Gợi ý:
– Nhận thức đề:
- Về cấu trúc: đề thuộc dạng đề mở, được diễn đạt dưới dạng một mệnh đề chưa trọn vẹn.
- Xác định nội dung cần nghị luận (đây là vấn đề trọng tâm): giá trị, tầm quan trọng của văn học dân gian với nền văn học dân tộc, với cuộc sống của người dân Việt Nam.
- Thao tác nghị luận: phân tích – chứng minh và bình luận.
- Phạm vi nghị luận: Văn học dân gian.
II – Các ý cần đạt:
1. Giới thiệu vai trò to lớn, giá trị nhiều mặt và ảnh hưởng tích cực của văn học dân gian đối với nền văn học dân tộc và cuộc sống người dân Việt Nam.
2. Làm rõ vấn đề:
- Nếu không còn những câu chuyện cổ, những bài ca dao, dân ca và hàng ngàn câu tục ngữ mà ông cha ta để lại -> sẽ tạo nên khoảng trống, thiếu hụt to lớn cho nền văn học dân tộc.
Làm rõ: giá trị, vai trò của văn học dân gian với nền văn học dân tộc và cuộc sống của mỗi người:
+ Mất đi khối lượng tác phẩm đến hàng chục vạn, nhiều tác phẩm trong số đó đã trở thành viên ngọc sáng trong nền văn học.
(Ví dụ: truyện cổ tích Tấm Cám,…)
+ Thiếu hụt một số lượng những thể loại văn học độc đáo.
+ Mất đi một kho báu tri thức về đời sống, tự nhiên, con người,…
+ Không còn những đạo lý làm người quý giá được đúc kết suốt hàng nghìn năm.
+ Không còn những hình thức nghệ thuật, sáng tạo thẩm mĩ độc đáo.
+ Nền văn học viết mất đi một nền tảng, một điểm tựa sáng tạo vững chắc
(các nhà thơ, nhà văn học văn học dân gian như thế nào? Ví dụ: Nguyễn Du với Truyện Kiều, Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm,….)
+ Mỗi chúng ta ngày nay không còn được chiêm ngưỡng và hiểu một cách đầu đủ nền văn học dân tộc -> bản sắc văn học dân tộc trở nên kém sáng rõ đối với mỗi người.
3. Liên hệ, rút ra bài học: phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn quý của cha ông.