Văn 8 VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VAI XÃ HỘI TRONG HỘI THOẠI
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người có những mối quan hệ xã hội khác nhau, những mối quan hệ ấy vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có địa vị cao trong xã hội nhưng khi về nhà chỉ là con cái, em út,… Những vị trí trong xã hội, trong gia đình ấy được gọi là các vai của mỗi người khi tham gia hội thoại.
Cho nên để có thể tham gia hội thoại một cách tốt nhất cũng như hiểu được nội dung các tác phẩm văn học được tiếp cận thì chúng ta cần nắm vững một số quy tắc cũng như lí thuyết của vai xã hội trong hội thoại.
1. Vai xã hội và vị trí của người tham gia hội thoại với ( những ) người khác trong hội thoại.
2. Vai xã hội được xác định bằng kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại:
- Quan hệ trên – dưới
- Quan hệ ngang hàng
Dựa và: tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội, …
3. Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại cũng như chịu chi phối của ngoại cảnh.
4. Trong hội thoại, những người tham gia lần lượt nói. Mỗi lần người này hay người kia nói được gọi là một lượt lời.
5. Để đảm bảo lịch sự và để hội thoại diễn ra bình thường, những người tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của nhau: Tránh ngắt lời, chen ngang lời người khác. Mặt khác, những người hội thoại cũng cần biết bắt lời kịp thời khi người khác dừng lời: tránh để khoảng lặng quá dài.
6. Người nói khi nói hết, cần sử dụng các dấu hiệu nhất định để người hội thoại với mình thấy được lời nói đã hết, đã ngừng.
Ví dụ:
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai hội thoại trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí ( Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập hai) để nắm chắc thông tin về hội thoại :
[…] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi ! Này thử xem : Khi chú chui và tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! ối thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
[…] -Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này … Song anh có cho phép em mới dám nói …
[…] – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

a) Xác định vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên.
b) Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau ( “ Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”) ? Hằng ngày khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em nói năng thế nào?
c. Vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản ?
[…] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dạt dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
[…] Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Trả lời:
– Cách xưng hô trịch thượng của Dế Mèn với Dế Choắt : Gọi Dế Choắt là chú mày, lời lẽ dạy bảo của dàn anh: Chú mày có lớn mà chẳng có khôn, …
– Cách xưng hô nhún nhường của Dế Choắt với Dế Mèn :
+ Em – anh: lời lẽ của kẻ yếu
+ Thưa gửi: Thưa anh
+ Im lặng để dò thái độ, xin phép nói : Hay là bây giờ em nghĩ thế này… song anh có cho phép em nói em mới dám nói, …
Qua đó có thể thấy Dế Mèn tự cho mình là kẻ đàn anh, có vai xã hội cao hơn, coi thường Dế Choắt.

b. Với đặc điểm : Dế Mèn và Dế Choắt trạc tuổi nhau thì cách xưng hô và nói năng của cả Dế Mèn và Dế Choắt đều không phù hợp. Dế Mèn quá kiêu căng, tự phụ còn Dế Choắt quá nhún mình, sợ sệt.
c) Đoạn cuối chúng ta thấy sự thay đổi vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt đều xưng hô ngàng hàng nhau: tôi – anh.
– Lời lẽ nhẹ nhàng, thân thiện.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
em nghĩ chị nên đăng thêm bài tập đăng xuống để mọi người cùng luyện tập và một phần làm hạn chế bài tồn.
 
Top Bottom