Chị có thể gợi ý giúp em một vài luận điểm sau
- Đầu tiên các em phải nêu được tinh thần yêu nước tư tưởng nhân đạo xuất hiện nhiều trong văn học đặc biệt là văn học trung đại Việt Nam. Giải thích được tư tưởng nhân đạo là gì?
- Lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo trong Bình ngô đại cáo
+ Khái quát được hoàn cảnh ra đời tác phẩm - hoàn cảnh lịch sử
+ Niềm tự tôn dân tộc: khẳng định đất nước về:độc lập chủ quyền lãnh thổ, về văn hóa, phong tục tập quán
+ Sự căm phẫn trước những tội ác dã man của bọn cuồng Minh
+ Lòng yêu thương, xót xa trước hoàn cảnh của nhân dân bị giặc bóc lột
+ Ca ngợi sức mạnh của nghĩa quân, của nhân dân trong trận thắng
+ Tinh thần nhân đạo còn thể hiện ở việc khoan dung với địch: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo.
=> Trái tim nhân đạo của Nguyễn Trãi
=> BNĐC được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta
- Trong Truyện Kiều đó là tinh thần nhân đạo vô cùng sâu sắc
+ Sự thấu hiểu,đồng cảm, xót thương trước số phận của Thúy Kiều: hồng nhan bạc mệnh
=> Lên tiếng bênh vực con người (ở đây là người phụ nữ)
+ Lên án, tố cáo các thế lực chà đạp lên thân phận của con nguời đặc biệt là người phụ nữ: thế lực đồng tiền, nhà chứa, sai nha => xã hôi phong kiến thối nát cuối thế kỉ 18
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất.
=> Trái tim nhân đạo sâu sắc của nhà văn
=> Truyện Kiều trở thành kiệt tác của văn học Việt Nam, là tác phẩm chứa chan tinh thần nhân đạo
Nói như Phạm Quỳnh: TrK là quốc hồn, quốc túy của dân tộc.