[Văn 10]_Cáo bệnh bảo mọi người

S

seagirl_41119

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đ1:
Qua bài thơ "Cáo bệnh,bảo mọi người" ,em hãy rút ra bài học cho bản thân mình từ triết lí nhân sinh trong bài thơ và viết thành đoạn văn khoảng 10-15 câu
Đ22:
viết một bài văn ngắn cảm nhận về quê hương mình hoặc sáng tác một bài thơ về quê hương đất nước
 
Last edited by a moderator:
V

violetrose147

bài thơ "Cáo bệnh, bảo mọi người" mình ko học nên ko biết để làm bài.
còn đề số 2 bạn có lấy từ bài thơ "quê hương" của Tế Hanh học ở lớp 8 để phân tích theo 2 ý: sự giàu đẹp, nghĩa tình của thiên nhiên, và tinh thần, tâm hồn của con người. ngoài ra bạn có thể sử dụng bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" để phân tích, cũng rất hay. chúc bạn làm bài tốt.
 
C

congchualolem_b

cảm nhận về quê hương chứ nào phải phân tích bài thơ nói về quê hương đâu bạn
đề 1 thì k phải dễ phân tích bởi với tớ phần văn học trung đại và văn học dân gian tớ k hợp cho mấy
nhưng bài này thực sự hay
còn về quê hương , tớ nghĩ là ng dân của kinh thành thăng long thì có nhiều cái để nói
tớ ở vùng cực nam
k biết có hợp với các bạn k nữa
 
C

congchualolem_b

Nhìn trên bản đồ việt nam bạn có thể bắt gặp mũi đất đang vươn mình ra biển lớn ở phần cực nam tổ quốc dễ dàng,vâng,đó là quê hương tôi đó,vùng đất Cà Mau mang nặng phù sa cũng như mang nặng tình ng,tình đồng đội,tình làng xóm thân thương.
Một nơi mà diện tích đa số là đất phèn,sông ngòi chằng chịt,con ng sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và đôi khi có xen vài vụ lúa.Cảnh sống ở đây có bao giờ giàu sang chứ,sống ngày này qua ngày khác nhưng người dân nơi đây luôn một lòng một dạ đi theo cách mạng,theo đảng và theo Bác Hồ vĩ đại.Tôi vẫn hay tự hào về những truyền thống vẻ vang trong lịch sử đấu tranh giữ nước của tỉnh nhà,nhất là với ng thầy anh hùng thầy giáo Phan Ngọc Hiển, k chỉ có thầy mà các anh Trần Văn Thời hay các anh cùng tham gia trận mạc với thầy đều là những tấm gương tiêu biểu cho lòng trung hiếu với dân với nước.
Là nơi vùng đất xa xôi,phải lâu lắm ông cha ta mới khai phá đc nơi lội đục nước,đỉa nổi lềnh tựa bánh canh này,hùm beo cọp réo nghe quen như thường.Thưở xưa nơi đây đâu yên bình,rừng rậm thú dữ nơi nào cũng có,khó khăn lắm ng ta mới trụ đc trên mảnh đất đầy “hoang dã” này.Thật k uổng công bám trụ bao năm,giờ đây tự hào là ng Cà Mau tôi sẵn sàng khoe với mọi ng rằng, dân quê tôi giờ đã khá giả hơn,cũng biết đến nhiều thứ hơn,bàn lụân chính sự cũng k phải chỉ là chuyện của các ông mà ai cũng tham gia và k ngớt lời khen ngợi đảng và nhà nước luôn có chính sách đúng đắn.Điện,đường,trừơng ,trạm,cái gì cũng có,phải nói là vui lắm khi đc tiếp xúc với những cái mà trước đây chỉ có trong mơ mà thôi.
Đừng tưởng rằng mới khai phá nên quê tôi k có lễ hội hay đặc sản,tôi k ngại ngùng nói rằng quê tôi có hơn một ngàn món đặc sản mà hiếm nơi nào làm đc,có nhìêu món nghe cũng rợn rợn nhưng các ông các bà cứ bảo là ngon lắm.Lễ hội Nghênh Ông ở Sông Đốc cũng là một truyền thống đẹp,đc tổ chức hòanh tráng và vui lắm, giá như bạn một lần đc xem,sóng nc bao la với những con thuyền thi nhau rước lễ đón cá voi
Ngày nay,thế giới đang ngày càng phát triển và chính Cà Mau cũng đang hòa theo nhịp bước ấy,chúng tôi cũng đang song hành với các bạn,và luôn phấn đấu k ngừng ,xây dựng tỉnh nhà phát trỉên luôn là cái đích mà k chỉ ng lớn, cả những ng nhỏ tuổi như chúng tôi đây cũng phải nhận thức đc giá trị của nó và cùng cố gắng trên con đường học tập.
Tôi chưa bao giờ ngại ngùng nói rằng tôi ở tận nơi cúôi cùng của tổ quốc,ng ta ngại xa xôi với tôi và thậm chí có ng còn bảo dân tôi hơi “lúa”,nhưng k sao,với tôi những nét đẹp bình dị,dân dã,gần gũi,đơn sơ k chút cầu kì ấy lại là sợi dây gắn kết chặt chẽ chúng tôi với quê hương,là giá trị tinh thần quý giá mà chúng tôi luôn cố giữ gìn,để những truyền thống k bị phai nhạt theo thời gian.Nay ,đang là một học sinh tôi luôn phấn đấu để đưa quê hương ngày càng phát triển,tôi cũng tin rằng một mai đây Cà Mau sẽ còn mãi vươn xa hơn và cao hơn với địa vị ngày nay. ( cảm nghĩ về quê hương)hjz, hình như tớ nhầm,vì tớ chưa kịp phân tích đề kĩ nên ở đây lạc đề rồi,phát biểu cảm nghĩ về quê hương đất nước nói chung chứ k phải riêng 1 vùng đất nào cả, bạn thông cảm >”<
 
M

madocthan

Hở! có bạn nèo giỏi văn giúp mình phân tích tại lầu hoàng hạc tiễn MHN đi .. với!
Nhanh lên các bạn iu quý ná!:D
 
P

pechanh_dethuong

đúng là chị lọ lem làm lạc đề nhưng bài đó quả thực không tệ
mà phân tích bài tại hoàng hạc lâu tiễn....đâu có khó
tớ nghe chị tớ bảo bài đó cần bám sát vào nghĩa của phần dịch nghĩa và ý của phần phiên âm sẽ nắm đc ý thôi
 
C

congchualolem_b

Hở! có bạn nèo giỏi văn giúp mình phân tích tại lầu hoàng hạc tiễn MHN đi .. với!
Nhanh lên các bạn iu quý ná!:D

Lí Bạch cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị đều là những nhà thơ nổi tiếng thời Đường.Ông là một người vô cùng lãng mạng, thơ của ông đc víêt với nhiều đề tài nhưng chủ yếu víêt về thiên nhiên,chiến tranh và tiễn biệt.Trong chủ đề tiễn biệt tiêu biểu nhất có bài “tại lầu Hòang Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.Trước cảnh chia ly với Mạnh Hạo Nhiên ,ng bạn tâm giao và cũng là ng mà ông vô cùng hâm mộ về tài năng và nhân cách.Chính vì tấm lòng và tình cảm của nhà thơ với bạn mình quá sâu đậm nên khi bạn vừa đi ông đã víêt nên những dòng thơ làm lay động lòng ng, nhất là những ng đang gặp cảnh li tan.
Bài thơ đc viết theo thể thơ tứ tuyệt nên thường có sức cô đọng lớn.Hai câu đầu tả cảnh tiễn biệt,từ giã ng bạn thân chí cốt lên đường trở về với chốn Dương Châu phồn hoa:
“Cố nhân tây từ Hòang Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
(Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói,Châu Dương xuôi dòng)
Ngô Tất Tố dịch
Nơi tiễn đưa bạn là lầu Hòang Hạc,một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc,là nơi linh thiêng gắn với những tích xưa kì diệu,nơi ấy như chốn của thần tiên.Thêm nữa,lúc này lại vào tháng ba “yên hoa” tức là hoa khói,hoa ở đây nở trong sương mù y như có khói bao phủ,càng làm tăng vẻ đẹp của trời xuân,tại chốn vốn đc mệnh danh là tiên cảnh ấy hình ảnh những bông hoa nở xen lẫn vào với màng sương càng làm tăng tính “họa” và sắc thái diễm lệ ở núi Hòang Hạc.Ta dễ dàng nhận biết phương tiện ra đi của Mạnh Hạo Nhiên là gì, bởi lầu Hòang Hạc nằm bên sông Trường Giang và phương tịên mà ng xưa thường sử dụng đi lại chỉ có thể là thuyền mà thôi,k biết cố ý hay tình cờ mà ng ta lại chọn chiếc thuyền,thuyền như cái gì mong manh và xa vời lắm,thuyền ra đi nhưng chưa chắc đã có ngày gặp lại,hình ảnh chiếc thuyền nhỏ nhoi giữa dòng sông rộng lớn ta cảm giác sao lạc lõng và trống vắng,cái cảnh vật u buồn và ảm đạm.Chiếc thuyền sẽ đi từ tây sang đông,từ lầu Hòang Hạc đến xứ “Châu Dương xuôi dòng”,khỏang cách hai nơi này k phải ngắn và có thể sự tiễn biệt này k phải là “tạm biệt” mà là “vĩnh biệt”,cơ hội tái ngộ càng ít.Nhìn theo phương diện nào đó khi xét hình thức bên ngòai ta hay nghĩ trong hai câu đầu chỉ tòan tả cảnh,nhưng nếu hiểu thế k thì k còn là thơ của Lí Bạch nữa.Nhà thơ sử dụng từ “cố nhân” nghĩa là “bạn cũ”,vâng,hai từ ấy đc nhà thơ cất lên bằng tình cảm chân thành của mình dành cho bạn,k để ý ta sẽ khó nhận ra tình cảm thầm kín ấy,chỉ với hai từ nhưng đã đủ thể hiện tình cái “tình” trong bài thơ,một quan hệ thân thiết mà k phải dễ tìm ở những ng bạn.Có thể có bạn nhưng bn ta chưa chắc đã tri âm tri kỉ như Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch,và khi phải chia xa dĩ nhiên sự xúc động và luyến tiếc vô cùng mãnh liệt,nhưng tác giả đã ghìm và kềm chế chính mình,nhưng dù thế nào ông vẫn để lộ “kẻ hở” của mình,ng ta vẫn phát hiện đc.Mặt khác ông nói mình đưa tiễn “cố nhân”nhưng lại k nói cố nhân từ giã mình.Hòang Hạc có thể đc xem là hình ảnh ẩn dụ và hơn cả thế còn là hóan dụ,vì có thể hiểu sau khi tiễn bạn ở bến sông Lí Bạch đã chạy lên lầu cao để ngóng nhìn theo bạn, và “tây từ Hòang Hạc lâu”nghĩa là Mạnh Hạo Nhiên đang chào giã từ nhà thơ .Ý thơ phải nhìn kĩ mới thấy,chủ yếu là tả cảnh nhưng qua cảnh lại thể hiện sắc thái tình cảm,cái tài ấy chỉ có cao nhân mới làm đc.
Nếu hai câu đầu chủ ýêu lấy cảnh để ngụ ý nói tình thì hai câu sau tình và cảnh như hòa làm một :
“Cô phàm viễn ảnh bích k tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(bóng buồm đã khuất bầu k
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Trước tiên phải nói cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh động,hình ảnh cánh buồm khuất xa dần vào khoảng k xanh biếc là sự di chuyển “cô phàm vĩên ảnh bích k tận”,cả bến sông Trường Giang ước tính ra có đến cả ngàn chiếc thuyền buồn như thế nhưng với Lí Bạch chỉ có một bóng buồm mà thôi,đó là cánh buồm đã đưa “cố nhân”ra đi,cánh buồm của ng tri âm.Chỉ có tấm lòng sâu nặng và tha thiết thì nhà thơ mới trông theo,dõi theo duy nhất một cánh buồm,trứơc mắt ông lúc này mọi thứ dường như đều mở nhạt và k còn hịên diện nữa mà chỉ có mỗi cánh buồm ấy mà thôi,vâng,một tình bạn sâu sắc và quá thắm thiết mới có sức mạnh đến thế,nếu bằng đôi mắt thường sẽ dễ chóang trước khung cảnh ấy nhưng nhà thơ đã k bị chìm đắm trước cảnh thuyền bè “tấp nập như lá tre”, “cô” là sự lẻ loi, nghĩa là riêng một chiếc thuỳên ,còn “bích”là màu xanh,màu gợi nỗi nhớ niềm thương càng nhấn mạnh thêm tình cảm của nhà thơ.Quá trình chuyển động của cánh buồm tương đồng với quá trình theo dõi của tác giả từ lúc xuất phát đến lúc mất hút.Khi thuyền đã mất hút chỉ còn lại cảnh vật, “trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”.Ở đây lại dùng ẩn dụ một lần nữa ,dòng sông k chỉ đơn thuần là cảnh vật quanh lầu Hòang Hạc mà ngụ ý chỉ chính Lí Bạch, “bóng buồm”ấy đã ra đi giờ chỉ còn lại mỗi “dòng sông bên trời” đang mãi trông theo ,cảnh thật chơ vơ và đơn độc làm sao,giữa khung cảnh bao la bát ngát,giữa cảnh đẹp như mơ ấy mà lòng Lí Bạch chỉ có một cảm giác sao đơn độc quá,mất một ng bạn như mất đi thứ đáng quý nhất, k có gì quý bằng tình bạn mà nay chính nhà thơ lại tiếp tục nếm mùi vị ấy.Thời gian tác giả trông theo bạn rất lâu cho thấy sự luyến tiếc và gắn bó của hai ng.Ông có thể trông theo đc là nhờ lầu Hòang Hạc ,nhờ có vị trí cao nên ông có thể trông xa hơn và ngóng đc bóng bn trogn những giây phút cuối cùng,trong mắt ông chỉ có một tiêu điểm cứ mãi nhìn mà k để ý đến xung quanh.Hay theo một ý nghĩa khác , “Duy kiến trường giang thiên tế lưu”chính là dòng lệ của nhà thơ,vâng,chính tác giả đã khóc,khóc cho chia xa,khóc chi tình bạn,khóc cho chính mình,khóc cho nỗi cô đơn đang vây lấy quanh đây,dòng lệ ấy sao đơn độc quá,chỉ có một dòng lệ thôi nhưng sao nó mênh mông như con sông rộng lớn ngòai kia vậy,ng khóc hay cảnh đang khóc đây?
Bài thơ là một chuỗi các hình ảnh đối lập,sở dĩ tôi k nói ở trên vì nó đan xen vào nhau,khiến bài thơ càng trở nên đậm chất luyến lưu,mặt khác cách đan xen nhiều hình ảnh đối lập ,thống nhất cùng với nghệ thụât chấm phá cũng tạo nên cái hay của bài thơ.Ta có thể thấy trong bài thơ thực sự là một mâu thuẫn nếu nói như triết học,bởi có sự đối lập nhau của kẻ “đi” và ng “ở”, giữa cái mất hút của cánh buồm và hình ảnh ng chơ vơ đứng lại ngóng theo,giữa cái tình với nỗi sầu chia li và cảnh vật tuyệt vời đầy nét quyến rũ và thơ mộng,giữa cái vô hạn của dòng sông,của k gian,của thời gian,của khung cảnh quanh Hòang Hạc lâu với cái hữu hạn của con ng,của chiếc thuyền,hơn nữa là sự hiện diện của cái “có” và cái “không”,cái có là bầu trời là sông Trường Giang mạnh mẽ còn cái k chính là bóng buồm,đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của con thuyền mà thôi. Nhưng vẫn có sự thống nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn đó,dù nó đối nhau nhưng hai yếu tố này lại như hòa vào nhau,bổ sung cho nhau,tô điểm cho nhau,làm nền cho nhau.Chính vì thế càng làm bài thơ trở nên độc đáo hơn,nói mà như k nói nhưng k nói lại như nói vậy,cái tài này họa ra có Lí Bạch mới sáng tạo nổi.

Như đã nói,bài thơ đc sáng tác trong cảnh tiễn đưa do chính nhà thơ trải qua với tình cảm thống thiết ,chân thành và sâu nặng nên giá trị của bài thơ lại càng tăng hơn,ta lại càng quý trọng tình bạn ấy,dù những tâm tư k đc bộc lộ trực tiếp nhưng ta lại có thể cảm nhận đc và chính điều đó tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ.Bằng cách sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Lí Bạch đã gửi gắm những nỗi niềm của mình, “vẽ mây nẩy trăng”.Bài thơ là khúc tiễn biệt đầy giá trị cả về nội dung lẫn hình thức,những nét đẹp đó tạo nên sức sáng tạo trong thơ Đường của Thái Bạch.
 
T

thanhhungday

Hix Hix Khủng thiệt nha bạn LoLem, mình mà viết như bạn thì chắc là phỉa vô ngay bệnh viện điều trị khảng vài chục năm gì đấy !!!!!!^^_^^_^^
 
C

conan99

"Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều".

Là gì thì tôi cũng không thể định nghĩa được, nhưng nhiều người đã hỏi tôi rằng: "Đi xa thế này có nhớ nhà không?" và câu trả lời luôn luôn là: "Nhớ lắm, nhớ lắm chứ"
Với tôi nỗi nhớ này không chỉ là nhớ gia đình, nhớ bạn bè mà còn nhớ tới những cái đa gắn bó với mình hơn 20 năm, để rồi khi ngồi nói chuyện với nhau mọi người đều bảo rằng: "Việt Nam là thế mà".

Tôi không sinh ra ở một làng quê, nên tôi không thể biết được hình ảnh cánh đồng quê, không thể biết được cây đa giếng nước đầu làng, không được nghe tiếng gà gáy vào mỗi buổi sáng sớm. Hình ảnh khi tôi lớn lên không yên ả như ở làng quê, mà là những âm thanh náo nhiệt của chợ búa, âm thanh của xe cộ, của những người bán hàng buổi sáng.

Tôi đã quá quen với những tiếng rao của anh bán tào phớ vào những buổi trưa hè: "Ai... tào phớ đây...", hay của chị mua ve chai, phế liệu: "Ai... đồng nát... giấy báo cũ, dép nhựa hỏng... bán nào...". Rồi vào những buổi tối mùa đông lạnh giá lại là tiếng rao của bà cụ bán bánh mì: "Ai... bánh mì nóng nào...". Đó không phải là những áng thơ tôi đã được học, không phải là những tác phẩm văn học nổi tiếng, nhưng sao mà tôi nhớ mãi.

Có thể ở Việt Nam tôi không để ý đến những điều này, nhưng khi ngồi đây, một nơi cách Việt Nam hơn 12 giờ bay, một nơi toàn những người xa lạ, sao tôi lại thèm được nghe lại những âm thanh quen thuộc ấy biết chừng nào. Chỉ với những tiếng rao đó thôi, tôi có thể đoán được lúc đó là mấy giờ.

Tôi nhớ cái ngõ nhỏ, nơi tôi và những đứa trẻ khác trong ngõ cùng nhau chơi đá bóng, tắm mưa, rủ nhau đi hái trộm dừa nhà người khác. Nhớ những buổi tối mùa hè mất điện, tất cả mọi người cùng ra đầu ngõ ngồi hóng gió cho mát. Hay những kì World Cup, mọi người cùng ngồi xem với nhau, vừa xem , vừa bình luận. Sao cái không khí ấy không bao giờ tôi quen được.

Không có những ngôi nhà chọc trời, không phải gọi điện thoại hẹn trước mỗi khi đến thăm nhau. Mà mỗi lần khách đến thì vồn vã trà nước. Có khi chỉ một hai câu thăm hỏi nhau, cũng có khi chỉ cùng nhau xem một bộ phim, chơi với nhau dăm ba ván cờ, uống với nhau vài tuần trà. Thế cũng là vui, là tình làng nghĩa xóm lắm rồi. Khi nhà ai có việc thì mọi người cùng xắn tay lên giúp cứ như việc nhà mình.

Mùa hè thì nắng nóng 37-38°C, mùa đông thì rét cắt da cắt thịt, khí hậu thì ẩm ướt, nghe thấy thế ai cũng phải sợ. Nhưng với nắng nóng như thế chỉ cần bát nước rau muống dầm me chua, hay bát canh rau mồng tơi nấu tôm cũng làm cho người ta tỉnh lại. Đi đâu về chỉ cần uống một cốc nước dừa tươi, hay cốc sữa đậu nành, thế là quên hết cả mệt nhọc. Vào những ngày lạnh giá, một bát canh bánh đa cua thêm một chút tương ớt cay cay hay một bát xôi, chỉ thế thôi cũng làm cho người ta cảm thấy ấm áp hơn.

Vui lắm khi sắp đến dịp Tết cổ truyền. Mọi người lại chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua sắm đồ mới để chuẩn bị cho một năm mới. Lại được ngửi mùi hương trầm quen thuộc, mùi bánh chưng, xôi gấc, bát miến nấu măng. Cái không khí ấy, mùi vị ấy, có lẽ không bao giờ tôi cảm nhận được ở bên nước Đức xa xôi này.

Cuộc sống ở nước ngoài đầy đủ là thế, khí hậu mát mẻ, trong lành là thế, thế mà sau bao nhiêu năm tất cả đều trở về cái nơi đất chật người đông này, nơi khí hậu và thiên nhiên không ưu đãi con người. Vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa.

Chỉ biết được rằng, Việt Nam từng đứng trong "Top Ten" những nước nghèo nhất thế giới, đứng thứ hai về hàng nhái, băng đĩa lậu. Nhưng khi có một ai đó hỏi tôi rằng: "Where are you from", tôi vẫn tự hào ngẩng cao đầu trả lời rằng: "I am Vietnamese@-)@-)@-)@-)
 
Top Bottom