[VĂN 10] Bất đắc chí và bất đắc dĩ.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lần đầu tiên tớ nghe từ bất đắc chí là học kì 1 lớp 10, trong tiết văn.
Và trong học kì 2 tớ lại được nghe lại từ bất đắc chí.
Vì 2 từ này mà tớ mất tiền :((
cho nên tớ muốn nhờ các bạn giải đáp giùm tớ:

Giữa bất đắc chí và bất đắc dĩ có nghĩa gì khác nhau?
cám ơn các bạn trước.
 
T

tomcangxanh

trời cái này cô giáo ko giảng cho bạn hả?
bất đắc chí thường xuất hiẹn trong văn học trung đại, vs những người sinh ra ko gặp thời thế và ko đạt được mong muốn cống hiến sức mình cho dân cho nước. Đó có thể là những người anh hùng, có tài mà không tạo được công danh, VD như Mạc đăng doanh, ...
Còn bất đắc dĩ thi chắc ai cũng biết, trong văn học thường có những người như Bà huyên thanh quan BẤT ĐẮC DĨ vào triều, hay Nguyễn Du...
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 10] - Tiếng Việt.

Lần đầu tiên tớ nghe từ bất đắc chí là học kì 1 lớp 10, trong tiết văn.
Và trong học kì 2 tớ lại được nghe lại từ bất đắc chí.
Vì 2 từ này mà tớ mất tiền :((
cho nên tớ muốn nhờ các bạn giải đáp giùm tớ:

Giữa bất đắc chí và bất đắc dĩ có nghĩa gì khác nhau?
cám ơn các bạn trước.


Chào em.
Em thử tham khảo ý kiến dưới đây nhé.
- Bất đắc dĩ là một cụm từ tình thái thể hiện hành động sau nó là hành động bắt buộc, không như ý muốn.
Ví dụ: Bất đắc dĩ nó mới phải bỏ học để kiếm tiền nuôi mấy đứa em.
- Bất đắc chí là một cụm danh từ với danh từ chính là "chí" và định ngữ "bất đắc". Cụm từ này thể hiện ý chí lớn (có thể là mộng công danh, khát vọng cống hiến tài năng cho đất nước nhưng không được trọng dụng...) không thể thực hiện được hoặc không có điều kiện thực hiện hoặc vì một lí do nào đó mà bị vùi dập tạo ra sự phẫn nộ, uất ức. Những uất ức không được giải tỏa, lâu ngày dồn nén tạo nên sự bất bình, phá phách. Điều đó cần đến một sự giải tỏa. Do đó có một số tác giả đưa sự bất bình ấy vào mỗi lời thơ của mình.
Ví dụ: Tản Đà từng phải thốt lên một câu:
"Tài cao, phận thấp, chí khí uất"
 
Top Bottom