H
hoabattu1072000
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các bạn giúp Trang so sánh hai bài văn này nha. Hai bài Trang tự làm nhưng còn phân vân. Các bạn giúp Trang nha, Trang sắp thi ùi ( ( ( (
Đề: Thuyết minh về tác giả Nguyễn trãi.
Bài 1 nèk:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, đã có không ít những tác giả đã để lại cho đời sau nhiều áng văn hay. Ta được biết đến "Nam Quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải... Nhưng trong số những tác giả ấy có một người phải chịu chết oan, nghiệt ngã như tác giả Nguyễn Trãi. Và giờ đây, khi nhắc đến ông, chúng ta luôn tự hào về tài năng của ông và lòng cảm thương sâu sắc của ông đối với nhân dân qua những tác phẩm mang đậm dấu ấn của cuộc đời trắc trở, sóng gió.
Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời về Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Sinh ra ở mảnh đất Thăng Long cổ kính, trong một gia đình quý tộc, có nề nếp. Thân phụ ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sinh nghèo, hiếu học. Thân mẫu ông là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Tuy rằng được sống trong "nhung lụa" thế nhưng năm ông lên 5, mẹ ông không may qua đời. Chẳng bao lâu sau, ông ngoại cũng mất, ông về ở ẩn với cha ở Côn Sơn.
Vốn được tiếp thu từ truyền thống hiếu học, thơ ca của gia đình, năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.
Vào 7 năm sau đó, năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta với âm mưu "Diệt Hồ, phù Trần", quân Minh cho bắt hết các vua quan nhà Hồ, trong đó có Nguyễn Phi Khanh và đày sang Trung Quốc. Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo cha lên đến tận cửa Nam quan.
Nhân lúc vẳng vẻ, Nguyễn Phi Khanh nói với Nguyễn trãi: " Con là người có học, có tài. Con nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như thế mới là đại hiếu. Lo là cứ phải đi theo khóc lóc mới là đại hiếu hay sao?" Ngẫm lời cha dạy, nhân lúc quân Minh không để ý, Nguyễn Trãi cùng em trở về. Đến gần kinh đô Thăng Long, tướng nhà Minh dụ Nguyễn Trãi về Trung Quốc nhưng ông không nghe và bị bắt giam.
Sau khi thoát khỏi vòng vây của giặc, Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn quyết rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Cuối năm 1427 đến đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, ông dâng lên vua Lê bản "Bình Ngô sách" hay " Bình ngô đại cáo".
Giữa năm 1428, lúc ông đang hăm hở xây dựng đất nước cùng vua Lê thì nội bộ triều đình trở nên mâu thuẫn, quan lại chém giết lẫn nhau, Nguyễn Trãi bị nghi oan và bị bắt giam. Tuy được vua Lê trả tự do nhưng ông không được tin dùng như trước nữa.
Quá uất ức với những mâu thuẫn của triều đình, năm 1439 , ông xin về ở ẩn tại quê nội ở Côn Sơn. Vì ông là người có học, có tài nên vào năm 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp việc nước. Nhưng năm cuối đời làm quan của ông, năm 1442, oan án Lệ Chi Viên (Trại Vải) ập xuống gia đình ông. Vua Lê bị chết đột ngột, ônb bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông, không những vậy còn cho sưu tầm lại thơ ca và con cháu của ông để bổ nhiệm làm quan.
Những tháng ngày sóng gió bão bùng đã qua đối với ông và gia đình, đó lại là cảm hứng để ông làm nên tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiểu biểu của ông, phải kể đến " Bình ngô đại cáo", một áng thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập mang đậm dấu ấn lịch sử. Không chỉ có vậy, ông còn để lại cho đời sau những tập thơ nổi tiếng:
+ Chữ Hán: Nam Trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Lam Sơn thực lục,...
+ Chữ Nôm: Quốc Âm thi tập.
Không những là nhà văn chính luận, nhà thơ trữ tình sâu sắc mà ông còn là một anh hùng dân tộc. Ông luôn sống với chân lí : "Lấy dân làm trọng". Ông đau với cái đau của nhân dân, yêu cái yêu của nhân dân.
Nguyễn Trãi, một con người sống suốt đời vì dân, vì nước, sống với cuộc dời đầy gian khổ và thăng trầm. Vời những gì ông đóng góp cho nền văn học Việt Nam,UNESSCO đã công nhận ông là danh nhận văn hóa thế giới năm 1980. Không những thế, để cảm kích trước tâm lòng của ông, vua Lê Thánh Tông ban tặng ông danh hiệu : "Ức Trai tâm thương quang khuê tảo."
Đề: Thuyết minh về tác giả Nguyễn trãi.
Bài 1 nèk:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, đã có không ít những tác giả đã để lại cho đời sau nhiều áng văn hay. Ta được biết đến "Nam Quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Tụng giá hoàn kinh sư" của Trần Quang Khải... Nhưng trong số những tác giả ấy có một người phải chịu chết oan, nghiệt ngã như tác giả Nguyễn Trãi. Và giờ đây, khi nhắc đến ông, chúng ta luôn tự hào về tài năng của ông và lòng cảm thương sâu sắc của ông đối với nhân dân qua những tác phẩm mang đậm dấu ấn của cuộc đời trắc trở, sóng gió.
Nguyễn Trãi (1380 -1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời về Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Sinh ra ở mảnh đất Thăng Long cổ kính, trong một gia đình quý tộc, có nề nếp. Thân phụ ông là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sinh nghèo, hiếu học. Thân mẫu ông là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Tuy rằng được sống trong "nhung lụa" thế nhưng năm ông lên 5, mẹ ông không may qua đời. Chẳng bao lâu sau, ông ngoại cũng mất, ông về ở ẩn với cha ở Côn Sơn.
Vốn được tiếp thu từ truyền thống hiếu học, thơ ca của gia đình, năm 1400, ông thi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.
Vào 7 năm sau đó, năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta với âm mưu "Diệt Hồ, phù Trần", quân Minh cho bắt hết các vua quan nhà Hồ, trong đó có Nguyễn Phi Khanh và đày sang Trung Quốc. Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo cha lên đến tận cửa Nam quan.
Nhân lúc vẳng vẻ, Nguyễn Phi Khanh nói với Nguyễn trãi: " Con là người có học, có tài. Con nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như thế mới là đại hiếu. Lo là cứ phải đi theo khóc lóc mới là đại hiếu hay sao?" Ngẫm lời cha dạy, nhân lúc quân Minh không để ý, Nguyễn Trãi cùng em trở về. Đến gần kinh đô Thăng Long, tướng nhà Minh dụ Nguyễn Trãi về Trung Quốc nhưng ông không nghe và bị bắt giam.
Sau khi thoát khỏi vòng vây của giặc, Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn quyết rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Cuối năm 1427 đến đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, ông dâng lên vua Lê bản "Bình Ngô sách" hay " Bình ngô đại cáo".
Giữa năm 1428, lúc ông đang hăm hở xây dựng đất nước cùng vua Lê thì nội bộ triều đình trở nên mâu thuẫn, quan lại chém giết lẫn nhau, Nguyễn Trãi bị nghi oan và bị bắt giam. Tuy được vua Lê trả tự do nhưng ông không được tin dùng như trước nữa.
Quá uất ức với những mâu thuẫn của triều đình, năm 1439 , ông xin về ở ẩn tại quê nội ở Côn Sơn. Vì ông là người có học, có tài nên vào năm 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp việc nước. Nhưng năm cuối đời làm quan của ông, năm 1442, oan án Lệ Chi Viên (Trại Vải) ập xuống gia đình ông. Vua Lê bị chết đột ngột, ônb bị kết án "tru di tam tộc". Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông, không những vậy còn cho sưu tầm lại thơ ca và con cháu của ông để bổ nhiệm làm quan.
Những tháng ngày sóng gió bão bùng đã qua đối với ông và gia đình, đó lại là cảm hứng để ông làm nên tên tuổi của mình trong nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiểu biểu của ông, phải kể đến " Bình ngô đại cáo", một áng thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập mang đậm dấu ấn lịch sử. Không chỉ có vậy, ông còn để lại cho đời sau những tập thơ nổi tiếng:
+ Chữ Hán: Nam Trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Lam Sơn thực lục,...
+ Chữ Nôm: Quốc Âm thi tập.
Không những là nhà văn chính luận, nhà thơ trữ tình sâu sắc mà ông còn là một anh hùng dân tộc. Ông luôn sống với chân lí : "Lấy dân làm trọng". Ông đau với cái đau của nhân dân, yêu cái yêu của nhân dân.
Nguyễn Trãi, một con người sống suốt đời vì dân, vì nước, sống với cuộc dời đầy gian khổ và thăng trầm. Vời những gì ông đóng góp cho nền văn học Việt Nam,UNESSCO đã công nhận ông là danh nhận văn hóa thế giới năm 1980. Không những thế, để cảm kích trước tâm lòng của ông, vua Lê Thánh Tông ban tặng ông danh hiệu : "Ức Trai tâm thương quang khuê tảo."