[VĂN 10]lập dàn ý

C

conan99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai lập hộ dàn ý trang 171 SGK 10 được ko?
đề 1: Giới thiệu 1 tác giả văn học
đề 2:Giới thiệu 1 tấm gương học tốt
đề 3: Giới thiệu 1 phong trào của trường hoặc của lớp
đề 4: Trình bày 1 quy trình sản xuất (hoặc các bước của 1 quá trình học tập).
Chúa ý cách đặt tiêu đề [VĂN 10][+nội dung.p/s:dùng ít icon thôi nhé. Thân.
 
Last edited by a moderator:
H

huck

Tham khảo nha bạn!

Đề 2:
Dân tộc Việt Nam vốn thông minh và cần cù chịu khó. Cho nên, dù đất nước còn khó khăn nhưng trí tuệ Việt Nam vẫn tỏa sáng qua các tấm gương học giỏi, học tốt. Phạm Ngọc Diệp – người nhận được học bổng toàn phần của trường Verde Vallay (Trường trung học tư thục nội trú của bang Arizona Hoa Kỳ) – là một gương sáng điển hình.

Kết thúc lớp 11, Phạm Ngọc Diệp là một trong những học sinh xuất sắc nhất của nhà trường, chị được xếp thứ nhất về môn toán. Vì vậy Diệp đã được một suất học bổng dự trại hè Toán tài năng của Hoa kỳ vào tháng 07/2004. Không những thế, cô thần đồng toán học còn là khối trưởng toàn khối 11 của trường đã lãnh đạo toàn khối học tốt và hoạt động ngoại khóa xuất sắc.
Lên lớp 12, Diệp vẫn dẫn đầu khối lớp và đã trở thành Hội viên National Honor Society - Hội danh dự quốc gia Hoa Kỳ - Một tổ chức tập hợp những học sinh xuất sắc, có khả năng lãnh đạo và hạnh kiểm tốt.
Sau hai năm học tập do có thành tích xuất sắc nên Ngọc Diệp đã nhận nhiều phần thưởng của nhà trường đồng thời được tuyển thẳng vào trường đại học Dartmuth bang New Hampshire Hoa Kỳ - Một trường đại học danh tiếng “Top ten” trong số gần 3000 trường đại học của Hoa Kỳ với suất học bổng 43.000 USD/năm.

Nhìn gương mặt thông minh của cô gái nhỏ nhắn ăn nói rất chững chạc, chúng ta không ngờ rằng Diệp không những học giỏi mà còn biết lãnh đạo tốt cả một tập thể học sinh ngoại quốc. Có thể nói, tinh thần học tập, nghị lực phi thường đã giúp Diệp đạt được những thành công trong cuộc sống. Tấm gương của Phạm Ngọc Diệp đáng cho mỗi học sinh chúng ta học tập theo.

Đề 1:
Nguyễn Dữ (?-?) là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768).

Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì vì bất mãn với thời cuộc ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành". Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại.

Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. Truyền kỳ mạn lục (nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ) là 1 tập truyện của nhà văn Nguyễn Dữ, được in trong khoảng năm 1768. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện (1 trong số đó là truyện "Người con gái Nam Xương", được biết trong dân gian với tên "Thiếu phụ Nam Xương" viết về nỗi oan của Vũ Thị Thiết ), chia làm 4 quyển, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả.

Dù có nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ nhưng Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học. Lấy bối cảnh chủ yếu là 1 phần hiện thực thế kỷ XVI.

Truyền kỳ mạn lục sau có bản chữ Nôm, tức Truyền kỳ mạn lục giải âm, tương truyền của Nguyễn Thế Nghi soạn .
 
Top Bottom