Phạm Ngũ Lão (năm sinh - năm mất), người làng Phù Ủng, là một danh tướng thời Trần, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: Thuật haòi và văn thượng tướng quốc công Hưng Đạo Vương.
Bài thơ tỏ lòng thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng lập chiến công của người anh hùng khi tổ quốc bị xâm lăng. Tác phẩm là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão:
(chép thơ)
2 câu đầu thể hiện vẻ đẹp kỳ vĩ của người con trai thời Trần và khí thế hào hùng của thời đại: (chép 2 câu đầu)
Câu thơ đầu khắc họa hình ảnh người tráng sĩ thời Trần qua tư thế và hành động. Hoành sóc nghĩa là cầm ngang ngọn giáo. Người con trai cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn. Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang sơn, thời gian kỳ vĩ kháp kỉ thu.
=> tạo nên bức tranh oai phong lẫm liệt của người con trai thời loạn.
Câu thơ thứ 2 mnag hình ảnh ba quân, nói về quân đội nhà Trần, ca ngợi sức mạnh toàn dân tộc. Đội quân mang hào khí Đông A ra trận vô cùng đông đảo, với sức mạnh phi thường, mạnh như tỳ hổ quyết đánh ta mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế ấy mạnh đến nỗi có thể nuốt trôi trâu, lấn át cả sao Ngưu.
=> Vẽ nên khí thế mạnh mẽ của dân tộc. Hình ảnh so sánh tam quân tì hổ rất độc đáo, biểu hiện sức mạnh vô địch của đội quân Sát Thát đánh đâu thắng đấy và phản ảnh hào khí của thời đại
Hai câu thơ trên là hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng, ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức lực làm nên hào khí của thời đại. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội, con người và thời đại của mình....
2 câu thơ sau là nỗi lòng của tác giả (chép 2 câu thơ)
Dến đây bài thơ mới bày tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến. Người xưa quan niệm làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời. Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi. Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khát vộng thật đẹp đẽ và cao cả.
Nhưng thật bất ngờ: câu thơ kết lại là nỗi thẹn: (chép câu thơ cuối)
Vũ hầu là Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán (chắc bạn cũng biết rồi). PNL thẹn vì thấy mình chưa tài giỏi như Vũ hầu để lập công giúp nước. Đây là nỗi thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách đẹp. Vì sao/ Vì PNL là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình nợ với đời, còn phải thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu. Điều đó nói lên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Nếu 2 câu thơ đầu của bài thơ khắc họa chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì 2 câu sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ.
Thuật hoài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ngôn ngữ thơ hàm súc bình dị, hình tượng kỳ vĩ tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm mạnh mẽ, mang phong vị anh hùng ca, bài thơ mãi là khúc ca của các anh hùng tướng sĩ thời trần, sáng ngời hào khí Đông A.