[văn 10]bài viết số 3

H

hotien217

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1 :Tình yêu đôi lứa qua tâm sự của người con gái trong câu ca dao yêu thương:
"Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
lo vì một nỗi không yên một bề"
Phân tích tâm trạng của cô gái
Đề 2:Cho bài ca dao:
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa thì cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
P/s: phân tích nội dung bài ca dao trên. Từ đó em hãy trình bày tỏ suy nghĩ của mình về tình cảm con người trong cuộc sống hôm nay.
'đề hơi dài giúp minh nha':):):)
 
  • Like
Reactions: Pleutsun
N

ngocsangnam12

đề 2>


Đề 1 --> Đây


Đề 2: Đối với ca dao – dân ca, tình yêu nam nữ là đề tài có sức hấp dẫn kì lạ. Ca dao – dân ca khỉ thì ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của tình yêu nam nữ. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình yêu thêm phần mãnh liệt, vững bền. Bài ca dao Muối ba năm… đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa :

muoi 3 nam muoi dang con man

Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,
Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi… làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ: Tâm lí của những kẻ đang yêu là Nhất nhật bất kiến như tam thu hề, một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu, nhưng khi đã nên vợ nên chổng thì tình yêu chuyển thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Ca dao đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.

Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

Hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ như ba năm, chín tháng không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Mà thời gian lại Chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người.

Muối và gừng là những sản phẩm đo chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biển, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái vị mặn mòi của muối được nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chỉn tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. Sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn.

Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chổng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc:

Đôi ta nghĩa nặng tình đày

Câu thơ sáu chữ cổ âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau. Từ Đôi ta nói lên sự khăng khít, hoà hợp. Đôi ta khác hai ta vì hai ta chưa thể là một. Để tiếp tục khắc sâu ý nghĩa của từ Đôi ta, tác giả cụ thể hoá bằng hình ảnh nghĩa nặng tình dày. Nghĩa đặt trước tình, quấn quyện vào nhau, không có gì đo lường được tình nghĩa vợ chồng dành cho nhau. Thành ngữ nghĩa nặng tình dày như một hòn đá tảng trong đời sống vợ chồng, không sức mạnh gì xô đẩy, di chuyển được.

Nhưng không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Trong cuộc sống chung, vợ chổng cũng phải “lên thác xuống ghềnh”, “ba chim bảy nổi chín lênh đênh", nghĩa là bên cạnh cái ngọt ngào của tình yêu, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tình đời thường cần phải vượt qua.

Câu thơ: Có xa nhau đi nữâ cũng ba vạn sáu ngàn ngày mởi xa đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ, không phải là không có lí do. Độ dài của câu ca dao phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, ở đỉnh cao của tình cảm vợ chồng, giữa thời điểm hạnh phúc nhất, đôi khi người vợ hoặc người chồng tự nhiên phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo liệu có giữ được gừng cay, muối mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?

Cụm từ có xa nhau đi nữa diễn tả tâm trạng có thật của một trong hai người, nhưng nó chĩ là một dao động thoáng qua, một sự lo xa cần thiết ở những người vợ, người chồng biết lo lắng, chăm sóc gìn giữ cho hạnh phúc gia đình.

Nhân vật trữ tình tự đặt ra giả thiết: Có xa nhau đi nữa và cũng tự trả lời: ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Tại sao họ không nói một trăm năm mà lại là ba vạn sáu ngàn ngày ? Cách nói như dằn từng tiếng, nhấn mạnh quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi xương lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long.

Dẫu không sử dụng một từ so sánh nào nhưng ý so sánh trong bài ca dao vẫn khá rõ. Giống như muối mặn, gừng cay, tình nghĩa đồi ta trải qua năm tháng càng thêm nặng, thêm dày, không gì có thể làm cho phai nhạt. Điều thú vị ở đây là cách nói vòng. Ba vạn sáu ngàn ngày tức là một trăm năm. Lấy vợ lấy chồng, ai cũng ao ước được trăm năm hạnh phúc bên nhau. Vậy thì cái chuyện xa nhau dẫu có thể xảy ra thì cũng phải sau ba vạn sáu ngàn ngày, khi mà cả hai đều đã sống trọn vạn kiếp người.

Để ý một chút, ta sẽ thấy cấu trúc ngữ pháp của câu cuối cùng khá lạ. Hai chữ xa đặt ở đầu và cuối câu, ở giữa là thành ngữ chỉ thời gian dài đằng đẵng. Quan hệ ngữ nghĩa là quan hệ giả thiết – kết quả được thể hiện bằng sự kết hợp giữa nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nói vòng, cường điệu để nhấn mạnh ý cẩn khẳng định.

Sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng lại càng không có thế lực nào phá vỡ được. Đó là những thông điệp mà bài ca dao trên muốn gửi đến mọi người. Tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuỷ chung đã được xây dựng trên nền tảng là cuộc sống lao động vất vả của những người cùng cảnh ngộ:

Tay bưng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau!

Bài ca dao trên mang đậm phong cách của ca dao dân ca vùng Nghệ – Tĩnh. Chúng ta hãy thử hình dung vào một sớm mai hồng hay một đêm trăng thanh, trên dòng sông Lam, con thuyền thong thả trôi xuôi, mái chèo khoả nước.Trong không gian mênh mông bỗng ngân lên một giọng hò khoan nhặt, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung son sắt. Chắc hẳn những sợi dây đàn trong tâm hồn của mỗi chúng ta sẽ rung lên, rung lên mãi để cùng hoà điệu. Bốn câu ca dao vừa miêu tả hiện thực vừa là khát khao hạnh phúc lâu bền của người bình dân tự ngàn xưa.

~Nguồn: gg
 
Top Bottom