mỗi dân tộc trên thế giới đều có trang phục truyền thống riêng. Nhật Bản có kimono, Hàn Quốc có hanbok…còn chiếc áo dài là biểu tượng truyền thống, là niềm tự hào của dân tộc việt nam. Hình ảnh chiếc áo dài xuất hiện tại nhiều cuộc thi lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Vậy để hiểu thêm về nét đẹp dân tộc này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nào!
Hiện nay, chiếc áo dài nữ thường dc thiết kế gồm 3 phần: cổ áo, thân áo và tay áo. Cố áo cao từ 4-5 phân, làm bằng vải cứng. còn thân áo ôm sát lấy cơ thể có hai tà buông thả xẻ từ eo, tạo cảm giác dịu dàng, khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, giúp người mặc cảm thấy tự tin vs thân mình và tạo điểm nhấn cho dáng vẻ. Tay áo suôn dài từ vai xuống cổ tay. Tay áo có khá nhiều dạng: tay ống loe, ống ôm…. Và chất liệu làm áo dài thì thường là vải lụa. khoác lên mình chiếc áo dài giúp tôn lên vẻ nữ tính, kín kẽ vì toàn thân dc bao bới lụa mềm. còn chiếc áo dài nam dc thiết kế khá giống so vs chiếc áo dài nữ. nhưng có một vài sự khác biệt. đầu tiên là lối cài nút về bên trái của áo dài và thứ hai là chất liệu tạo thành: thường bằng the mỏng, mặc ra ngoài áo bà ba trắng và áo dài nam thường ít gò bó hơn. số phận của những chiếc áo dài nam này có lẽ kém may mắn khi ngày nay ta ít dc bắt gặp hình ảnh của nó
Nói đến sự ra đời và lịch sử phát triển của áo dài thì có lẽ đó là một chuỗi dài những câu chuyện mà chưa có hồi kết. Để có dc chiếc áo dài như ngày này, thì nó đã trải qua rất nhiều cách tân:
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài là áo giao lãnh. Nhưng để phù hợp hơn với công việc khá vất vả của nhân dân ta, thì hai thân trước của áo không để giao nhau nữa mà buộc lại, tạo thành chiếc áo tứ thân. Áo tứ thân phù hợp vs những người phụ nữ miền quê quanh năm tất bật trên đồng ruộng. còn vs những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, thì họ lại muốn có một kiểu áo sang trọng hơn. Vì thế mà áo ngũ thân ra đời... Đến tk XVIII, một lần nữa lại có sự thay đổi. chiếc áo dài cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều Nguyễn. xong, thời vua Minh Mạng thứ 9 thì áo dài lại có sự thay đổi mới và kiểu áo này dc dùng cho đến ngày nay.
So với thời kì đó, thì áo dài bây giờ đã rất phong phú. Áo dài phong phú về loại áo, màu sắc, họa tiết…. Ta thường bắt gặp một số loại áo dài như: Áo dài Le Mur, Áo dài Lê Phổ, Áo dài với tay giác lăng, Áo dài miniraglan… để phù hợp vs nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau mà áo dài lại có các chi tiết và màu sắc khác nhau. Điều đó làm cho chiếc áo dài càng dc ưa thích
Và để giữ một chiếc áo dài đẹp thì cũng không quá cầu kỳ mà khá đơn giản. chính vì thường dc làm bằng lụa hay nhung gấm, do đó: ta nên giặt bằng tay vs chất tẩy nhẹ, sau khi mặc và giặt thì treo ngay ngắn vào tủ, không nên để đồ nặng lên áo dài để tránh làm gãy cổ áo.
Áo dài vừa đẹp, lại vừa dễ sử dụng nên dc dùng khá rộng rãi. Hình ảnh những học sinh vs áo dài trắng, cô dâu vs áo dài truyền thống và đặc biệt trong các hội nghị, cuộc thi trịnh trong mang tầm quốc gia, quốc tế thì chiếc áo dài cũng luôn hiện hữu. điêu đó là một mình chứng cho sự phát triển rộng khắp không ngừng và sự trường tồn của chiếc áo dài trong lòng cư dân Việt và bạn bè quốc tế
chiếc áo dài biểu tượng hình ảnh văn hóa việt nam, vừa mang nét truyền thống, lại ẩn chứa hơi thở của hiện đại. là một người VN tôi tự hào về điều đó. Và tôi sẽ nỗ lực, cố gắng dùng khả năng của mình để gìn giữ, phát huy và giới thiệu với bạn bè năm châu về đẹp văn hóa Việt, đặc biệt là hình ảnh chiếc áo dài.