Cảm ơn bạn
Mình ko thể chép mạng được vì cô mk sẽ biết
Có thêm ý nào nữa thì cho mk với ạ
Ây da nhiều lắm đó
Đoạn 1:
"Việc nhân nghĩa ... trừ bạo"
+ Nguyễn Trãi đưa vào tư tưởng nhân nghĩa một nội dung mới. Theo ông yên dân trước hết là phải trừ bạo để dân chúng có cuộc sống ấm no, yên bình trong một đất nước hòa bình, hạnh phúc.
+ Giặc giày xéo đất nước có nghĩa là giày xéo dân. Lo nước tức lo dân, yêu nước tức yêu dân, thương nước tức thương dân, Nước và dân là một.
+ Nhân nghĩa không chỉ là phạm vi đạo đức mà là một đường lối chính trị (dân vi bản) -> lấy dân làm gốc.
+ Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược
"Như nước ... cũng có" (đoạn này hay)
+ Đại Việt có cương vực, ranh giới rõ ràng ( Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Thơ Thần (Sông núi nước Nam) - Lí Thường Kiệt ). Từ lâu đời tồn tại song song với các triều phương Bắc. Truyền thống văn hiến lâu đời, hào kiệt đời nào cũng có -> khẳng định Đại Việt là quốc gia có chủ quyền độc lập, tự do.
+ Bình Ngô đại cáo là một bước tiến dài cũa Nguyễn Trãi so với Lí Thường kiệt trong việc hoàn chỉnh khái niệm về quốc gia và dân tộc.
+ Nguyễn Trãi cũng nói đến bờ cõi riêng biệt, nhưng không viện quy định của trời, mà nói đến truyển thống văn hiến, tức nền văn hóa của con người sống trên bờ cõi đó
Còn lại: nỗi thất bại Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã đâu phải một sớm một chiều mà rửa được.
Đoạn 2:
"Vừa rồi ... cầu vinh":
+ Vạch trần âm mưu - luận điệu xảo trá "phù Trần diệt Hồ" của giặc.
"Nướng dân đen đến hết":
+ Vơ vét sản vật quý báu, sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và hủy hoại môi trường sống.
+ Dùng cái vô cùng (trúc Nam sơn, nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (tội ác và sự dơ bẩn của giặc)
*Note: Đề như thế thì bạn nên bám kĩ phần
Nhân nghĩa ở đoạn 1 nha.