[Văn 10] Phân tích bài thơ, đoạn thơ

K

kemcanthao

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị gợi ý giùm em đề văn nì: Tìm và phân tích 1 vài bài thơ hoặc đoạn thơ trung đại và hiện địa có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.


Tiêu đề: [Văn 10] + Nội dung.
Swan!
 
Last edited by a moderator:
B

babycute1997

Gợi ý: văn học dân gian có một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền văn học viết. Đặc biệt là văn học trung đại và hiện đại. có thể nói văn học dân gian là chất liệu để làm nên những tác phẩm những bài thơ hay, vuất sắc trong hai thời kỳ trên.
Bạn có thể lấy dẫn chứng trong truyện kiều. Đó là một tác phẩm do được Nguyễn Du sử dụng nhiều ngôn từ dân gian:
ví dụ: – “Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào” (Câu 1731-1732)
- “Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao” (Câu 1815-1816)
- “Ở đây tai vách mạch rừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi” (câu 1755-1756)
- “Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (câu 1147-1748)
Nhưng nhiều trường hợp nhà thơ thường tách tục ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của câu thơ. Những thành ngữ “trong ấm ngoài êm”, “tình sông nghĩa bể”, “khổ tận cam lai”, “đau như dần”, “ai khảo mà xưng”, “rút dây động rừng” được “bẻ vụn đan cài vào” các câu thơ sau:
- “ Nàng rằng: non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.”
- “ Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông”
- “ Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai”
- “ Nghĩ đà bưng kín miệng bình
Nào ai có khảo mà mình lại xưng”
- “ Những là e ấp dùng dằng
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”
Tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày đi vào thơ Nguyễn Du, chan hoà, tan biến trong phong cách của nhà thơ
Đó là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng chất liệu từ văn học dân gian...........
 
Top Bottom