[Văn 10]-Câu hỏi vấn đáp

S

seagirl_41119

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình xin post câu hỏi vấn đáp của trường mình lên để mọi người có j giúp đỡ,trao đổi,bàn luận nha!!!!!!Thanks các bn trước

Câu 1:Nêu đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?Cho VD

Câu 2:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?"​
(Tương tư-Nguyễn Bính)​
Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ,anh (chị) hãy phân biệt 2 phép tu từ đó và phân tích giá trị thẩm mĩ của 2 câu thơ trên

Câu 3:Nêu các đặc trưng cơ bản làm nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?Cho VD về một trong 3 đặc trưng ấy.

Câu 4:Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung của Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.Cho VD

Câu 5:Trình bày những đặc điểm lớn về nghệ thuật của Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.Cho VD

Câu 6:phân tích bài thơ "Tỏ lòng"của Phạm Ngũ Lão để thấy đc vẻ đẹp của hình ảnh trang nam nhi thời Trần.Vẻ đẹp đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

Câu 7:Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ "Cảnh ngày hè"

Câu 8:phân tích bài thơ "Nhàn' của Nghyễn Bỉnh Khiêm để hiểu đúng đc quan niệm sống nhànvà cảm nhận đc vẻ đẹp nhân cách của ông

Câu 9:Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn nguyễn Trãi

Câu 10:Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa và lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi qua đọan 1 "Đại cáo bình Ngô"

Câu 12:Tác giả đã tố cáo tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta như thế nào qua đoạn 2 bài"Đại cáo Bình Ngô"

Câu 13:Hãy chỉ ra yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng của người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yêu tố đó trong đoạn trích"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"-Trích"Chinh phụ ngâm"-Đặng Trần Côn

Câu 14:Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

Câu 15:phân tích diễn biến của nàng Kiều khi trao duyên cho em-Trong đoạn trích "Trao duyên"-(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du).

Câu 16:Trong đoạn trích "Nỗi thương mình",bút pháp ước lệ đặc trưng có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều.
 
C

congchualolem_b

Câu 1:Nêu đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?Cho VD
Phong cách ngôn ngữ sinh họat có các đặc trưng cơ bản sau:tính cá thể,tính sinh động cụ thể,tính cảm xúc
Vd: “chiều chiều k cắt mà đau/cách em 1 phú ruột rầu như dưa”è “ruột rầu như dưa” là ngôn ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói dân dã hằng ngày,qua đó làm tăng thêm sắc thái tình cảm,mong chờ ng yêu của chàng trai.
cả hoán dụ và ẩn dụ,anh (chị) hãy phân biệt 2 phép tu từ đó và phân tích giá trị thẩm mĩ của 2 câu thơ trên
Câu 2:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?"
(Tương tư-Nguyễn Bính)
câu thơ như cách bày tỏ tình cảm thật kín đáo và nhẹ nhàng. “Thôn Đòai”là thôn của chàng,còn “thôn Đông”là nơi nàng ở,chàng nói “Thôn Đòai ngồi nhớ thôn Đông” tức là chàng đang nhớ nàng,nhưng chàng k nói thẳng
Câu thơ trên có ra,chỉ nói mấp mé,đó như 1 nét đẹp kín đáo của ng dân thôn quê trong cách thể hen tình cảm với “người ta”.Đặc biệt câu hỏi: “Cau thôn Đòai nhớ trầu không thôn nào?”,ơ hay,anh chàng kia chàng tương tư người ta,chàng nhớ người ta mà chàng còn hỏi chàng nhớ ai??Đây là câu hỏi k có lời đáp,bởi câu đáp đã có ở trên,ng ở thôn Đòai mà nhớ ng thôn Đông thì cau thôn Đòai sao dám nhớ trầu thôn khác.Hình ảnh trầu cau còn là hình ảnh đẹp,trầu cau đc sử dụng trong các lễ ăn hỏi truyền thống của VN,hay chàng có gì đây?Cau mà sánh với trầu thì còn gì đẹp bằng,cau nhớ trầu hay là cau có ý định sánh đôi cùng trầu.Cách nói hoán dụ và ẩn dụ đc sử dụng rất thành công,tạo nét kín đáo giống như sự e thẹn ngại ngùng của ng con trai khi bày tỏ tình cảm của mình,k muốn chỉ trực tiếp là mình chứng tỏ là ng lịch thiệp,hình ảnh sử dụng đậm chất dân dã,càng tạo thêm nét đẹp trong thơ NB - nhà thơ nông thôn.
 
Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

Mình thấy về ý bài làm của bn vẫn còn hơi sơ sài,cách viết như thế là hok ổn vì thi vẫn đáp vẫn phải viết ra giấy chứ hok chỉ trình bày bằng miệng
Mong rằng bn làm tốt hơn ở lần sau nhé lolem!!!!!!
Dù sao cũng cảm ơn vì bn đã đóng góp ý kiến
Sửa lại rùi mình ấn nút thanks nha
 
C

congchualolem_b

bài làm này chỉ nhằm nói vài ý, k phải 1 bài hoàn chỉnh,mình làm k phải vì thanks,mà chỉ muốn nói điều mình nghĩ,còn mình sửa lại vì mình thấy có đoạn bị đảo do hôm trước coppy nhầm,với lại,mình cũng k còn học nữa,nên những phần kiến thức sau có lẽ sẽ k giúp đc bạn rồi,chỉ đến thế,mong bạn thông cảm.
 
C

congchualolem_b

Câu 1:Nêu đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?Cho VD
Phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hằng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt nên có nhiều nét đặc trưng khác với những phong cách ngôn ngữ khác.P/c ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện tính khí, thói quen và tính cách riêng cửa từng nhân vật từ đó các nhà văn dùng làm cơ sở để khắc họa tính cách từng nhân vật một cách gián tiếp, như trong “chí phèo” của Nam Cao, lời ăn tiếng nói của nhân vật Chí Phèo sỗ sàng, những lời chửi rủa, những tiếng chửi vô thức của 1 ng say, hắn chửi cả làng Vũ Đại, chửi thằng nào đã sinh ra và bỏ rơi hắn, suốt tác phẩm chỉ có mỗi hắn là chửi, những tiếng chửi tục tĩu nhưng cũng đầy chua cay của 1 số phận nghiệt ngã và đầy đau khổ, cuộc đời hắn là 1 nhơ nhuốc nhưng cũng là một bài ca thống khổ của những con ng “thèm lương thiện”, qua ngòi bút sắc sảo, Nam Cao đã làm sắc nét cái thần của nhân vật Chí Phèo, một con ng thô tục nhưng tiềm ẩn cái tính lương thiện và bản năng của 1 con ng lương thiện.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt k nói trừu tượng mà hay nói sinh động, cụ thể, giàu âm thanh, màu sắc, mang dấu ấn và dễ gây ấn tượng. Cũng trong “chí phèo” của Nam Cao, những lời miêu tả tiếng chửi ngoa ngoắt của Chí Phèo: “Mẹ kiếp!Thế có phí rượu k? thế thì có khổ hắn k? k biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?”. Những từ như: “mẹ kiếp, chết mẹ” là những câu chửi vốn thô tục và có thể nói là “vô văn hóa” đã đc nhà văn sử dụng trong khi miêu tả nhân vật CP, qua đó tác giả ngầm nhấn mạnh tính cách giang hồ, bụi đời của Chí, cũng như làm tăng thêm tính kịch, tính sinh động và màu sắc 1 vùng dân dã của làng Vũ Đại vốn đã bị bọn thực dân làm cho thối nát, dù đó k phải là lời đối thoại mà chỉ là độc thoại nội tâm nhưng vẫn gây đc sự ấn tượng đối với ng đọc về tính cách và số phận của Chí.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt còn bộc lộ 1 cách tự nhiên cảm xúc của ng nói, ng viết gắn bó với tình huống giao tiếp. Ví như đọan bà cô Thị Nở nói với thị khi hay tin CP chết: “phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông CP”, đây là sự hả hê, thích thú của bà cô khi chắc chắn rằng “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” đã chết cũng như cháu của bà sẽ k lấy 1 thằng như Chí, từ đầu bà cô đã k tán thành chuyện của Thị và Chí, nên bây giờ cái tin ấy càng làm cho bà khoái chí và vui mừng hơn.
 
C

congchualolem_b

Câu 2: cả hoán dụ và ẩn dụ,anh (chị) hãy phân biệt 2 phép tu từ đó và phân tích giá trị thẩm mĩ của 2 câu thơ trên

"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?"
(Tương tư-Nguyễn Bính)
Trong văn học dân gian cũng như văn học viết, nhằm làm tăng tính biểu cảm và thể hiện tình cảm theo cách “đẹp” nhất, các tác giả thường sử dụng các biện pháp tu từ đặc biệt là hoán dụ và ẩn dụ tu từ.Cả hai phép tu từ này đều lấy tên sự vật này để gọi cho sự vật khác, nhưng ẩn dụ dựa vào mối quan hệ tương đồng và giống nhau về một khía cạnh nào đó giữa hai sự vật,với hoán dụ thì dựa vào mối quan hệ tương cận giữa hai sự vật đó.Ví như hai câu thơ cuối trong bài thơ “tương tư” của Nguyễn Bính:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
Hình ảnh ẩn dụ “thôn Đòai” và “thôn Đông” đc tác giả “lợi dụng” để ám chỉ chàng trai và cô gái, bản thân thôn thì k thể nhớ thôn đc, thôn là 1 hình ảnh chung của làng quê, bao hàm tất cả những sự vật trong một phạm vi nào đó, đó là 1 sự vật mang tính trừu tượng và vô tri, vô giác, nhưng trong câu thơ này thôn lại biết “ngồi nhớ” mới hay. Nguyễn Bính nhà ở thôn Đoài, còn ng mà ông tương tư nhớ thầm thương trộm ở thôn Đông, 2 thôn “cách một đầu đình”, 1 khoảng cách k xa nhưng đủ để ng ta phải thương phải nhớ da diết. Ngoài ra, NB còn khéo léo sử dụng hình ảnh hóan dụ qua đó thể hiện nét đẹp trong tình cảm của con ng dân dã nơi thôn quê, hình ảnh “cau thôn Đoài” ứng với “trầu k thôn nào” là 1 cách nói ý nhị, chàng trai ở thôn Đoài, “nhà tôi có 1 giàn cau liên phòng” là nhà của chàng đó, vậy ở đây k phải chàng đang nói chàng thì nói ai, còn “nhà em có 1 giàn trầu”, nếu nói “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”, mà giờ cau ở thôn Đoài cũng đang “tương tư” trầu k ở nơi nào đó thì nơi đó chỉ có thể là trầu k thôn Đông mà thôi. Một cách ví von thật độc đáo, làm tăng thêm nét duyên quê trong thơ của NB cũng như ý thơ đẹp của bài thơ. Ngoài ra, cách sử dụng hình ảnh hoán dụ còn là 1 cách ám chỉ, k phải tự dưng NB lại chọn hình ảnh “cau” và “trầu” mà còn có ngụ ý, từ trước tới nay VN ta vẫn hay có lệ hỏi cưới nhau bằng trầu cau, vậy ở đây chàng trai còn có ý muốn kết duyên, se tơ chỉ hồng với cô gái thôn Đông, để “cau”, “trầu” đc gặp nhau, để cùng thắm cái thắm duyên nồng. Nói tóm lại, NB đã sử dụng thành công các hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ thông qua đó làm nổi bật và tô đậm thêm nét đẹp của tứ thơ trong bài thơ “tương tư”, làm rõ nét tính quê trong thơ của mình.
 
Top Bottom