[Văn 10]-Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

P

provodoi1102

hix đúng chiều nay là thi môn văn ... chỉ biết sơ qua là có quan niện sống : ung dung , tự tại nhàn nhã , hòa hợp vs thiên nhiên , xa chốn công danh vu lợi , hãm hại lẫn nhau , thể hiện nhân cách thanh cao của 1 nhà nho chân chính ..... còn jì thiếu bổ xung hộ cái nha
 
S

seagirl_41119

Quan niệm sống: về với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị để tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.
- Đối lập lợi danh như nước với lửa
Vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Vắng vẻ :
nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người, nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn.
- Lao xao:
nơi cửa quyền, đường hoạn lộ- sang trọng, ngựa xe tấp nập, kẻ hầu người hạ, thủ đoạn bon chen, luồn lọt, sát phạt.
=> Người thông tuệ, tỉnh táo ở cách xuất xử, chọn lẽ sống; hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược.
- Có nhãn quan tỏ tường, tìm đến say là tỉnh
- Ông nhận ra công danh, của cải quyền quý chỉ là giấc chiêm bao
? từ bỏ chốn lao xao quyền quý tìm đến nơi vắng vẻ đạm bạc mà thanh cao-> cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự ung dung cho tâm hồn thư thái hoà nhập với thiên nhiên.
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là một triết gia có trí tuệ uyên thâm, nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu qui luật hoạ/ phúc, bĩ / thái..
Mình chỉ gợi ý đc vậy thui,bn tự bổ sung thêm nha
 
M

madocthan

Không bít có giúp gì được cho bạn không!

:khi (66)::khi (32):HAi câu thơ cuối trong bài thơ nhàn của nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện 1 cốt cách thanh cao, ung dung tự tại của bậc cao sĩ phong lưu.
''Nơi vắng vẻ'' là nơi quê cha đất tổ, nơi hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp, là am Bạch Vân, xa cách bụi trần.
''Chốn lao xao'' là nơi cửa quyền, bổng lộc hậu hĩnh nhưng cạnh tranh quyết liệt, bon chen danh lợi. Nơi mà đồng tiền là cán cân công lý.
Nhàn là sống trong sạch, thanh cao, là nét đẹp trong tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nguyễn Bỉnh Khiêm như 1 Ông tiên giữa cỏi Trần. Nhàn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ của Nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Học tác phẩm nhàn cho ta hiểu rõ về cảm hứng thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thơ văn trung đại.
Chúc các bạn thành công!
 
V

vannam

MB : nhan la mot tac pham dac sac cua nha tho nguyen binh khiem . Gioi thieu ve than the su nghiep cua tac gia va bai tho, neu 1 so y nghia tieu bieu cua bai tho ( noi dung chu dao )
TB : phan tich cu the tac pham
_ Cac cau tho goi len dieu gi o trong tam hon cua tac gia ?
_ Qua do nhan thay duoc cam nhan cua tac gia ve triet li nhan sinh cao dep qua tung cau tho
_ Nhan thay cac nghe thuat dac sac duoc su dung nhuan nhuyen , tai tinh cua tac gia
_ Nang cao len la so sanh voi 1 so tac pham khac lien quan den hoac cac tac pham cua chinh tac gia ma minh biet
_ Chu y phan tich tung y cung voi neu ra nghe thuat dac sac cua tung cau tho
KB : Neu tom gon noi dung chinh cua bai tho, cam nhan cua tac gia trong bai tho
_ Neu nhan xet, lien tuong den ban than hoac tuoi tre hien tai
CHUC BAN LAM BAI VAN TOT HON
TOI CHI GOI Y KHONG PHAN TICH DE BAN TU TIM TOI KHAM PHA DE CO THE DAT DUOC DIEM CUA CHINH HOC LUC CUA MINH
CHU Y :CAC BAN XEM NHO PHAI TU BIET TAT MAY TINH MA VE TU CAM BUT MA VIET NHAP DI
PHAN TICH THO KHONG KHO NHUNG CHI KHO LA TA CHEP 1 CUON SACH GIAI !
Toi : Giao su. Tien Si. Giao vien truong THPT Chuyen Le Hong Phong . Hay dung tin tuong qua vao may tinh ma ban dang su dung!
 
N

ngocthinhdan

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình . Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến, khó thì lui
(Thói đời)
Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.
 
R

rexno_95

May minh ko sua dc vietkey nen moi nguoi thong cam cho minh nhe! sau day cho minh them mot vai
o day to muon noi den ve dep tri tue trong tac pham Nhan. Tri tue trong su lua chon tinh tao-mot cach noi dua vui nguoc nghia:'' Khon ma hiem doc la khon dai
Dai von hien lanh ay dai khon"
"dai khon" nay bat nguon tu triet ly song cua dan gian.Day la cai khon cua nguoi thanh cao quay lung lai voi danh loi, di tim su thu thai cho tam hon. Cau doi 3-4 tao thanh 1 phan de de khang dinh nhan cach cua Nguyen Binh Khiem.
"Ruou den coi cay ta se uong
Nhin xem phu quy tua chiem bao"
Cau tho lay dien tich tu Thuan Vu Phan: nam mo thay vinh hoa phu quy, tinh day moi biet do chi la mo, giac chiem bao phu quy ma thoi. NBK khong mang danh loi vi danh loi , ong xem danh loi nhu mot giac chiem bao phu phiem- ong la nguoi co tri tue ban linh hon doi. Chu "nhan" la xa lanh chon quyen quy de giu cot thanh cao la cach song de bao toan danh pham truoc su dua chen cua nguoi doi, bang hoai ve dao duc , la loi tam su sau sac truoc thoi cuoc cua ong.
 
N

nang_ha

phân tích sâu từng ý trong bài thơ ta sẽ thấy được vẻ đẹp cuộc sống Nhàn, cũng như nhân cách NBK
- 2 câu đầu- tác giả trở về với nhân dân, sống một cuộc sống thuần nông, chủ động chọn lối sống cho riêng mình, không bị bó buộc, gò ép
- 2 câu tiếp: Ta dại ta tìm...
người khôn người đến.....
cách nói ẩn ý dại mà khôn, khôn mà dại, ẩn ý của tác giả, mỉa mai lũ quan chỉ biết sống trong cảnh bon chen, toan tính, vụ lợi, chà đạp lên nhau mà sống, luôn rắp tâm hãm hại người khác, sống trong lo sợ bị người khác hãm hại...Đồng thời tác giả khẳng định mình thấu lẽ đời
- 2 câu tiếp: Thu ăn măng trúc...
Xuân tắm hồ sen....
tác giả hòa mình với thiên nhiên cuộc sống tự cung tự cấp mùa nào thức ấy
- 2 câu cuối: chú ý phân tích câu: Rượu, đến cội cây ta sẽ uống -> dù là Nhàn ko có nghĩa lánh xa, khước từ mọi sự, cái gì đến thuận theo lẽ tự nhiên ta cứ nhận không nhất thiết phải sống kham khổ
-Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
không xem trọng phú quý, những vật chất xa xỉ, công danh chức tước đối với tác giả chỉ giống như một giấc chiêm bao không có thật trên đời
 
Top Bottom