[văn 10]Tâm trạng Thuý Kiều

G

gaucon33

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi! Giúp em đề văn này nha!! Mai thi rồi!!
Đề: Phân tích tâm trạng Thuý Kiều qua các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng và Thề nguyền.
Đề tổng hợp mấy đoạn trích Kiều luôn! Mọi người chỉ giáo cái dàn bài chung thôi! Ko cần chi tiết đâu! Chỉ cần ý chính là được!!:D:D
 
M

matrungduc10c2

Theo mình thì các tác phẩm trên đa số tâm trạng của Thuý Kiều là :buồn,lo lắng,bồn chồn.v.v..
Cụ thể là :nổi buồn trong Trao Duyên là nổi buồn về số phận+tình yêu của Thuý Kiều (nổi bật nhất là đoạn tâm sự cùng Thuý Vân về việc trao kỷ vật,táo bạo xem Trương Sinh là chồng của mình nhưng rồi phải chia lìa hạnh phúc đó cho em của mình...) :).
Nổi thương mình thì bạn phải làm rõ đc cái ý thức cá nhân của Kiều nha (vì bị ép buộc làm trong những nơi ăn chơi của bọn cặn bả trong xả hội xưa=> cảm thấy rất tuổi nhục..).Cảnh nơi mà Kiều làm việc thì nhìn bên ngoài rất đẹp,đầy thơ mộng nhưng bên trong thì vô cùng nham hiểm,độc địa...) :)
Chí Khí Anh Hùng thì bạn nêu lên tình cảm của Kiều đối với Từ Hải (một ít thui...) ,và sự lo lắng của Kiều khi hay tin Từ Hải phải đi đánh giặc và hẹn sau này gặp lại Kiều.Qua đó bạn củng có thể nêu lên sự nhỏ bé,cô đơn của ng` phụ nử trong xã hội pk xưa...
Bài Thề Nguyền thì bạn phải cho ng` ta thấy rằng sự táo bạo của Kiều khi ''hẹn hò'' với ng` yêu nha(chủ động...)
Mình chỉ nêu sơ sơ thui không biết có đúng hay ko nửa.Bạn thong cảm nha ,chúc gaucon23 thi tốt nha ;);)
 
G

gaucon33

gaucon33 hok fải gaucon23 đâu!! (lộn ruì đó! hi hi) Thanks nhìu nha!!
Dzậy chỉ cần dẫn dắt tâm trạng Kiều qua từng đoạn trích thui fải hok?? Có cần nêu giá trị hay ý nghĩa sâu xa j` đó nưã ko?
 
Last edited by a moderator:
N

nhok_c2

Cần chứ............fải ***g suy nghj~ của mjnh` vao` nua~....như vậy bai` văn mới sâu sắc.
_ Trao duyên : nỗi đau của Kiều la`......dang dở chuyện tinh` duyên, mặc du` Kiều trao duyên cho em, nghĩa la` cũng hết, Kiều đau đớn, mâu thuẫn trong khi trao duyên : "Duyên này thì giữ, vật này của chung" (mâu thuẫn giữa tình cảm >< lý trí).Đoạn sau của Trao duyên, Kiều như không còn sống nữa, nàng nghĩ nàng đã chết....(bạn fân tích thêm nhé ^^ )
_ Nỗi thương mình : Kiều tự giác ý thức đc nhân fẩm của mình " Giật mình mình lại thương mình xót xa". Nàng sống tách xa với cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh. Nỗi đau của Kiều thể hiện ở chỗ:
"Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"
=> Quá khứ tươi đẹp hiện đến 1 câu, mà hiện tại fủ fàng lại ập đến 3 câu, Kiều đau đớn tột cùng. Chỉ khi đối diện với chính mình sau n~ cuộc chơi ô trọc, Kiều thương chính bản thân mình.
Còn đoạn Thề nguyền và Chí khí anh hùng thì ngắn, ít ý, bạn tự fân tích đi naz'''.......chúc thi tốt
 
C

congchualolem_b

Trao duyên​


Đoạn trích chủ yếu thể hiện tâm trạng của Kiều trước và sau khi trao duyên cho em. Trước cảnh gia đình gặp bao nguy nan, Kiều đã phải quên thân mà bán mình chuộc cha, đó vừa là sự hi sinh cao cả nhưng cũng đã đẩy Kiều vào ngõ cụt k lối thoát trước những lời hẹn ước cùng tình quân _ Kim Trọng.

Trong cảnh:"Nỗi riêng riêng những bàng hoàng/
Dầu chong trắng đỉa lệ tràn thấm khăn" Kiều không thể nghĩ ra được điều gì để giúp nàng thoát khỏi dòng tù túng này. Bất chợt Vân đến: "Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân/Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han", Vân đến và như 1 tia sáng lóe lên trong đầu Kiều, nàng đã biết ng có thể giúp nàng thoát khỏi vòng "cơ trời dâu bể đa đoan này" chỉ có em gái mình mà thôi. Lúc này Kiều đã lấy lại lí trí của chính mình, nàng đã tự hạ mình với em "cậy em em có chịu lời/ ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa", từ xưa đến nay có bao giờ có chuyện chị "lạy" em và còn "thưa" thốt vs em, điều này chứng tỏ điều Kiều sắp nói sẽ vô cùng hệ trọng, từ "cậy" đã cho thấy sự tin tưởng hết lòg của Kiều vào em, nó như sự ràng buộc ban đầu mà Kiều dành cho em. Kiều thuyết phục em nhận lời trao duyên bằng những lí lẽ rất thuyết phục, nàng kể lại chuyện tình giữa nàng và Trọng, nàng kể chuyện gia đình, nói ra tình thế của nàng hiện giờ và còn lấy cả tình chị em để bắt Vân nhận lời: "ngày xuân em hãy còn dài/ xót tình máu mủ thay lời nước non".

Nhưng dù trao duyên cho em thì đó cũng là nhờ em giữ tạm chứ k phải trao hẳn về em: "chiếc thoa vs bức tờ mây/ duyên này thì giữ, vật này của chung". Kiều đã làm một việc mà nàng những tưởng rằng sau khi thực hiện xong nàng có thể "ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây" nhưng đâu phải đơn giản như thế, tâm lí con ng vô cùng phức tạp, nhiều lúc nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bản thân con ng, Kiều cũng lâm vào hoàn cảnh này. Sau khi trao duyên, kiều bước vào thế giới nội tâm của riêng mình, lúc này tác giả đã chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm để làm nhấn mạnh tâm trạng của Kiều. Hàng loạt hình ảnh âm u, chết chóc và bi thương hiện ra trước mắt Kiều đc thể hiện qua các từ ngữ: "mệnh bạc, dạ đài, thác oan, rưới xin giọt nước, phận bạc như vôi..." và hàng lọat câu thơ khác. Nàng đã làm xong nhiệm vụ vs ng yêu xem như k thất tín và mang tiếng bội bạc, đáng lẽ phải nhẹ nhõm nhưng đằng này nàng lại dày vò chính mìh, nàng còn đau khổ hơn cả lúc trước khi trao duyên, đây là lúc Kiều sống vs chính mình, đối diện vs mình, nàng đối mặt vs sự thật mà quên cả sự có mặt của Vân, nàng k còn lí trí nữa, lúc này chỉ có trái tim nàng lên tiếng và thổn thức.

ND đã rất tài tình và tinh tế trong cách miêu tả tâm lí nhân vật, càng làm nổi bật lên 1 TK tài sắc, nếu nàng k đau khổ thì Kiều k còn là Kiều và ND cũng k còn là ND nữa rồi.
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Nỗi thương mình​

Cuộc đời Kiều lâm vào bể khổ từ khi thằng bán tơ vu oan cho cha nàng, đổ bao nhiêu tai họa xuống gia đình nàng, nàng phải bán mình chuộc cha nhưng nào ngờ bị đẩy vào chốn lầu xanh nhơ nhuốc. Nỗi thương mình là đoạn thể hiện tâm trạng của Kiều rõ nét nhất khi nàng bị rơi vào chốn sa đọa.

Giữa chốn lầu xanh "biết bao ong bướm lả lơi/ cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm" hiện ra 1 cảnh sống xô bồ, nhơ nhớp. Kiều chỉ biết ôm nỗi đau riêng mình. Tiếp khách luôn cố làm khách vui nhưng đến khi "khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ giật mình mình lại thương mình xót xa", cái giật mình của nàng là cả 1 sự thức tỉnh, lúc cuộc vui tàn cũng là lúc Kiều đối diện vs chính lương tâm của mình, nàng giật mình rồi ngậm ngùi đau xót. Từ "mình" đc lặp đi lặp lại 3 lần càng nhấn mạnh nỗi cô đơn của TK trong hoàn cảnh này, nàng tủi thân, cô độc, xót xa cho sự thay đổi thân thế, đau đớn, ê chề và thảm hại cho chính mình. Nàng nhớ về ngày xưa "khi sao phong gấm rủ là/ giờ sao tan tác như hoa giữa đường", chỉ vs 1 kỉ niệm của ngày xưa là êm ấm, hạnh phúc, sung sướg, sống trong nhung lụa nhưg lại đến 3 cảnh của hiện tại đầy ô nhục. Điệp ngữ "sao" như một câu hỏi tu từ càng làm bế tắc, dày vò và thêm đau đớn cùng cực.

Điều quan trọng hơn hết trong đoạn trích này là phẩm giá của Kiều. Dù lạc vào chốn bùn nhơ của xã hội Kiều vẫn giữ đc tiết hạnh của mình, k để bản thân chìm đắm vào nơi hoang lạc ấy, "mặc ng mưa sở mây tần/ những mình nào có biết xuân là gì", mặc cho ai làm gì, mặc cho bao ng cười đùa cùng thú vui trụy lạc, nàng vẫn thế, vẫn k thể tìm đc niềm vui nơi đây và bỏ mặc chúng.

Ở nơi lầu xanh cảnh vật tuyệt đẹp, có cả hoa, gió, tuyết, trăng, thiên nhiên hữu hòa nhưng nó lại đối lập vs tâm trạng của Kiều hiện tại, "ng buồn cảnh đó vui đâu bao giờ?" đáng lẽ phải thế nhưng đằng này cảnh thì vui mà lòng ng sao đầy nỗi đau khổ. Đó như 1 sự éo le vs Kiều, ngay cả thiên nhiên cũng k thể đồng cảm đc vs nàng. Câu cuối là câu thể hiện rõ nét nhất suy nghĩ của Kiều "vui là vui gượng kẻo là/ ai tri âm đó mặn mà vs ai?", rõ ràng nàng k ưa thích j chốn này, vs nàng nó k khác gì địa ngục, vui cũng chỉ biết vui gượng để làm vừa lòng khách nhưng vốn Kiều vs họ cũng chỉ là những con ng của những thế giới hoàn toàn xa nhau.

Như Nguyễn Đăng Na đã nói: "thân dâm, tâm k dâm là k dâm", ở đoạn trích Nỗi thương mình ta càng thấy rõ bản chất và vẻ đẹp trong tâm hồn Kiều, nếu Kiều chìm đắm vào chốn ăn chơi sa đọa đó thì đây k còn là Truyện Kiều và Kiều cũng k phải là Thúy Kiều mà ND đã tin tưởng gửi gấm lòng mình. Đây k phải là sự tái diễn đơn thuần 1 cảnh sống và lối suy nghĩ mà còn là sự khẳng định phẩm tiết của ng phụ nữ, trong trắng và cao đẹp tựa như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn:

Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,
Có khi biến có khi thường,
Có quyền nào phải một đường chấp kinh .
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?​
 
B

botvit

BÀI LÀM
Trao duyên, em hỏi, chị thưa...
“Lạy thưa”, “gửi lạy”...tình chưa đoạn tình!
Sao đã “trao”, đã “gửi” mà “tình chưa đoạn tình”?Cảm xúc này có thể lý giải qua việc phân tích tâm trạng bi kịch của Kiều trong đêm “trao duyên”.
Trước tiên, hãy hiểu Vân đôi chút, bởi lẽ Vân trực tiếp đối thoại, khơi gợi và chuẩn bị cho Kiều bộc lộ tâm sự của mình.
Người ta hay nói rằng nàng Vân “vô tư”(?) có lẽ là ở chỗ này: cả nhà vừa mắc oan, mới “thong dong” một chút, trong khi chị Kiều một mình một ngọn đèn khuya: “Dầu chong thấm đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì em Vân hình như không chống nổi các quy luật sinh lý cho nên đã có một “giấc xuân” êm đềm!Song đến cuộc trao duyên, bắt đầu ta nghe Vân “ân cần hỏi han” chị, ta lại nghĩ Vân chưa hẳn vô tình, những điều cô hỏi chứng tỏ cô hiểu đời, cái đời “dâu bể đa đoan”, biến động khôn lường...Cô biết nỗi oan của mình, oan “một nhà” mà cô nghĩ “để chị riêng oan”, cô ngủ mà cô vẫn biết chị “ngồi nhẫn tàn canh, nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”.Nguyễn Du quả đã khéo sắp đặt: để cho Vân hỏi chị trước, hỏi vừa đủ mà “trúng đích”, hỏi thể tất “nhân tình”!Và trong suốt cuộc trao duyên, Vân chỉ hỏi mỗi một lần, rồi lẳng lặng mà nghe...
Vậy ra Vân cũng hay đấy chứ, cô đã tỏ ra “biết chuyện” và đã khơi gợi, tạo cơ hội cho chị Kiều bày tỏ, nhưng bày tỏ sao đây trong khi chị Kiều:
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Chị buộc phải trao duyên – cái duyên vợ chồng với Kim Trọng cho em! Chuyện ấy, “hở môi ra” đã thẹn.Biết thẹn mà phải nói, nói để mà trao, sự tình đã đến thế thì chị phải thổ lộ thật, thổ lộ hết cùng em.Thật lòng là chị “đương thổn thức đầy”, “còn vương vấn mối này chưa xong”, thật lòng là chị ngượng, vì vậy mà điều băn khoăn day dứt trắng đêm nay, chị gửi trong mấy lời thành thật:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Ấy chính là cái gút của tâm trạng bi kịch trao duyên vừa là vấn đề “ức xúc” đặt ra cho chị, và cho cả em giải quyết.Vân thương chị, hẳn là cảm nhận được cái tâm, cái tình trong đó, và hẳn cô đã lờ mờ thấy chị đang có yêu cầu gì với mình đây...Thúy Kiều thật khó nói, mà lại khó nói hơn khi phải nói một chuyện mà mình không muốn nói – mà vẫn “phải” nói cho em nghe, thật rối rắm, thật khó xử, thật là “đau đầu” cho cả em lẫn chị...Đến nước này thì chị phải nhờ vả em thôi, em có hiểu không Vân?Tâm trạng Kiều thật sự bối rối, cách giải quyết của Kiều là sự họat động về tình cảm chị em mà thôi, chứ không phải là lí trí:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Đến nước này thì chị phải cậy em thôi, chị tin rằng em sẽ bằng lòng giúp chị mà, “em có chịu lời” của chị không?Câu thơ như van xin, như cầu khẩn, câu thơ đặt ra vấn đề cho Vân, và Kiều thăm dò ý của em mình, ở đây Kiều không ép, mà Vân cũng chẳng phật lòng, càng dễ cảm thông cùng chị, Kiều mới yêu cầu em:
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Sao lại thế nhỉ?Theo tôi, có lẽ Vân cảm thấy đột ngột trước yêu cầu này.Người đọc thì cảm thấy như có sự “thay bậc đổi ngôi”, có sự “hóan vị”, em bỗng như là chị, chị bỗng như là em (cúi mình “lạy”).Thì ra chính cái yêu cầu kia là xuất phát từ tình thế, tâm trạng chị: vì chuyện tình riêng, chị phải “lạy thưa” em, “cậy” nhờ em, đương nhiên em sẽ là ân nhân của chị!Thúy Kiều lạy thưa là tỏ trước tấm lòng biết ơn của mình, và cũng là xuất phát từ sự trân trọng của mình trước chuyện “trao duyên” thiêng liêng, hệ trọng này.Câu thơ trên gợi ý có tình, câu thơ dưới cầu khiến có tình, quả nhiên hai câu thơ có sức thuyết phục đặc biệt!
Kiều bắt đầu kể cho em nghe chuyện tình của mình với Kim Trọng:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Phải rồi, kể từ đó – từ khi gặp chàng Kim, chị đã có tình yêu và tình yêu đó ngày càng sâu đậm hơn.Kiểu thổ lộ với em thật thà, không giấu giếm, thật trong sáng, tình yêu của Kiều là do thiên tính – là do trời chỉ định, Kiều “quan niệm” tình yêu của mình khác với “quan niệm” phong kiến, đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không là sự thức ép.Phải chăng, Nguyễn Du đã cho Kiều ít nhiều nói lên sự tự do yêu thương của con người trong xã hội lúc đó?
Sau mấy câu kể vắn tắt chuyện tình riêng của Kim Trọng, Kiều tiếp tục thuyết phục em bằng cả lí, cả tình:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vạn hai?
Từ tình cảm của mình, Kiều nói đến cái lí, cái lí phải chọn một trong hai điều để trọn vẹn một điều nào, hi sinh điều nào.Kiều nghĩ Vân sẽ ắt hiểu và hiểu thêm tâm trạng bi kịch của mình nữa.
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Em còn trẻ, em hãy thương chị mà thay chị lấy chàng Kim.Ấy chính là tình.Chỉ cần nói mấy tiếng “xót tình máu mủ” là đủ xóay tận vào đáy lòng em rồi.Mà em đã “xót tình máu mủ” thì làm sao có thể từ chối “thay lời nước non”?Câu thơ nghe não lòng, nghe như có tiếng kêu thương thống thiết khiến Vân phải nghĩ đến bổn phận mình phải làm thế nào cho phải...
Kiều mới nói tiếp:
Cho dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận!
Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều đang vừa nói với mình, vừa nhớ thương Kim Trọng vụt trở thành cố nhân...Trong giây phút ấy, Thúy Vân bỗng bị “hồn” Kiều quên đi, phải chăng là một điều rất hợp lí? Kiều đang còn sống mà thấy mình đã chếtm đang nói với em của mình mà không biết đang nói với ai, lúc này Kiều bị rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm, và trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành Kim Trọng, cho nên bao nhiêu tình thương nhớ, nỗi thương yêu ấp ủ khi hồn đã lìa xác bỗng như được tuôn tràn ra:
Bây giờ trâm gãy bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân...
Trên kia, Kiều lạy em vì Kim Trọng, đến đây, hồn Kiều lạy chính Kim Trọng.Nhưng đâu phải vậy, tất cà đều là gửi lạy qua Vân, gửi những trăm nghìn lạy – lạy thương, lạy nhớ, lạy đau...thay vì lạy Kim Trọng, bởi vì Kim Trọng lúc này không có mặt ở đây...Nhưng hồn Kiều vẫn chưa nguôi nỗi niềm thương nhớ, cho nên hồn đã kêu khóc dầm dề:
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Nghẹn ngào, cay đắng, xót xa...bấy nhiêu tâm trạng dồn dập xuất hiện trước mắt Kiều – vậy hóa ra hồn lại mâu thuẫn với người sao?Trên kia người nói:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Trao duyên rồi, ngỡ như khỏi phụ và “nợ tình” đành là trả được ít nhiều...Thế mà mãn cuộc trao duyên lại khóc “phụ chàng từ đây” là nghĩa làm sao? Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch. Và con mắt tinh đời của Nguyễn Du mới đúng là “nhìn thấu sáu cõi”, lòng đau của Nguyễn Du mới đúng là “nghĩ suốt ngàn đời”.Quả như Chế Lan Viên đã nói: “ Đây chính là những vần thơ siêu thực” bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương dân tộc, cái nghịch lí trong tâm trạng được phát hiện và sử dụng để phân tích nội tâm nhân vật tiểu thuyết, phải chăng đó chính là nét độc đáo, là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!
 
Top Bottom