[Văn 10] Nội dung cơ bản và giá trị của tác phẩm "đường cách mệnh" của chủ tịch hồ chí minh

N

ngoc195a

Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

II. Những giá trị lý luận của tác phẩm “Đường Cách mệnh”
“Đường Cách mệnh” được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn, nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế rất sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc. Điều đặc biệt và quan trọng là, Người đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam theo cách của riêng mình. Những lời giản dị, dễ hiểu của Nguyễn Ái Quốc về “vũ khí tư tưởng của thời đại”, làm cho lý luận Mác - Lênin đến với Việt Nam như hạt giống tốt gặp mảnh đất mầu mỡ đã được bồi đắp bằng truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
1. “Đường Cách mệnh” đề cập trước tiên vấn đề tư cách người cách mạng
Với một quan niệm mới, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò, vị trí của đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cán bộä - yếu tố quyết định thành bại của cách mạng. Nội dung đạo đức cách mạng không chỉ bao hàm những phẩm chất cá nhân mà cả những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, để tiến tới xây dựng một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây cũng là một bài học quan trọng hàng đầu đối với tổ chức tiền thân của Đảng - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộä cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh. Ngày nay, tiêu chuẩn này vẫn còn nguyên giá trị trong việc lựa chọn cán bộä cho công cuộc đổi mới đất nước.
2. “Đường Cách mệnh” xác định rõ mục tiêu Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đó là dân tộc cách mệnh (quốc gia) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (quốc tếâ)
“Đường Cách mệnh” đưa ra một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và chia thành hai giai đoạn trên một nền tảng chung, đó là “dân tộc cách mệnh” và “thế giới cách mệnh”.
Đối tượng của “dân tộc cách mệnh” là đánh đổ chính quyền thuộc địa của Pháp. Chủ thể của cách mạng là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng. Thông qua việc phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để tạo nên động lực to lớn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần tích cực vào cách mạng thế giới.
Làm rõ vấn đề lực lượng cách mạng và mối liên minh chiến lược giữa công nhân - nông dân và bầu bạn của họ trong khi thực hiện nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh”, “Đường Cách mệnh” chỉ ra yêu cầu tập hợp được tất cả những người Việt Nam yêu nước vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Điều này đã được lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 77 năm qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
3. “Đường Cách mệnh” nhấn mạnh vai trò là hạt nhân lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và việc lựa chọn mô hình Nhà nước trong tương lai
Nhận thức sâu sắc được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước trong điều kiện cụ thể của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là về bản chất của thời đại mới, về nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, về vai trò của những nhân tố bảo đảm cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”2.
Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cuộc cách mạng, “Đường Cách mệnh” cũng đồng thời nêu rõ vấn đề mô hình Nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công. Hồ Chí Minh đã phân tích những mặt hạn chế của cách mạng tư sản ở các nước Mỹ, Pháp và chỉ rõ: Muốn dân tộc được độc lập, muốn nhân dân lao động thoát khỏi thân phận người nô lệ, thì phải làm cách mạng một cách triệt để. Không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, không thể thiết lập mô hình nhà nước cộng hoà tư sản, nơi chính quyền chủ yếu thuộc về giai cấp hữu sản. Người viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”3.
4. “Đường Cách mệnh” khẳng định cách mạng giải phóng giai cấp vô sản phải gắn liền với giải phóng dân tộc và phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga với một phương pháp cách mạng mới
Để tiến hành một cuộc cách mạng mà khi chính quyền được thành lập là của đa số dân chúng, Hồ Chí Minh đã hướng về một cuộc cách mệnh “đến nơi”, một chính quyền thực sự của dân, không áp bức dân, không bóc lột dân như “cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”4 nên “hết sức giúp dân thuộc địa làm cách mệnh”. Cách mạng Nga cũng dạy chúng ta rằng: “muốn cách mệnh thành công thì dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất”5.
Như vậy, cùng với việc nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa yêu cầu giải phóng dân tộc và giải phóng con người là nhu cầu của thời đại và vận dụng học thuyết Mác - Lênin để giải quyết một cách tài tình, triệt để nhu cầu ấy, Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường của giai cấp vô sản để giải phóng dân tộc và giải phóng con người bằng một cuộc cách mạng vô sản và bước phát triển tiếp theo là đưa cả dân tộc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, khác với cuộc cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, theo Hồ Chí Minh, khi tiến hành Dân tộc cách mệnh để giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đã giải quyết được một phần của nhiệm vụ giải phóng giai cấp, tạo cơ sở để đi tới giải phóng giai cấp hoàn toàn.
“Đường Cách mệnh” còn đồng thời chỉ ra phương pháp cách mạng, bao gồm phương pháp vận động quần chúng, phương pháp tổ chức đấu tranh cách mạng, cách thức xây dựng các tổ chức quần chúng... Bởi rằng, cũng theo Hồ Chí Minh, muốn làm cách mạng thành công, phải biết tuyên truyền, giảng giải lý luận chủ nghĩa cho dân hiểu và có làm được như vậy, mọi người mới đồng chí, đồng đích, đồng lòng, cách mạng mới thành công. Thông qua việc nêu rõ vai trò và cách thức tổ chức Công hội, tổ chức Dân cày và Hợp tác xã, “Đường Cách mệnh” nhấn mạnh rằng: muốn tập hợp lực lượng của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất định và không thể không tổ chức, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng đó. Bởi rằng, quần chúng tạo nên nguồn sức mạnh của Đảng và nếu không tập hợp, huy động được nguồn sức mạnh vô địch đó, đội tiên phong của cách mạng sẽ không thể lãnh đạo cách mạng đi đến thành công được. Điều này đã được tiến trình cách mạng Việt Nam chứng minh một cách sinh động.
5. “Đường Cách mệnh” xác định cách mạng Việt Nam nằm trong dòng chảy của cách mạng thế giới
Thông qua việc trình bày cụ thể về lịch sử Đệ nhất Quốc tế, Đệ nhị Quốc tế, Đệ tam Quốc tế (Quốc tế Cộng sản), phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa Đệ nhất Quốc tế, Đệ nhị Quốc tế với Đệ tam Quốc tế, “Đường Cách mệnh” đã giáo dục cho các chiến sĩ cách mạng Việt Nam về chủ nghĩa quốc tế vô sản và kết luận: “Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam Quốc tế”6.
Chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, vấn đề đoàn kết dân tộc, giai cấp và quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, Hồ Chí Minh mở rộng tầm tư tưởng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam bằng quan điểm chủ nghĩa yêu nước chân chính không thể tách rời chủ nghĩa quốc tế vô sản. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quốc tế quan trọng nhất của các nhà cách mạng Việt Nam, trước hết và vào thời điểm ấy, là học hỏi kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga, bởi “cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”7.
“Đường Cách mệnh” cũng giới thiệu về lịch sử, tổ chức của: Phụ nữ Quốc tế, Công nhân Quốc tế, Cộng sản Thanh niên Quốc tế, Quốc tế giúp đỡ (tổ chức Giúp đỡ của công nhân quốc tế), Quốc tế Cứu tế đỏ và khẳng định đó là nơi quy tụ tập hợp và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản.


nguồn google
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom