[văn 10]Tam đại con gà

H

hoctrovietteen

Last edited by a moderator:
U

uocmovahoaibao

Bạn tham khảo nha:

1. Tam đại con gà

a )Mâu thuẫn tạo ra tiếng cười :


-Thầy đồ *** >< hay khoe khoang giấu ***, sĩ diện hão => dám liều lĩnh làm thầy đồ dạy trẻ.


- Các tình huống gây cười:


* Lần 1 : - Gặp chữ “kê” là gà thầy không biết chữ gì, bị học trò hỏi dồn, thầy cuống nói liều “dủ dỉ là con dù dì ”


+ Trong Hán tự không có chữ “dù dì” và trong thế giới động vật cũng không có con nào là con “dù dì” => thầy *** đến tận cùng của sự ***. Thầy không chỉ kém về kiến thức sách vở mà còn kém hiểu biết về kiến thức thực tế.


* Lần 2 : Thầy sợ sai người ta biết thì cười, cho nên bảo học trò đọc khẽ=> ta cười vì sự giấu *** rất thận trọng của thầy, cười vì cái tài giấu *** láu cá => đáng chê trách.


* Lần 3 : Thầy tìm đến thổ công

( không tìm sách, tìm người để hỏi ).
Thầy *** thổ công cũng *** luôn
(thầy xin ba đài âm dương được cả ba) -> cái *** dạy cái *** -> thầy tin chắc nên đắc ý lắm, quát trẻ đọc thật to (dủ dỉ là con dù dì ) => cái *** được khuếch đại nhân lên bằng âm thanh.

* Lần 4: Bị chủ nhà chất vấn, thấy giải thích vòng vo, vô căn cứ: “Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà” -> cái *** bị lật tẩy ( KÊ là gà sao dạy các cháu là dù dì? ) .


NT kể chuyện : Tác giả dân gian đã không nói thẳng vấn đề mà để nv tự bộc lộ và người đọc người nghe tự suy ngẫm.


b/. Ý nghĩa của truyện:


Tiếng cười trong truyện mang ý nghĩa phê phán, giáo dục cao.

+ Phê phán hạng người *** mà còn giấu ***.
+ Bài học : nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ mắc bệnh sĩ diện hão.
-> Tiếng cười hóm hỉnh, sâu sắc đậm chất dân gian.

2. Nhưng nó phải bằng hai mày :


a. Đối tượng của truyện :


- Lý trưởng : quan xử kiện

- Cải + Ngô : Những người nông dân lao động đi kiện.

b. Nguyên nhân tiếng cười:


Do mâu thuẫn của sự việc : thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< bản chất bên trong ( chuyên nhận tiền đút lót )


- Dùng tiếng cười và cử chỉ của nhân vật để tiếng cười bật ra.


+ Khi bị lôi ra đánh đòn : “Cải vội xòe năm ngón tay .... khẻ bẩm lẽ phải thuộc về con cơ mà”-> Cử chỉ, lời nói của Cải nhắc thầy lý món tiền mà anh ta đã lót trước cho thầy lý.


+ Thầy lý cũng có hành động lời nói tương ứng “thầy xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt ” và nói “Mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày”( hình thức chơi chữ. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền là Ngô ( vì tiền của Ngô gấp 2 lần Cải).


- Yếu tố bất ngờ: Hành động xử kiện của thấy lý -> Cải rơi vào tình trạng bi hài: vừa mất tiền vừa bị đánh.


3. Những nét đặc sắc của truyện cười dân gian


- Truyện cười rất ngắn gọn. Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo sự bất ngờ.


- Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười rộ lên ở cuối truyện. Cái cười thường tạo ra từ những mâu thuẫn.


- Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.


- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.

___________

Chúc bạn học tốt!
Nguồn: net
 
Top Bottom