Đây này !!
Soạn bài chiến thắng Mtao-Mxây
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Hãy nêu tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trưởng
a. Đăm Săn khiêu chiến và thái độ nghạo nghễ của Mtao Mxây.
Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây khiêu chiến: "Ta thách nhà ngươi đọ sao với ta đây!".
Cách xưng hô của Đăm Săn cũng rất lạ "Diêng" (nguyên là: Jiằng - chỉ người bạn kết kết nghĩa) cách xưng hô này hàm ý diễu cợt. Đã từng là bạn bè kết nghĩa tại sao lại thách đấu với nhau?
Đăm Săn xưng hô "Diêng" với Mtao Mxây 6 lần như vật. Còn Mtao Mxây cũng xưng hô "Diêng" với Đăm Săn 4 lần. Cuộc thách đấu của 2 tù trưởng trong tương quan có sự đối lập.
Đăm Săn trong tư thế chủ động, mang tinh thần thượng võ của người tù trưởng hùng mạng.
Còn Mtao Mxây múa khiên trước 2 lần. Mtao Mxây rung khiên múa, "Khiên hắn kêu lạch cạch như quả mướp khô". Cách so sánh thật gần gũi nhưng thật chính xác.
Quả mướp khô vừa nhẹ, nên tiếng khiên kêu lạch cạch không còn chắc chắn, cứng cõi trước một tù trưởng có oai danh lừng lẫy. Điều đáng buồn cười là điệu múa khiên của Mtao Mxây đã được học qua nhiều thế hệ - "Có cậu, ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần rồng ta học thần rồng".
Đến lượt Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Sức mạnh của Đăm Săn được tiếp sức khi Đăm Săn đớp được miếng trầu của Hơ Nhị. Tình yêu và ngọn lửa của khát vọng làm cho Đăm Săn oai phong trong không gian hùng tráng. Âm vang của khiên đồng, khiên kệnh hòa cùng với bức tranh thiên nhiên có gió, bão, cây cối, núi rừng, đồi tranh càng làm cho Đăm Săn có tầm vóc của người hùng.
Hình ảnh ông trời là lực lượng phù trợ làm Đăm Săn chiến thắng kè thù bằng bí quyết Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.
Đến lúc này Mtao Mxây đã phải chịu thỏa hiệp.
Hành động cuối cùng của Đăm Săn đã diễn ra nhanh gọn. Đó là cách kết thúc của một tù trưởng hùng mạnh: Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đêm bêu ngoài đường.
Tóm lại, diễn biến của hiệp đấu xảy ra liên tiếp, căng thẳng đầy kịch tính. Mtao Mxây tỏ ra kém cỏi còn Đăm Săn là tù trưởng tài giỏi và kết quả Đăm Săn là người chiến thắng.
Câu 2: Thái độ và tình cảm của cộng đồng đối với mục đích của cuôc chiến tranh và người anh hùng.
a. Vai trò của Đăm Săn với tư cách của người chiến thắng càng được tôn vinh qua những câu nói và hành động của nô lệ của 2 phía cuộc chiến.
- Những nô lệ của Mtao Mxây nhận thấy tù trưởng của họ đã bị thất bại, việc đi theo Đăm Săn là điều tất yếu. Đăm Săn đã gõ vào một nhà, gõ vào lò gạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.
- Đăm Săn nói với nô lệ của mình những lời có cánh: "Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói".
b. Cuộc chiến đấu của Đăm Săn không chỉ chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây, mở rộng đất đai, mà còn bắt được nhiều nô lệ: "Đoàn người đông như bầy cà tong, ùn ùn như kiến mối". Đăm Săn là linh hồn của cộng đồng.
Câu 3. Phân tích đoạn cuối.
a. Cảnh ăn mừng chiến thắng: cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tả trong không gian đậm bản sắc văn hóa Ê đê - Tây nguyên.
Đăm Săn là khát vọng về cuộc sống bình yên, là niềm tin vào sức mạnh của kẻ chiến thắng. Thể hiện qua lời cầu kính dâng thần, cáo tổ tiên: cầu bình yên, vô sự, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng. Cách so sánh nhiều tầng bậc làm cho âm hưởng đất trời hòa cùng với nhịp điệu của con người cùng cất cánh âm vang của cồng chiêng nhưng Chiêng có tiếng đồng, tiếng bạc đều rung lên vang vọng khắp đó đây. Khách xa là các tù trưởng cùng tôi tớ chật ních trong nhà. Các loài vật như hòa cùng niềm vui ngập tràn hạnh phúc.
Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Đó là hành vi, ứng xử của một dũng tướng, một tù trưởng tiếng tăm lừng lẫy.
b. Phần này có những lời bình luận của các tác giả dân gian tỏ thái độ ngưỡng vọng ngợi ca Đăm Săn. Cuộc chiến tranh bộ tộc trong Đăm Săn chưa mang rõ tính chất nhà nước như Ô-đi-xê của Hi Lạp hay Ra-ma-ya-na của Ấn Độ nên nó còn có phần cổ xưa, hồn nhiên qua nghệ thuật miêu tả. Đăm Săn là anh hùng, là tù trưởng của chiến tranh bộ tộc mở rộng đất đai khẳng định sức mạnh cá nhân trong cộng đồng, là linh hồn trong buổi đầu lịch sử của dân tộc Ê-đê.
Câu 4: Phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của đoạn "Đoàn người đông như bầy cà tong... đi cõng nước".
Nghệ thuật so sánh, cường điệu hồn nhiên. Các đối tượng so sánh thật cụ thể nhưng thật gợi cảm. Đoàn nô lệ đi theo Đăm Săn thật đông thể hiện niềm vui chiến thắng.
Họ như bầy cà tong (như hươu sao), đặc như bầy... nhưng không phải lao vào chỗ chết, có sức mạnh như mối như kiến (sức mạnh đoàn kết).
Của cải mang về như ong di chuyển nước, như voi đi chuyển lúa - không chỉ về số lượng mà là những thứ của cải quí.
Có niềm hạnh phúc mãnh liệt như bầy trai gái... cõng nước.
Nguồn bài:Sưu Tầm