2) CHỨNG MINH :
- Câu tục ngữ thể hiện tầm quan trọng của đạo đức, lễ nghĩa và lấy nó làm tiêu chuẩn hàng đầu.
- Rõ ràng nếu một học sinh giỏi mà thiếu đạo đức,lễ phép thì tài năng ấy cũng bỏ đi.
- Từ ngàn xưa cha ông ta cho con đến trường học để thầy mở trí và dạy đạo đức.
- Khi con chập chững đi thì tiếng đầu tiên cha mẹ dạy con là “dạ, thưa”
- Đó là bài học lễ phép đầu đời
3) PHÊ PHÁN :
- Câu tục ngữ cũng nhằm nhắc nhở cho những ai chỉ chăm chú học mà trau dồi lễ nghĩa.
- Họ không biết rằng lễ nghĩa là cái đức hàng đầu của con người.
- Những kẻ chỉ chạy theo tiền bạc quên di đạo nghĩa làm người thật đáng chê trách.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Học sinh không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn lễ nghĩa. Phải lễ phép với thầy cô,ba mẹ và những người lớn tuổi.
- Bác Hồ ta có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người bỏ đi”.
III. KB :
- Xã hội ngày càng tiến bộ thì việc trau dồi đạo đức càng được coi trọng.
- Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ :“Tiên học lễ, hậu học văn”
 
Last edited by a moderator:
B

bengoc5

Tự làm mở bài nhé bạn

Câu nói “tiên..văn” có nghĩa là gì? “Tiên” là trước tiên đầu tiên; “hậu” là sau đó; “lễ” là lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách, cái tâm của con người. “Văn” là văn hóa, kiến thức kĩ năng. Vì vậy, câu nói “tiên...văn” có nghĩa là nhấn mạnh việc trước tiên là học đạo đức lễ nghĩa làm người sau đó mới học kiến thức, kĩ năng làm việc và lao động trong cuộc sống.

Quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, coi trọng việc học để làm người của cha ông ta vẫn còn phù hợp với ngày hôm nay. Vì đạo đức là cái gốc của con người, là thước đo phẩm chất giá trị của nhân cách. Con người có đạo đức, biết sống có lễ nghĩa thì sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng, xã hội sẽ ngày tốt đẹp. Lòng hiếu thảo của những người thanh niên nghèo vừa học vừa nuôi mẹ... Tất cả những con người đáng khâm phục đó đều là những người có phẩm chất đạo đức

Có phải câu nói “tiên..văn” đã xem nhẹ vấn đề học kiến thức, học kĩ năng làm việc hay không? Không phải vậy, học chữ “lễ” là đâu phải không coi trọng chữ “văn” có được nhân cách thì người học sẽ chiếm lĩnh được vốn tri thức sâu sắc. Đúng như lời nhà văn Nga đã nói: “Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà tỏa sáng. Cháy lên mà tỏa sáng”. Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng. Bên cạch đó cũng có những ý kiến cho rằng: tư tưởng “tiên...văn” là của ông Khổng Tử bên nước Tàu-cách đây hàng ngàn năm là không còn có giá trị đối với xã hội hôm nay là không đúng. Thời đại nào cũng luôn coi trọng nhân cách, coi trọng cái tâm. Đặt biệt, thời kinh tế thị trường hôm này, đạo đức con người đang bị thử thách bởi những cám dỗ của đồng tiền, của quyền lực không chân chính. Nếu chúng ta không chú trọng học chữ “lễ” thì chúng ta sẽ rơi vào lối sống như “Hồn trương ba, da hàng thịt”. Cái tâm hồn cao quý, trong sạch của con người sẽ bị cái ác, cái thấp hèn lấn át và tàn phá, hủy hoại con người

Là học sinh, chúng ta cần nhận thức tậm quan trọng của việc trau dồi đạo đức, lễ nghĩa, học cách làm người. Ngoài ra chúng ta cần coi trọng việc rèn luyện những “kĩ năng mềm” song song với việc học tri thức. Và học tập chăm chỉ, có những hành động để thể hiện mình là người có tư cách, phẩm chất đạo đức

Nói tóm lại, “tiên..văn” là một tư tưởng đạo lí rất sâu sắc. Hãy biết học cái lễ rèn luyện cái tâm, bên cạnh học để lĩnh hội tri thức. Có như vậy, mỗi chúng ta sẽ ngày càng trưởng thành và hoàn thiên về nhân cách. Một xã hội thật sự tốt đẹp đang chờ đón chúng ta ở phía trước....
 
P

pham_khanh_1995

Đã bao thế hệ đã qua đi , có những cuộc tình đã trở thành huyền thoại như Chử Đồng Tử và Tiên Dung , nhưng cũng có những mối duyên tình hay đúng hơn là mối oan tình khiến lòng người đau xót đến ngàn năm như Mị Châu – Trọng Thủy . Giếng Mị Châu ở Đông Anh vẫn còn đó , bên cạnh bài học về việc đề cao cảnh giác với kẻ thù , tấm oan tình vẫn còn để lại những bài học nhân văn sâu sắc về tình yêu , về hạnh phúc .



Bằng còn mắt nhân đạo của nhân dân , bằng những gì chúng ta luôn muốn tin và đã tin mỗi khi đọc những trang viết về tình yêu Mị Châu Trọng Thủy , ta có thể coi đây là một cuộc tình đẹp theo đúng nghĩa của nó . Mị Châu là con gái của Thục phán An Dương Vương , một công chúa xinh đẹp , ngây thơ , trong sáng . Còn Trọng Thủy lại là 1 hoàng tử giỏi giang , thạo việc cung kiếm binh đao. Mối lương duyên giữa đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ từ cái thuở Văn Lang – Âu Lạc này không thể phủ nhận rằng không đáng ngưỡng mộ và mơ ước , Bản thân tôi và có lẽ tất cả mọi người cũng luôn tin rằng , họ đã có những năm tháng hạnh phúc , quấn quýt bên nhautrong tình yêu đôi lứa mặn nồng . Đã có lúc Trọng Thủy muốn ngỏ với Mị Châu những mưu toán , tính toán độc ác của cha mình để cứu nàng khỏi họa binh đao đầu rơi máu chảy . Vậy thì sao có thể nói rằng tình yêu của Trọng Thủy chỉ là sự dối trá , lừa lọc cho được . Chỉ trách sao cho nghĩa tình phu phụ và tấm lòng trung hiếu không thể dung hòa , trách sao cho Trọng Thủy lại quá tham lam để phá vỡ mất mối nhân tình đẹp tựa mộng ước này . Cho đến khi Mị Châu chết đi , chàng vẫn một lòng ôm ấp lấy hình bóng nàng để rồi chết di trong nỗi ân hận day dứt vì một tình yêu chưa được trọn vẹn . Tình yêu của chàng lúc này , cái chết của cháng lúc này phải chăng cũng chỉ là một sự lừa dối . Nhưng có còn gì để dối lừa nữa đâu khi Mị Châu đã chết , Triệu Đà đã đạt được tham vọng của mình . Sự ra đi này của Trọng Thủy chỉ có thể là 1 lời xin lỗi , một sự cứu vớt muộn màng cho tình yêu đã mất . Để rồi khi hóa kiếp sau , hai người lại có thể yêu nhau trọn đời trọn kiếp không phai….



Nhưng trớ trêu thay , nếu tình yêu cưa đẹp đẽ như thế , cứ bằng phẳng và ngọt ngào như thế thì sẽ chẳng có mối oan tình Mị Châu Trọng Thủy tạc dấu đến ngàn năm trên bia đá lịch sử Việt Nam. Dù muốn đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng , cuộc hôn nhân đẹp đẽ của Mị Châu – Trọng Thủy lại xuất phát từ một động cơ chẳng mấy tốt đẹp . Trọng Thủy sang làm rể An Dương Vương trước là vì muốn do thám đất nước Âu Lạc , sau mới là vì tình yêu với Mị Châu . Tình cảm của chàng có thể là chân thành , là tốt đẹp đấy nhưng từ xưa đến nay , chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng , ko thể nào có thứ tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn , với tham vọng cướp nước . Để rồi khi người ta muốn đi ngược lại chân lý thì cũng là lúc bi kịch bắt đầu . Một Mị Châu nhẹ dạ cả tin , hết lòng tin tưởng chồng mà chẳng chút mảy may nghi ngờ , chẳng chút đề phòng cảnh giác . Một Trọng Thủy vừa muốn trọn nghĩa với non sông , vừa muốn vẹn tình với giá đình , với người vợ thân yêu mà chàng hết mực yêu thương . Niềm tin ấy , khát khao ấy tưởng chừng như chẳng có gì đáng trê trách , phê phán nhưng chính nó lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của hau người . Mị Châu rõ ràng đã tin tưởng rằng , Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình . Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ nhưng vì tình yêu mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình . Đáng trách hơn nữa , tình yêu ấy thiếu lý trí và sáng suốt đến nỗi nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra lời nói cảu chống khi li biệt tiềm ẩn họa binh đao “ Ta này trở về, nếu như hai nước thất hòa ta lại tìm nàng , lấy gì làm dấu” . Mị Châu mê muội đến mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ khi chia lìa mà chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi . Sự nông nổi của Mị Châu vẫn còn tiếp tục khi quân Triệu Đà sang xâm lược Âu LẠc , nàng theo cha chạy trốn mà vẫn ko quên việc rắc lông ngỗng dọc đường để làm dấu cho Trọng Thủy . Cho đến lúc này thì tình yêu của Mị Châu chẳng thể được gọi là ngây thơ , trong sáng mà chỉ còn là sự mê muội , mù quáng . Nó đã hại chết cả 1 dân tộc Âu Lạc đang trên đà phát triển , hại chết cả người cha thân yêu bao năm gắn bó với nàng . Cái chết của Mị Châu âu cũng là mộ sự đền tội , một lời thanh minh cho tấm lòng trong sạch nhưng bị người lừa dối , phụ bạc của nàng . Mị Châu ra đi nhưng thân xác nàng ko hóa thành cát bụi , máu nàng đã hóa thành ngọc trai – viên ngọc sáng được rửa bằng máu và nước mắt , bằng cả cuộc đời trong sạch của nàng . Người ta thường cho rằng , cái chết là sự kết thúc tốt đẹp nhất cho những bi kịch . Nhưng bi kịch này vừa qua đi thì bi kịch khác lại được tiếp nối , Mị Châu chết đi để lại mối oan tình ai oán đến ngàn năm . Khi nàng còn sống , còn hết lòng tin tưởng Trọng Thủy thì chàng lại phản bội . Còn khi Mị Châu đã ra đi , mang theo sự oán giận , căm thù kẻ lừa dối , người phụ tình thì Trọng Thủy mới hối hận , mới ôm xác nàng trở về trong nỗi dằn xé cõi lòng , trong sự đau đớn đến tột cùng vì không kịp níu giữ mộ tình yêu muộn màng đã qua . Trong mắt nhân dân Âu Lạc , có thể Trọng Thủy là một tên giặc , một tên gián điệp xấu xa nhưng thực sự chàng cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh , của tham vọng quyền lực và tình yêu . Để rồi khi công đã thành , danh đã toại , người đàn ông ấy lại mang theo nỗi thương nhớ người vợ dấu yêu mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Nhưng dù nước giếng Trọng Thủy có thể rửa sạch ngọc Mị Châu thì tình yêu giữa hai người cũng chẳng thể nào trở lại như xưa . Một khi lòng tin đã tan vỡ , khi Mị Châu đã phải trả giá cho sự mê muội của mình bằng cả tính mạng thì tin chắc rằng nàng chẳng bao giờ còn có thể mù quáng lần thứ hai để hi sinh cuộc đời mình cho một thứ niềm tin vô nghĩa.
 
K

khicon_boy123

lạc đề rồi anh ơi
đâu phải đề kêu nêu cảm nghỉ về tình yêu của MC TT đâu:confused:
 
P

pham_khanh_1995

Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân "lễ" là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ "lễ" không phải dễ. ở đây tôi chỉ khai thác lễ trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến "vǎn" mà thôi.

"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có vǎn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng. Còn "vǎn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "vǎn". Cả "lễ" và "vǎn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Bác Hồ có lần đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.

Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa"...(còn như "lễ tân" (ở khách sạn) "lễ đình", "lễ cưới"...tôi không bàn). "Phép" do đọc chệch từ chữ "pháp" mà ra. "Pháp" có nguồn gốc từ "pháp trị" của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa. Nếu "lễ" tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đã lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính thì bị mắng là "vô lễ" chứ không phải là "vô phép". Với ta "lễ quan trọng hơn "pháp" nhiều, đành rằng cách nhìn nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị "Trong Pháp ngoài Nho" của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.

"Nghĩa" là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử. Về sau Manh Tử phát triển mạnh về khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, "lễ" lại đứng trước: "lễ nghĩa".

Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ (vǎn). "Vǎn" ấy có thể đã thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành vǎn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. Còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức thì họ cũng học được đạo đức).

Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Vǎn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thǎm thầy (Chu Vǎn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu vǎn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.

Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại.

Khi những làn sóng vǎn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng dắn của người xưa là caáh thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo động sự bǎng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng, Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

"Tiên học lễ, hậu học vǎn" là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp. Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên. hi hi. thông cảm he.
 
Top Bottom