Hở! có bạn nèo giỏi văn giúp mình phân tích tại lầu hoàng hạc tiễn MHN đi .. với!
Nhanh lên các bạn iu quý ná!
Lí Bạch cùng với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị đều là những nhà thơ nổi tiếng thời Đường.Ông là một người vô cùng lãng mạng, thơ của ông đc víêt với nhiều đề tài nhưng chủ yếu víêt về thiên nhiên,chiến tranh và tiễn biệt.Trong chủ đề tiễn biệt tiêu biểu nhất có bài “tại lầu Hòang Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.Trước cảnh chia ly với Mạnh Hạo Nhiên ,ng bạn tâm giao và cũng là ng mà ông vô cùng hâm mộ về tài năng và nhân cách.Chính vì tấm lòng và tình cảm của nhà thơ với bạn mình quá sâu đậm nên khi bạn vừa đi ông đã víêt nên những dòng thơ làm lay động lòng ng, nhất là những ng đang gặp cảnh li tan.
Bài thơ đc viết theo thể thơ tứ tuyệt nên thường có sức cô đọng lớn.Hai câu đầu tả cảnh tiễn biệt,từ giã ng bạn thân chí cốt lên đường trở về với chốn Dương Châu phồn hoa:
“Cố nhân tây từ Hòang Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
(Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói,Châu Dương xuôi dòng)
Ngô Tất Tố dịch
Nơi tiễn đưa bạn là lầu Hòang Hạc,một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc,là nơi linh thiêng gắn với những tích xưa kì diệu,nơi ấy như chốn của thần tiên.Thêm nữa,lúc này lại vào tháng ba “yên hoa” tức là hoa khói,hoa ở đây nở trong sương mù y như có khói bao phủ,càng làm tăng vẻ đẹp của trời xuân,tại chốn vốn đc mệnh danh là tiên cảnh ấy hình ảnh những bông hoa nở xen lẫn vào với màng sương càng làm tăng tính “họa” và sắc thái diễm lệ ở núi Hòang Hạc.Ta dễ dàng nhận biết phương tiện ra đi của Mạnh Hạo Nhiên là gì, bởi lầu Hòang Hạc nằm bên sông Trường Giang và phương tịên mà ng xưa thường sử dụng đi lại chỉ có thể là thuyền mà thôi,k biết cố ý hay tình cờ mà ng ta lại chọn chiếc thuyền,thuyền như cái gì mong manh và xa vời lắm,thuyền ra đi nhưng chưa chắc đã có ngày gặp lại,hình ảnh chiếc thuyền nhỏ nhoi giữa dòng sông rộng lớn ta cảm giác sao lạc lõng và trống vắng,cái cảnh vật u buồn và ảm đạm.Chiếc thuyền sẽ đi từ tây sang đông,từ lầu Hòang Hạc đến xứ “Châu Dương xuôi dòng”,khỏang cách hai nơi này k phải ngắn và có thể sự tiễn biệt này k phải là “tạm biệt” mà là “vĩnh biệt”,cơ hội tái ngộ càng ít.Nhìn theo phương diện nào đó khi xét hình thức bên ngòai ta hay nghĩ trong hai câu đầu chỉ tòan tả cảnh,nhưng nếu hiểu thế k thì k còn là thơ của Lí Bạch nữa.Nhà thơ sử dụng từ “cố nhân” nghĩa là “bạn cũ”,vâng,hai từ ấy đc nhà thơ cất lên bằng tình cảm chân thành của mình dành cho bạn,k để ý ta sẽ khó nhận ra tình cảm thầm kín ấy,chỉ với hai từ nhưng đã đủ thể hiện tình cái “tình” trong bài thơ,một quan hệ thân thiết mà k phải dễ tìm ở những ng bạn.Có thể có bạn nhưng bn ta chưa chắc đã tri âm tri kỉ như Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch,và khi phải chia xa dĩ nhiên sự xúc động và luyến tiếc vô cùng mãnh liệt,nhưng tác giả đã ghìm và kềm chế chính mình,nhưng dù thế nào ông vẫn để lộ “kẻ hở” của mình,ng ta vẫn phát hiện đc.Mặt khác ông nói mình đưa tiễn “cố nhân”nhưng lại k nói cố nhân từ giã mình.Hòang Hạc có thể đc xem là hình ảnh ẩn dụ và hơn cả thế còn là hóan dụ,vì có thể hiểu sau khi tiễn bạn ở bến sông Lí Bạch đã chạy lên lầu cao để ngóng nhìn theo bạn, và “tây từ Hòang Hạc lâu”nghĩa là Mạnh Hạo Nhiên đang chào giã từ nhà thơ .Ý thơ phải nhìn kĩ mới thấy,chủ yếu là tả cảnh nhưng qua cảnh lại thể hiện sắc thái tình cảm,cái tài ấy chỉ có cao nhân mới làm đc.
Nếu hai câu đầu chủ ýêu lấy cảnh để ngụ ý nói tình thì hai câu sau tình và cảnh như hòa làm một :
“Cô phàm viễn ảnh bích k tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(bóng buồm đã khuất bầu k
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Trước tiên phải nói cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh động,hình ảnh cánh buồm khuất xa dần vào khoảng k xanh biếc là sự di chuyển “cô phàm vĩên ảnh bích k tận”,cả bến sông Trường Giang ước tính ra có đến cả ngàn chiếc thuyền buồn như thế nhưng với Lí Bạch chỉ có một bóng buồm mà thôi,đó là cánh buồm đã đưa “cố nhân”ra đi,cánh buồm của ng tri âm.Chỉ có tấm lòng sâu nặng và tha thiết thì nhà thơ mới trông theo,dõi theo duy nhất một cánh buồm,trứơc mắt ông lúc này mọi thứ dường như đều mở nhạt và k còn hịên diện nữa mà chỉ có mỗi cánh buồm ấy mà thôi,vâng,một tình bạn sâu sắc và quá thắm thiết mới có sức mạnh đến thế,nếu bằng đôi mắt thường sẽ dễ chóang trước khung cảnh ấy nhưng nhà thơ đã k bị chìm đắm trước cảnh thuyền bè “tấp nập như lá tre”, “cô” là sự lẻ loi, nghĩa là riêng một chiếc thuỳên ,còn “bích”là màu xanh,màu gợi nỗi nhớ niềm thương càng nhấn mạnh thêm tình cảm của nhà thơ.Quá trình chuyển động của cánh buồm tương đồng với quá trình theo dõi của tác giả từ lúc xuất phát đến lúc mất hút.Khi thuyền đã mất hút chỉ còn lại cảnh vật, “trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”.Ở đây lại dùng ẩn dụ một lần nữa ,dòng sông k chỉ đơn thuần là cảnh vật quanh lầu Hòang Hạc mà ngụ ý chỉ chính Lí Bạch, “bóng buồm”ấy đã ra đi giờ chỉ còn lại mỗi “dòng sông bên trời” đang mãi trông theo ,cảnh thật chơ vơ và đơn độc làm sao,giữa khung cảnh bao la bát ngát,giữa cảnh đẹp như mơ ấy mà lòng Lí Bạch chỉ có một cảm giác sao đơn độc quá,mất một ng bạn như mất đi thứ đáng quý nhất, k có gì quý bằng tình bạn mà nay chính nhà thơ lại tiếp tục nếm mùi vị ấy.Thời gian tác giả trông theo bạn rất lâu cho thấy sự luyến tiếc và gắn bó của hai ng.Ông có thể trông theo đc là nhờ lầu Hòang Hạc ,nhờ có vị trí cao nên ông có thể trông xa hơn và ngóng đc bóng bn trogn những giây phút cuối cùng,trong mắt ông chỉ có một tiêu điểm cứ mãi nhìn mà k để ý đến xung quanh.Hay theo một ý nghĩa khác , “Duy kiến trường giang thiên tế lưu”chính là dòng lệ của nhà thơ,vâng,chính tác giả đã khóc,khóc cho chia xa,khóc chi tình bạn,khóc cho chính mình,khóc cho nỗi cô đơn đang vây lấy quanh đây,dòng lệ ấy sao đơn độc quá,chỉ có một dòng lệ thôi nhưng sao nó mênh mông như con sông rộng lớn ngòai kia vậy,ng khóc hay cảnh đang khóc đây?
Bài thơ là một chuỗi các hình ảnh đối lập,sở dĩ tôi k nói ở trên vì nó đan xen vào nhau,khiến bài thơ càng trở nên đậm chất luyến lưu,mặt khác cách đan xen nhiều hình ảnh đối lập ,thống nhất cùng với nghệ thụât chấm phá cũng tạo nên cái hay của bài thơ.Ta có thể thấy trong bài thơ thực sự là một mâu thuẫn nếu nói như triết học,bởi có sự đối lập nhau của kẻ “đi” và ng “ở”, giữa cái mất hút của cánh buồm và hình ảnh ng chơ vơ đứng lại ngóng theo,giữa cái tình với nỗi sầu chia li và cảnh vật tuyệt vời đầy nét quyến rũ và thơ mộng,giữa cái vô hạn của dòng sông,của k gian,của thời gian,của khung cảnh quanh Hòang Hạc lâu với cái hữu hạn của con ng,của chiếc thuyền,hơn nữa là sự hiện diện của cái “có” và cái “không”,cái có là bầu trời là sông Trường Giang mạnh mẽ còn cái k chính là bóng buồm,đó chỉ là hình ảnh phản chiếu của con thuyền mà thôi. Nhưng vẫn có sự thống nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn đó,dù nó đối nhau nhưng hai yếu tố này lại như hòa vào nhau,bổ sung cho nhau,tô điểm cho nhau,làm nền cho nhau.Chính vì thế càng làm bài thơ trở nên độc đáo hơn,nói mà như k nói nhưng k nói lại như nói vậy,cái tài này họa ra có Lí Bạch mới sáng tạo nổi.
Như đã nói,bài thơ đc sáng tác trong cảnh tiễn đưa do chính nhà thơ trải qua với tình cảm thống thiết ,chân thành và sâu nặng nên giá trị của bài thơ lại càng tăng hơn,ta lại càng quý trọng tình bạn ấy,dù những tâm tư k đc bộc lộ trực tiếp nhưng ta lại có thể cảm nhận đc và chính điều đó tạo nên sự lôi cuốn của bài thơ.Bằng cách sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Lí Bạch đã gửi gắm những nỗi niềm của mình, “vẽ mây nẩy trăng”.Bài thơ là khúc tiễn biệt đầy giá trị cả về nội dung lẫn hình thức,những nét đẹp đó tạo nên sức sáng tạo trong thơ Đường của Thái Bạch.