Từ thưở vua Hùng còn đang dựng nước và giữ nước cho đến tận ngày hôm nay nhân dân ta đã mang trong lòng ý thức dân tộc sâu sắc, nhất là lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến để bảo vệ độc lập nước nhà. Trong những trang sử đc ghi chép lại luôn vang vọng những chiến thắng oai hùng, đi kèm theo đó là những bản tuyên ngôn độc lập làm lung lay cả một thời đại, là lời tuyên bố hào hùng và thể hiện khí chất anh dũng của dân tộc ta. Với kho tàng lịch sử văn học của dân tộc đã ghi dấu 3 bản tuyên ngôn độc lập, mỗi lần ra đời lại đánh dấu 1 bước ngoặt lớn đối với tình hình chính trị nước ta. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc minh đã có 1 bản do Nguyễn Trãi – thiên tài về chính trị, văn học và tư tưởng viết nên. Tận thế kỉ 21 này ta vẫn nghe vang vọng khúc khải hoàn ca qua bài cáo.
Cáo vốn là thể văn biền ngẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó du nhập vào nước ta. Thể cáo thường đc các vua dùng để công bố những công việc hệ trọng của đất nước cho muôn dân biết. Trong tác phẩm Nguyễn Trãi sử dụng từ “đại cáo” vốn là 1 tên gọi một bài cáo cổ nhất của Trung Quốc, ông đã thay lời Lê Lợi công bố với toàn thể nhân dân về việc đã dẹp tan được giặc Ngô. Cáo k hạn chế số câu chữ, mang phong cách văn chính luận vì thế rẩt trang trọng , sắc bén, lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Kết cấu của bài bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của tác phẩm Thang cáo (trong sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (sách Kinh Thư).
Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong, tể tướng Hồ Quý Ly đã ra cải cách và hi vọng tình thế sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn và sẽ xây dựng đủ lực lượng để chống lại nhà Minh. Nhưng vì nội bộ k đoàn kết nên nhà Hồ đã chịu thất bại trước sự thất bại của quân Minh, năm 1407 nước ta rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã của quân Minh. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, qua bao gian nan và thử thách, chiến đấu anh dũng hết mình, vào cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. Đó là chiến thắng vang dội đã giành lại đc độc lập cho dân tộc, ta thoát khỏi ách thống trị tàn bạo và dã man của bọn giặc Minh. Đồng thời, cuộc kháng chiến và bài cáo đã mở ra cho đất nước một kỉ nguyên mới, đó là một thành công lớn.
Tựa đề bài cáo là “bình Ngô đại cáo”, đã có khá nhiều thắc mắc xoay quanh cái tên này. Có người hỏi tại sao k phải là “bình Minh đại cáo” mà lại viết là Bình Ngô. Đồng thời cũng có nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa của từ Ngô. Có ng cho rằng Ngô là một cách gọi theo thói quen của ng VN để chỉ ng TQ. Cũng có ng bảo, Ngô là tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (Minh Thành Tổ) và theo một ý khác thì Ngô là cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.st
Nội dung bài cáo mang theo một luận đề chính nghĩa. Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố quan trọng: nhân nghĩa, dân và nước. Trong xuyên suốt bài cáo Nguyễn Trãi đều nói đến nhân nghĩa, đó là sợi chỉ đỏ kéo dài từ đầu đến cuối bài cáo cũng như trong suốt cuộc khởi nghĩa. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “việc nhân nghĩa…trừa bạo”, phải điếu quân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân, là trừ gian diệt bạo, đem lại hạnh phúc cho dân lành, trừng trị “bạo”, bạo gồm giặc ngoại xâm lẫn bọn tham quan, làm dân yên là nhân nghĩa. Còn dân ở đây là những ng thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm phần đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Đó là những dân đen, dân đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những ng có vai trò lịch sử quan trọng góp phần đuổi giặc ngoại xâm, dân là “gốc” của nước, k có dân thì nước khó vững. “Nước” ở đây là bao gồm các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố: văn hiến, địa lí phong tục tập quán, các triều đại chính trị, hào kiệt, truyền thống lịch sử vẻ vang. Tất cả các yếu tố đó đều đc NT nói rõ trong bài cáo. Quan niệm của ông về nhân nghĩa, dân, nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa sự phát triển của truyền thốg yêu nước của dân ta, phù hợp vs đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời : “như nước Đại Việt ta…chứng cớ còn ghi”. Những quan niệm mới của NT tiến bộ hơn so với trước đây rất nhiều, có nhiều biến đổi theo chiều hướng chính trị mới, tất cả do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.
Nếu ở phần đầu NT nêu rõ về luận điểm của mình, cái gốc của nước là dân và muốn dân yên, nước vững phải trừ bạo thì ở đoạn thứ 2 NT đã vạch trần tội ác của bọn giặc. Theo các nhà nghiên cứu thì đoạn này xem như một bản cáo trạng đanh théo tố cáo tội ác khủng khiếp của bọn giặc Minh trong suốt 20 năm qua. Chúng đã gây k biết bao nhiêu tội lỗi, thật rùng rợn, chúng “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”, “ng bị ép xuống…cạm đặt”. NT đã sử dụng đan xen và kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính khái quát, ông đã đưa ra những chi tiết rất cụ thể và sinh động, tất cả đều đc ghi lại bằng lịch sử và đc lịch sử chứng minh.
Đoạn thứ 3 NT đã tổng kết lại quá trình kháng chiến. Nổi bật lên trước tiên là hình ảnh ng anh hùng Lê Lợi, NT miêu tả LL một cách khái quát toàn vẹn và nhấn mạnh những phẩm chất tiêu biểu nhất của 1 con ng yêu nước trong khoảng thế kỉ XV. 1 con ng ng yêu nước đc thể hiện trong văn học có các đặc điểm như: xuất thân bình thường “ta đây…nương mình”, là ng có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù lớn há đội trời /Căm giặc nước thề không cùng sống. Ở lúc khởi đầu của những ng này đều gặp nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó họ luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì để đi lên phía trước: “trơi thử lòng…gian nan”. Mặt khác họ cũng biết tập hợp nhân dân và gắn chặt tình đoàn kết lại vs nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của dân để giành thắng lợi: “nhân dân 4 cõi…ngọt ngào”. Họ còn biết cách sử dụng các chiến lược và chiến thuật tài tình, mưu trí, sáng tạo: “thế trận..địch nhiều”. Lúc nào họ cũng nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong tất cả mọi việc từ trên xuống dưới: “đem đại nghĩa…cường bạo”. Nói tóm lại, LL là hình ảnh tiêu biểu cho những con ng yêu nước, dám hi sinh bản thân để dựng cờ nổi dậy, chống giặc ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do cho nước nhà dù cho phải đổ máu.
Ở đoạn 4, NT đã tái hiện lại cả 1 lịch sử oai hùng. Ở đây ta k thấy những vị anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trog các tác phẩm anh hùng ca của thần thoại Hi Lạp hay của thần thoại . Bài cáo chú tâm làm sáng rõ vai trò của cả 1 tập thể, sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của dân và của tình yêu nước, NT đi vào những phần mà trước kia những ng đi trước vẫn chưa quan tâm và khai thác cặn kẽ: “gươm mài đá…toang đê vỡ”. Đó là sức mạnh của tinh thần có thể làm lung lay mọi thứ, sức mạnh của tình cảm có thể vượt lên trên. Về phía ta NT nói đến rất chung chung và chưa cụ thể nhiều, nhưng về phía giặc ông lại miêu tả chi tiết, đầy đủ và cụ thể đến từng gương mặt, họ tên và chức tước của từng ng, đến ngay cả tư thế thất bại của từng tên cướp nước. “ phúc tâm quân giặc…càng hăng”, “ngày mười tám…kế tự vẫn”. Kết cục cuối mà bọn giặc phải chuốc lấy là “quân giặc cởi giáp…chân run”. Ở đây, NT đã thể hiện 1 tư tưởng mới của nhân nghĩa là “khoan hồng với giặc”, theo một số ng thì sự khoan hồng đó đã khiến TQ phải nhân nhượng ta mà k xâm phạm nc ta trong 1 thời gian dài, đó là hiệu quả của đường lối chính sách của NT. Cách sử dụng liệt kê ngày tháng năm của chiến thắng càng làm rõ nhịp độ dồn dập, tái hiện k khí oai hùng đậm chất lịch sử.
Đọan cuối NT dùng để tuyên bố chính thức với toàn thể mọi ng về việc hòa bình đã đc lập lại trên đất Đại Việt, quân thù đã cao chạy xa bay về nước, ta lại có độc lập, có tự chủ và tự cường. Đó là xu thế tất yếu của thời cuộc, là kết quả của cuộc đấu tranh ngoan cường, là “quả” của hạt “nhân” nhân nghĩa. Nhịp thơ ở đoạn này dàn trải, trang trọng, cứng rắn và mang tính quyết định, là lời vọng đến mãi ngàn năm sau vẫn còn.
Nếu nói về giá trị đầu tiên của BNĐC là ý nghĩa tổng kết hiện thực lịch sử rộng lớn của tác phẩm. Chưa đầy 150 vế, bài cáo đã khái quát tất cả mấy mươi năm chống giặc của nghĩa quân Lam Sơn trong đó có 2 xu thế đi ngược nhau, thứ nhất là của ng chiến thắng, làm chủ lịch sử và thứ hai là của kẻ chiến bại và bị lịch sử chôn vùi vào dĩ vãng. Đây là lời tuyên bố đầy đanh thép về sự thất bại thảm hại của 1 thế lực đc xem như hùng mạnh nhất thời bấy giờ - nhà Minh và song sog bên cạnh đó là nỗ lực vượt lên khó khăn, khẳng định mưu trí, óc sáng tạo và lòng yêu nước của 1 nước nhỏ hơn, lời tuyên cáo ấy đồng thời cũng là minh chứng cho sự trưởng thành của cả 1 dân tộc trên bước đườg dựng nc và giữ nc. Bởi thế nên BNĐC đc xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta (sau NQSH và trước bản TNĐL của HCM). Quan trọng hơn cả bài cáo đã thể hiện những tư tưởng dân tộc và dân chủ của nhân dân ta, trước đây nó chưa trở thành hệ thống dưới nhà Lí – Trần nhưng nay đã đc trở thành 1 đường lối chính trị cơ bản và chủ chốt của nhà Lê Sơ. Thêm nữa, NT tuy áp dụng nguyên lí Nho giáo của Khổng tử nhưng những tư tưởng của NT lại có xu hướng cách mạng, làm phá vỡ hệ thống quan điểm đẳng cấp, đặt các tầng lớp ngang hàng vs nhau, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc ta phát triển mạnh, giàu sinh lực và xóa bỏ nhận thức lạc hậu của thời Lí – Trần. BNĐC đã đánh dấu 1 mốc son trong lịch sử phát triển tư duy trí tuệ dân tộc, là giai đoạn “phục hưng thứ hai” về văn hóa và tinh thần của nc ta.
Nói về nghệ thuật, BNĐC là 1 áng văn chính luận sâu sắc, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, nhịp điệu hùng hồn, lập luận chặt chẽ và đanh thép, đạt đến trình độ mẫu mực. Diễn biến của tác phẩm là 1 trình tự khép mở rất đúng lúc, đúng chỗ, k thừa cũng k thiếu, k làm ảnh hưởng đến mạch dẫn của bài văn. Bên cạnh đó, hình tượng của ng tuyên cáo trở nên đĩnh đạc, trang nghiêm và oai dũng, uy nghi hơn bao giờ hết, đặc biệt ở đoạn 5 tầm vóc của NT cao như 1 đấng anh hùng chuyên trừ gian diệt bạo mà trăm trận trăm thắng. K chỉ có nghị luận, BNĐC còn có sự đan xen vs bút pháp trữ tìh, lời văn rất xúc độg, trong từng câu từng chữ như là máu là thịt, là cả tấm lòng chân thành của ông. Lời văn xúc cảm, mang sức âm vang, yêu thương, trân trọng, hào hùng, sảng khoái khi nói về quân ta. Đối vs kẻ thù, lời văn đầy phẫn nộ, lên án kịch liệt và gay gắt.
Xin lỗi bạn, vì mình khá xúc động nên chỉ viết được đến đây, bạn thông cảm nha, còn 1 phần là nghệ thuật và kết bài chắc bạn tự làm được rồi.