[Văn 10] Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

P

pokemon_011

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TT)
I. Dạng bài tập nhận diện:
1. Bài tập 1(trang 23).
- Nhân vật giao tiếp : những thanh niên nam nữ trẻ tuổi ( qua cách xưng hô “anh “ và “nàng” ).
- Hoàn cảnh giao tiếp : vào một đêm trăng thanh.
- Nội dung và mục đích giao tiếp của nhân vật Anh : hỏi Nàng” Tre non đủ lá đan sàng nên chăng “ # cũng như tre anh và nàng đã đến tuổi trưởng thành , có nên tính đến chuyện kết duyên.
- Cách nói của “ anh “:ý nhị , duyên dáng, mang màu sắc văn chương, phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
2. Bài tập 2 ( trang 23 ):
- Hình thức và mục đích giao tiếp : Hình thức giao tiếp đời thường với mục đích thăm hỏi bằng các ngôn ngữ và hành động cụ thể : chào, đáp, khen, hỏi.
- Các hình thức giao tiếp của ông già : dùng câu hỏi (để chào, để khen, và để hỏi ).
- Tình cảm, thái độ, và quan hệ giữa 2 nhân vật: thân mật, gần gũi của 2 ông cháu (A Cổ kính mến ông; ông yêu quí, trìu mến với cháu).
3. Bài tập số 3 ( trang 24 ) :
-Nội dung và mục đích giao tiếp của Hồ Xuân Hương với người đọc qua bài thơ: bộc bạch , khẳng định với mọi người về vẻ đẹp, thân phận , phẩm chất trong sáng của Hồ Xuân Hương nói riêng (và người phụ nữ nói chung).
- Các phương tiện làm căn cứ giúp người đọc cảm nhận tác phẩm: hình tượng “bánh trôi nước”, từ ngữ “ trắng, tròn” , thành ngữ” bảy nổi ba chìm”, “ tấm lòng son”.
4. Bài tập 5 ( trang 24):
-Nhân vật giao tiếp và tình huống giao tiếp:
Bác Hồ và học sinh toàn quốc trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập, học sinh bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Nội dung và mục đích giao tiếp: Bác nói về niềm vui sướng, nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh với tương lai đất nước. Cuối cùng là lời chúc của Bác với học sinh.
- Hình thức giao tiếp: Bác viết thư cho học sinh bằng lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc trong việc động viên và xác định trách nhiệm của học sinh.
II. Bài tập tạo lập văn bản ( bài 4 trang 24 ):
- Dạng văn bản : thông báo ngắn.
- Đối tượng hướng tới: học sinh toàn trường.
- Nội dung giao tiếp: hoạt động làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường nhân ngày Môi trường thế giới.
 
T

thuyhoa17

giúp mình bài khái quát văn học dân gian đi !:-SS:D

Bài đó thì có nguyên trong sách rồi mà em :). Chú ý những luận điểm chính là những câu đầu hoặc cuối đoạn ấy, mà thường là đầu đoạn. sau đó phần triển khai thì chỉ cần đọc để hiểu nó. Tập cách đọc hiểu theo như tiêu đề và luận điểm đi, cần lắm đấy :).

Với những câu hỏi cuối bài là những câu mà hỏi nguyên trong sách, có mấy câu nâng cao thì khả năng văn học tốt thì làm, còn không thì ban cơ bản chỉ cần hiểu:

- Văn học dân gian là gì?

- Đặc trung của nó (2 đặc trưng) là
+ người dân sáng tạo, rồi cũng vì là "dân gian" cho nên nó ko được viết ra trong giấy tờ gì mà đc truyền miệng, vì vậy nó có thêm tính dị bản nữa (tức là ko y nguyên như ban đầu).
+ Và nó mang dấu ấn tập thể vì được sáng tác nhằm mục đích nói lên sinh hoạt và ước mong của ngưòi dân thời đó nên họ ko thể thể hiện cái tôi riêng của mình ở tác phẩm VHDG được.

- Có những thể loại nào: mười mấy cái đó. Đặc trưng của từng thể loại: chỉ cần hiểu sơ sơ thôi là được rồi, đọc hiểu làm sao khi hỏi truyện cổ tích là ntn thì mình có thể hình dung ra nó. Nói thật là giờ chị cũng hơi hoang mang tí về mấy cái thể loại này, mặc dù học rồi. Học vẹt nó khổ thế đấy :">.

- Giá trị, ý nghĩa của VHDG:
+ Nhận thức (hiểu đc lịch sử nó ntn...)
+ Giáo dục (cái này thì rõ rồi, đặc biệt là trong truyện cổ tích, ngụ ngôn với truyền thuyết là gần gũi với chúng ta).
+ Thẩm mĩ (là nghệ thuật đó).

:).
 
Top Bottom