Dàn ý chung:
Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
Thân bài:
Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.
*Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
*
Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
* - TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
* - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật...
* - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...
* - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
* ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"...
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.
- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.
- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.
....................
Dẫn chứng về Hà Nội:
Một năm, 450.000 lượt vi phạm
Theo Đại tá Đỗ Kim Tuyến - Phó Giám đốc CATP Hà Nội, từ khi bỏ dừng đăng ký xe máy tại Hà Nội, số lượng xe máy và ôtô đã tăng liên tục. Từ đầu năm tới nay, số ôtô đăng ký mới là 15.000, tăng 90%; xe máy đăng ký mới là 116.000, tăng 60%. Đặc biệt, trong hai tháng gần đây, số đăng ký mới càng tăng mạnh. Có ngày, số xe máy đăng ký mới đạt tới con số: 1.000 chiếc, ôtô: 100 chiếc. Cũng theo Đại tá Đỗ Kim Tuyến, trong khi lưu lượng xe tham gia giao thông tăng lên từng ngày, hệ thống hạ tầng, đường sá, bãi đỗ xe lại đứng yên tại chỗ. Tại nhiều khu vực nóng, bãi đỗ xe không có hoặc chật hẹp và quản lý lỏng lẻo nên không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu.
Tương tự, các nút giao thông lớn, đường vành đai đều đang trong giai đoạn thi công nên tổ chức giao thông rất khó khăn. Tuy nhiên, gây ra nhiều khó khăn nhất có lẽ là ý thức của người tham gia giao thông tại Hà Nội còn rất hạn chế. Theo dõi thường xuyên cho thấy, bình quân, một năm, toàn thành phố có 200.000 tới 250.000 lượt người vi phạm Luật Giao thông và cũng ngần ấy lượt vi phạm trật tự vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng. Chỉ riêng trong 2 tháng thực hiện Nghị quyết 32/CP, đã xử phạt tới 53.000 trường hợp vi phạm, gấp hai lần so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, con số 450.000 lượt này cũng mới chỉ chiếm 30-40% số thực sự có vi phạm. Rõ ràng, dù các ngành, các cấp đã tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức nhưng ý thức của phần đông người tham gia giao thông vẫn chưa được cải thiện. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chế tài xử lý người vi phạm hiện còn quá nhẹ.
Đại tá Đỗ Kim Tuyến nói: “ở một số nước, vi phạm Luật Giao thông tới lần thứ 2 đã phải ra hầu toà nhưng ở nước ta, có vi phạm 10 lần cũng chỉ nộp tiền là xong, không khác gì người chưa vi phạm lần nào”. Chính vì rất nhiều lý do trên, dù Hà Nội đã làm hết sức mình nhưng tình trạng ùn tắc vẫn liên tục xảy ra và bức xúc giao thông chưa hề giảm.
Chúc bạn học tốt!