[Văn 10] Phân tích bài "Trao duyên".Cần gấp, tui sắp thi HK rồi, help me,thanks!

K

kulboy_vip

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài:
1) Phân tích bài "Trao duyên" của Nguyễn Du.

2) Phân tích bài "Chí khí anh hùng" của Nguyễn Du.
Các bạn giúp kulboy_vip với nhé, nếu ai tự làm được phần mở bài và kết bài hay thì càng tôt. Help me, sắp thi HK II rồi, mà mình kém văn lắm, mọi người giúp mình với nha!Thanks nhiều! >:D<
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

phan tich bai trao duyên

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em...
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!
Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
1. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:

“Chí”: mục đích cao cần hướng tới.

“Khí”: nghị lực để đạt tới mục đích.

“Chí khí anh hùng” là: lí tưởng, mục đích cao và nghị lực lớn của người anh hùng.

2. Chân dung Từ Hải

a. Dáng vẻ, hành động

- “Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.”

Sống với Kiều được nửa năm, cuộc sống đang lúc đằm thắm, nồng nàn nhất thì Từ Hải muốn ra đi thực hiện nghiệp lớn. Tâm trí Từ Hải luôn suy nghĩ về những việc lớn lao. Vì thế, việc “động lòng bốn phương” là hợp lí. Từ “bốn phương” chỉ công việc và chí lớn của người nam nhi thời xưa. “Động lòng” nhấn mạnh việc Từ Hải nung nấu những ý chí lớn lao. ý chí đó đã có sẵn trong con người chàng, nó chỉ tạm lui đi trong thời gian sống cùng Kiều, giờ là lúc chàng thể hiện. Từ “thoắt” diễn tả sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải. ở đây, Nguyễn Du đã gọi Từ Hải là “trượng phu”. Đó là cách nói vô cùng trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một vị tướng võ.

- “Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”

Câu thơ miêu tả hành động nhìn ra xa, đồng thời khắc hoạ dáng vẻ phóng khoáng của Từ Hải. Nguyễn Du đã xây dựng hình ảnh Từ Hải song song, sánh ngang với hình ảnh trời đất. Nhắc đến Từ Hải là thấy hình ảnh cao rộng của trời đất, vũ trụ. Những từ láy, từ biểu cảm chỉ độ rộng, độ cao càng khắc hoạ rõ hơn tư thế của Từ Hải. Cái nhìn của chàng không phải là trông hay nhìn bình thường mà là “trông vời” - cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường.

Từ Hải một mình ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Việc xây dựng Từ Hải độc lập một mình không làm chân dung chàng đơn độc mà càng cho thấy sự dũng mãnh của chàng. Hành động được miêu tả đầy sự dứt khoát, nhanh nhẹn. Đã nghĩ là làm, Từ Hải không bao giờ chần chừ, do dự, suy tính lâu. “Thoắt đã động lòng bốn phương” là “lên đường thẳng rong” ngay.

- “Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.”

Tác giả để Từ Hải “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” rồi mới để Kiều nói xin đi theo nói lên việc chàng ra đi là quyết định chắc chắn, không thể lay chuyển nổi. Thuý Kiều muốn theo Từ Hải, nhưng với chàng đã làm là dứt khoát. Dặn dò xong Kiều, Từ Hải ra đi ngay. Từ “quyết” và “dứt” cùng xuất hiện trong một câu thơ cho thấy sự quyết đoán của Từ.

Câu thơ cuối đoạn dựng lên hình ảnh phóng khoáng, kì vĩ về Từ Hải. Nguyễn Du đã so sánh Từ Hải với chim bằng để nhấn mạnh bản lĩnh phi thường của chàng. Cảnh chàng ra đi thực hiện sự nghiệp hùng tráng như cảnh chim bằng tung bay giữa gió mây.

=> Dáng vẻ, hành động của Từ Hải đầy phóng khoáng, kì vĩ, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm .

b. Lời nói

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm như thường thấy ở mọi người. Dù yêu thương Thuý Kiều, coi nàng là “tâm phúc tương tri” song nàng quyết tâm ra đi một mình. Câu hỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” khẳng định chàng là bậc nam nhi sự nghiệp và tình cảm rạch ròi.

-Từ Hải có lí tưởng công danh lớn lao. Điều đó thể hiện qua lời hứa với Thuý Kiều. Những khát vọng của chàng đều phi thường. Đó là việc phải có được “Mười vạn tinh binh,/ Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời.”. Từ đó để mọi người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi thường./ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ “mặt phi thường” dùng rất trúng. Nó cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du.

-Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là khi nào? Chàng không nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.

=> Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung.

: Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải

-Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi thường. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân dung tiêu biểu của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của Nguyễn Du với Từ Hải.

-Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu vào nội tâm.
Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.

3. Thái độ và ước mơ của N.Du qua Từ Hải

Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải đã đòi phạt tác giả 300 roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ (VD: Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ). Trong “Kim Vân Kiều truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp. Nhưng khi bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa với bao phen thay đổi sơn hà.

-Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén giấc mơ về tự do và công lí của mình trong con người Từ Hải.

-Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được những việc lớn lao, dám nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát, oai nghiêm.

III/ Tổng kết

- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.

- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.

- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.
..............................................................................................................
 
L

l0na_l0v3

ney...

tên thực của truyện kiều là "đoạn trường tân thanh" có nghĩa là"tiếng kêu đứt ruột", thực ra trong đó có muôn vàn tiếng kêu đau thương. mà trao duyên có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên khởi đầu cho 1 chuỗi dài đau thương chồng chất nên cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc vẹn toàn. thuý kiều đứt ruột trao duyên cho em và nguyễn du đã khắc nên cảnh đau thương đó bằng những lời thơ đau buồn xé ruột.
bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gđ thuý kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với kim trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. việc bán mình đã thu xếp xong xuôi, kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ e gái là thuý vân thay mình kết duyên với kim trọng. đoạn trích trao duyên được trích từ câu 723 đến câu 756 là lời thuý kiều nói cùng thuý vân.
nhan đề trao duyên gây trong lòng người đọc rất nhiều băn khoăn. vì từ xưa đến nay "trao đổi" chỉ được sử dụng ở vật chất và có thể định lượng được, còn "trao duyên" thật là lạ lùng và sao bất bình thường quá. trong cuộc đời kiều có nhiều nỗi đau nhưng trao duyên là nỗi đau lớn nhất và là nỗi đau mở đầu đối với kiều. vì chúng ta có thể trao cho nhau bất kỳ vật phẩm quý giá nào đó nhưng có lẽ chưa ai trao duyên của mình cho người khác nhất là cái duyên đẹp như duyên của kiều và chàng kim. vì vậy nhan đề gợi lên nỗi đau đặc biệt của thuý kiều.
nếu nói nguyễn du là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật thì đoạn thơ này tiêu biểu nhất, được các nhà phân tích bình giả không ngớt lời ngợi ca thán phục. trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ:
"cậy em em có chịu lời
ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."
chỉ bằng 2 câu thơ nguyễn du đã dựng lên 1 không khí , 1 cảnh ngộ đặc biệt. lời nói của t.kiều với t.vân k còn là ngôn ngữ thông thường củ chị nói với e trong 1 gđ gia giáo nữa. mà trọng lượng của 2 câu thơ rơi vào 4 ch:"cậy, chịu, lạy, thưa" đây là những chữ k thể thay thế bằng những từ khác. tác giả chọn từ "cậy" mà k phải từ "nhờ" vì ngoài lý do thanh trắc gây 1 điểm nhấn lắng đọng cho câu thơ mà nó còn có hàm ý hi vọng, lương tựa tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. nếu tác giả dùng từ "nhờ" thỳ bấy nhiêu đó sẽ nhạt phai hết. còn từ "chịu lời" là sự giàng buộc, "nhận" thỳ tuỳ vào em em nhận cụng được mà em k nhận cũng được nhưng trong trường hợp này kiều muốn em k được từ chối đề nghị của mình nên lời lẽ thắt buộc được lựa chọn thật chính xác và chặt chẽ. thuý kiều yêu cầu em ngồi lên cho chị "lạy" trước rồi mới "thưa" sau cũng là ý nài ép như vậy, nhưng bây giờ kiều dùng lễ nghi để ép buộc lời thưa rất trang trọng. vừa tình tứ,vừa lễ nghi như vậy thỳ vân từ chối làm sao đây?. có thể nói bằng lời lẽ khẩn khoản thiết tha cầu khẩn chính em gái ruột của mình và kiều hiểu gánh nặng ,ình sắp phải trao cho em. và cũng hiểu sâu sắc hơn tình thế khó sử của vân.
kiều nhắc đến mối tình dang dở của mình và kim trọng gắn gọn, rõ ràng và rất dứt khoát:
"giữa đường đứt gánh tương tư
keo loan chắp mối tơ thừa mặc em."
vì hạnh phúc gđ,vì vận mệnh cha và em, vì chữ hiếu kiều hi sinh hạnh phúc cá nhân đó là lí tưởng đạo đức cũng là 1 phương diện hạnh phúc của đời nàng.ngoài tình thương cha và em còn tình yêu với kim trọng 1 người con gái nhan sắc tài hoa, trái tim nồng nàn nàng đã sống trong hương vị ngọt ngào của ty vậy mak giờ đây :"giữa đường đứt gánh tương tư" thì thật dở dang vô cùng. hình ảnh thơ nói rõ tình trạng bất lực của t.kiều đến đây mọi việc phó mặc cho em của em:"mặc em" tức là phó mặc cho em dở hay em cũng phải gánh vác cho chị. nhờ cậy xong kiều mới nói lý do:
"kể từ khi gặp chàng kim,
khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề.
sự đâu sóng gió bất kì,
hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
nội dung thông báo rõ ràng cụ thể. ba chữ khi:"khi gặp,khi ngày, khi đêm" đã nói nên sự thề ước nhiều lần sẵn sàng k thể nuốt lời nên kiều phải nhờ em nối duyên với k.trọng. chàng kim là người phong tư tài mạo tuyệt vời kiều đã đối diện với hạnh phúc ban đầu của những sớm chiều tình tứ, làm sao có thể chôn vùi trong tim đang độ sôi nổi mối tình đầu nên thơ son sắt ấy.
kiều tiếp tục thuyết phục vân thay mình trả nghĩa cho k.trọng kiều nói với vân bằng những lời tâm sự biểu hiện của những câu thơ mang phong cách thành ngữ:"tình máu mủ","ngậm cười chín suối","thịt nát xương mòn","thay lời nước non" kiều giàng buộc vân bằng tình mẫu tử ruột thịt khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao cả của em và từ đây trở đi kiều koi như mình đã chết.
đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của t.kiều. cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của nguyễn du.
 
U

uocmovahoaibao

PHÂN TÍCH BÀI THƠ TRAO DUYÊN CỦA NGUYỄN DU

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.

Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.


Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:


Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.


Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.


Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục em mới khéo làm sao:


Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.


Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!


Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:


Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!


Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!


Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?


______________
Tham khảo nhá! Nếu thấy có ích thì click "Đúng" hoặc thank hộ mình ^^
Nguồn: net

 
U

uocmovahoaibao

Đề 2:
Tìm hiểu chung:
Cuộc đời kiều tưởng như bế tắc hoàn toàan khi lần thứ 2 rơi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa kiều thóat khỏi cảnh ô nhục. hai người sống hạnh phúc “trai anh hung, gái thuyền quyên-phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đọan trích (từ câu 2213-2230) bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thọai cho thấy chí khí của Từ Hải.
Tìm hiểu văn bản:
So với những cuộc chia tay khác trong tác phẫm, ở cuộc chia tay này, giữa kiều và từ hải, ta không thấy những lời dặn dò, những băn khoăn lo lắng, những bịn rịn lưu luyến vốn là tâm trạng phổ quát của kẻ ở, người đi. Đọan trích tập trung khắc họa từ hải ở vẻ đẹp của chí khí anh hung. Chí là mục đích cao cả, khí là nội lực mạnh mẽ của quyết tâm, nghị lực bên trong. Có lẽ vì vậy mà dường như Từ xem việc lên đường lập nghiệp lớn là tất yếu, không nghĩ đến việc cần có một cuộc chia tay với Thúy Kiều. Chỉ đến khi Từ đã lên ngựa, Kiều bày tỏ ước nguyện một lòng xin đi cho vẹn chữ tong, Từ Hải mới có dịp bày tỏ suy nghĩ của m2inh.
1/ Hình ảnh Từ Hải:
a. Con người có chí khí, khát vọng lớn lao:
• Thể hiện ở thờ iđiểm ra đi lập nghiệp lớn:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,…”
Từ dứt áo ra đi khi tình “trai anh hung-gái thuyền quy6en” đang vào độ mặn nồng nhất. (So sánh với Kim Trọng, Thúc Sinh).
• Qua hành động và lời nói:
Hành động nhanh chóng, dứt khóat, mạnh mẽ, không chút phân vân do dự. Đang “hương lửa” mặn nồng, vậy mà “thoắt” cái là sự giục giã của “lòng bốn phương”. Và ngay lập tức Từ ở tư thế lên đường “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” và sau những lời bày tỏ suy nghĩ là “Quyết lời dứt áo ra đi”. Thẳng rong là đi liền một mạch, chỉ một hướng, không bị chi phối bởi điều gì, đã “quyết lời” là “dứt áo” ra đi không chút vướng bận.
• Lời nói: khi Kiều bày tỏ mong muốn được “xin theo” để trọn đạo vợ chồng, cùng chia sẻ với Từ, Từ trách “tâm phúc tương tri,… sao chưa thóat khỏi nữ nhi thường tình”. Trong lời trách còn bao hàm sự động viên, khích lệ Kiều hãy vựot lên sự thường tình của một nhi nữ để làm vợ một anh hung. Trong lời chàng còn là một ước hẹn chắc chắn, vẽ ra một viễn cảnh hào hung, vẻ vang, một sự nghiệp xứng đáng với một anh hung. Nhưng tiếng gọi của sự nghiệp, hoài bão ấy không phải chỉ là lẽ sống của Từ Hải, mà hơn nữa đó là khao khát múôn có một sự nghiệp rỡ rạng để đón Kiều “nghi gia” trong vẻ vang.
• Qua hình ảnh không gian: hình ảnh không gian mênh mông, khóang đạt: không igan của biể rộng, trời cao, của bốn phương ***g lộng, của bể Sở sông Ngô tung hòanh. Không gian ấy nâng tầm vóc người anh hung, chắp cánh cho những ước mơ, hòai bão phi thường. Hình ảnh “gió mây bằng…” càng khẳng định tầm vóc Từ Hải: chàng như con chim bằng bay cao, bay xa ngoài biển lớn được thỏa chí tung hoành.
b. Thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với nhân vật:
- Với Nguyễn Du, Từ Hải là “đấng trượng phu” ( chỉ duy nhất từ Hải được Ng Du gọi như thế), là “mặt phi thường”, là cánh chim bằng vượt gió. Từ là ước mơ của Ng Du về tự do, công bằn, công lý.
- Khắc họa chân dung Từ Hải, Ng Du dùng hình tượng ước lệ quen thuộc của văn học trung đại khi miêu tả người anh hùng ( lòng bốn phương, thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong, gió mây bằng…) và hình tượng vũ trụ ( đặt nhân vật trong không gian vũ trụ mênh mộng rộng lớn: trời bể mênh mông, tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường…)
suy ra: Từ Hải là nhân vật được Ng Du xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa.

Mặc dù tôi rất buồn vì sao trình độ cảm thụ của các bạn trẻ bây giờ ngày càng hiếm hoi, nhưng cũng post lên cho các bạn tham khảo. Hi vọng rồi đây văn chương các bạn sẽ mang phong cách cá nhân, trau chuốt và sâu sắc.


I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn: SGK
2. Văn bản: SGK
a. Giải thích từ khó: SGK
b. Bố cục:
- Bốn câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống.
- Mười câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải - Tính cách anh hùng của Từ Hải.
- Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
(Có thể phân đoạn theo nội dung:
- Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải;
-Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải)
II. Đọc - hiểu
1. Đọc diễn cảm
2. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải
- “Trượng phu” (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- “Động lòng bốn phương” là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây…) tung hoành thiên hạ => Lí tưởng anh hùng thời trung đại, không ràng buộc vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.
+ Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng;
+ Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình dứt khoát, kiên quyết nhưng không thô lỗ mà khá tâm lí.
- Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du khắc hoạ bằng những hình tượng kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ như: “lòng bốn phương”; “mặt phi thường”; “chim bằng”;… => Lí tưởng về của Nguyễn Du về nhân vật anh hùng.
3. Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải
- Kiều không chỉ yêu mà còn khâm phục, kính trọng Từ Hải .
- Tình cảm gắn bó của Kiều với Từ Hải sau những tháng ngày chung sống và không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn.
=> Từ Hải quả quyết khi thành công lớn sẽ “rước nàng” với nghi lễ cực kì sang trọng.
+ Niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường, niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng
- Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.
- Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du.
=> Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (người chồng thương yêu).
III.Tổng kết
1. Nội dung
- Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu”.
- Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời.
- Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai.
2. Nghệ thuật
-Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét.
- Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh.

______________
Tham khảo nhá! Nếu thấy có ích thì click "Đúng" hoặc thank hộ mình ^^
Nguồn: net
 
H

heroineladung

Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em...
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng; không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp dã phụ chàng từ đây!
Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?
 
Top Bottom