[Văn 10] Ôn tập học kì II

K

kriegsmarine

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A


I

Biết bao bướm lã ông rơi
Dập dìu lã gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân​

1. Phân tích phép điệp, phép đối, hiệu quả
2. Phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
3. Phân tích đặc điểm VB
4. Giải thích từ "Giật mình"
5. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân cách của Kiều


II

Dựa vào bài Nơi dựa trong SGK trang 121 - 122

1. Phân tích đặc trưng PCNT
2. Phân tích đặc điểm VB
3. Giải thích "Nơi dựa"
4. Những hình tượng (người đàn bà - em bé, người chiến sĩ - bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì nơi dựa trong cuộc sống
5. Tìm 2 đoạn có cấu trúc, hình tượng tương tự nhau
6. Viết đoạn văn ngắn về "nơi dựa" của em trong cuộc sống


III

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng,
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiếp mà thôi.
buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.​

1. Phân tích phép điệp, phép đối, hiệu quả.
2. Phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
3. Phân tích đặc điểm VB
4. Đoạn văn ngắn về người phụ nữ VB trên

IV

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng tại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.​

1. Phân tích phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2. Phân tích đặc điểm VB
3. Em phải làm gì để gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn



B - Làm văn


1. Vẻ đẹp của Kiều trong Trao Duyên. Nhân cách của Kiều còn có ý nghĩa ntn với tuổi trẻ hiện nay.

2. Tâm trạng người chinh phụ được thể hiện ntn trong tình cảnh lẻ loi. Cảm nghĩ của em về người chinh phụ và trái tim nhân đạo của tác giả Đặng Trần Côn.

3. Vẻ đẹp của Từ Hải trong Chí Khí anh hùng ? Em học tập được gì từ phẩm chất của người anh hùng Từ Hải ?

4. Vẻ đẹp tư tưởng của Nguyễn Trãi qua Bình Ngô Đại Cáo, tư tưởng này còn có ý nghĩa nào với thanh niên hiện nay.

5. Vẻ đẹp của Ngô Tử Văn trong Phán sự đền Tản Viên. Vì sao kẻ sĩ không niên kiêng sợ ?

Giúp mình nha, đang cần gấp :D.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Thùy Trang_hunhun
N

ngocsangnam12

IV. Tính chất ẩn dụ, tượng trưng nổi bật nhất ở câu cuối cùng, nhưng ngay ở câu này trước hết vẫn là sự tả thực về cây sen ở trong đầm. Ở đây, nội dung nội dung và thẩm mĩ triết lí, nhân sinh gắn liền với nội dung sinh vật học tạo ra sự đa dạng, phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao.



Câu thứ nhất: “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định và tuyệt đối hóa vẻ đẹp của cây sen ở trong đầm. Sự tuyệt đối hóa ở đây được nhấn mạnh trong một phạm vi không gian cụ thể, có giới hạn nên người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu mà cho rằng đó là sự đánh giá cực đoan, khiên cường thái quá.

Câu thứ hai: “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” miêu tả từng bộ phận trong cây sen để cụ thể hóa cho vẻ đẹp của hoa sen. Nhân dân đã quan sát hoa sen từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của cây sen, từ “chen” diễn tả cây sen vừa có hoa vừa có nhị, chứng tỏ đây là một bông sen vừa mới nở.

Câu thứ ba: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” có thể xem là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết. Điều đặc biệt là sự “chuyển” được thể hiện trên cả ba phương diện: chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý.

- Chuyển vần: vần thay đổi đột ngột khác thường từ vần “ang” sang vần “anh” mà vẫn dễ đọc, thuận tai khiến cho nhiều người không để ý vì thấy rất tự nhiên và hợp lí. Huy Cận đã nhận xét là: “Hầu như bạn (và tôi) không bao giờ để ý bài thơ đã đổi vần đột ngột. Người tác giả vô danh đã chấn động sâu mạnh trong cảm xúc của bạn mà cứ tiếp thu hồn nhiên như không”.

- Chuyển ý: tác giả nhắc lại ý của câu thơ thứ hai “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” thành“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” bằng cách đảo ngược thứ tự các chi tiết. Câu thơ này còn có tác dụng như cái bản lề, khép lại vẻ đẹp bên ngoài và đem đến cho người đọc ý nghĩa, giá trị đích thực của hoa sen.

Tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí, khiến cho bài ca dao cứ phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc ngưng trệ; tựa hồ như một dòng sông,tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.

Sự sắp đặt thứ tự các hình tượng và từ ngữ trong hai câu thơ trên chẳng những phản ảnh được quá trình quan sát, tư duy của tác giả mà còn phản ánh được một cách tổng quát vẻ đẹp của hoa sen nhìn từ mọi góc độ: nhìn từ ngoài vào trong hay nhìn từ trong ra ngoài hoa sen đều đẹp cả.



Câu thứ tư: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được xem là cái hồn của bài ca dao. Thiếu câu này hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có hồn. Câu thơ đã khép lại vẻ đẹp hình thức của hoa sen và mở ra vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của loại “quốc hoa” này.

Từ hình tượng hoa sen với những vẻ đẹp giản dị, toàn diện, tác giả dân gian đã chuyển sang hình tượng con người với những ý nghĩa triết lí nhân sinh một cách tự nhiên ẩn chứa bên trong.

Và thế là “sen” mang ý nghĩa ẩn dụ về con người; “bùn” trong đầm lầy mang ý nghĩa ẩn dụ cho “bùn nhơ” trong xã hội; “đầm” và mùi “hôi tanh” của nó cũng được coi là hình ảnh tượng trưng ẩn dụ cho môi trường xã hội …

Ngẫm cho kĩ, cái tiếng nói trong bốn câu ca dao trên có lẽ là tiếng nói khẳng định giá trị, nhân phẩm của một con người tự hào đã giữ được bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những xấu xa. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

ST
 
Top Bottom