Sử Vài vấn đề về chuyện kỳ thi LGBT tại Nga

Tôn Nữ Hà Anh

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2018
64
82
21
27
Du học sinh
Viện Đại Học Đông Kinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Súng bên súng - Đầu sát bên đầu "
Sau cách mạng Tháng Mười vào năm 1917, đạo luật chống người đồng tính bị bãi bỏ cùng với toàn bộ luật hình sự của Sa hoàng. Vào những năm 1920 - 1930, người lưỡng tính (Intersex) ở Nga được đối xử khá nhân đạo hơn so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các bác sĩ sẽ giúp xác định và trao cho họ toàn quyền quyết định lựa chọn giới tính của mình.
Tuy nhiên, hai thành phố lớn Moskva và St. Petersburg thì không thân thiện lắm đối với người đồng tính, khác với thủ đô Berlin của Đức vào thập niên 1920.
“Moskva không cởi mở như Berlin. Không hề có những nơi dành riêng cho người đồng tính và chính quyền thì mâu thuẫn về các nhóm thiểu số tình dục. Các nhà làm luật không muốn có một đạo luật chống người đồng tính nhưng cũng không chấp nhận sự giải phóng. Do đó, người đồng tính hiểu rõ họ phải cúi đầu xuống thấp một chút”, Dan Healey nói.
Dưới thời Lenin, người đồng tính công khai có thể phục vụ trong chính quyền. Thế nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau khi Stalin lên nắm quyền.
Năm 1933, Stalin thêm điều 121 vào bộ luật hình sự, nghiêm cấm đồng tính luyến ái nam với khung hình phạt cao nhất là 5 năm lao động khổ sai trong tù. Không có điều nào liên quan đến đồng tính luyến ái nữ. Các nhà quan sát phương Tây tin rằng chính quyền Liên Xô đã cầm tù từ 800 đến 1.000 người đàn ông mỗi năm theo điều 121.
Một số nhà sử học lưu ý rằng trong thời gian này, chính quyền Liên Xô còn mô tả đồng tính luyến ái giống như dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít. Điều 121 rất có thể chỉ một công cụ chính trị của Stalin nhằm chống lại những người bất đồng chính kiến cũng như Đức Quốc Xã.
Dù bất kỳ lý do nào, đồng tính luyến ái vẫn là một tội phạm hình sự nghiêm trọng tại Nga cho đến khi nó được bãi bỏ vào năm 1993.
Năm 1934, Harry Whyte – một người Anh theo chủ nghĩa cộng sản - đã viết một bức thư dài gửi cho Stalin lên án đạo luật và tác hại do nó gây ra. Trước đó, người yêu của ông ở Moskva đã bị cảnh sát bắt giữ. Bức thư chưa bao giờ được phản hồi chính thức. Và Harry Whyte cũng bị trục xuất trở về Scotland.
Hàng ngàn người LGBT dưới thời Liên Xô đã bị đưa đến các trại lao động tập trung ở Gulag (Siberia), nơi họ chết vì lạnh hoặc đói. Rất dễ nhìn thấy những người đàn ông và phụ nữ đồng tính ở đó. Những người sống sót đã mô tả hầu hết phụ nữ tại Gulag đều phải cứng rắn lên như một cách để tồn tại. Trong khi đó, những người đàn ông nữ tính thì sẽ đóng vai “vợ” cho những người đàn ông nam tính hơn.
Đến thập niên 1980, phong trào vận động quyền cho cộng đồng LGBT đã lan tỏa đến Nga. Các tạp chí dành riêng cho người đồng tính thay phiên nhau ra đời. Năm 1993, Nga chính thức loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách tội phạm. Thế nhưng mọi chuyện đã dần chuyển biến xấu kể từ khi Vladimir Putin bước vào điện Kremlin. Đỉnh điểm là năm 2013 khi sắc lệnh “cấm tuyên truyền đồng tính cho trẻ vị thành niên” được ban hành.
P/s: Vadim Kozim ngôi sao nhạc pop một thời của Liên Xô với 17 bài hit ra mắt vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Một trong những bài hát của anh ấy miêu tả về “tầm quan trọng của tình bạn giữa những người đàn ông”. Kozim sau đó đã bị bắt và đưa đến Gulag. Sau khi Stalin qua đời, Kozim đã cố gắng khởi động lại sự nghiệp của mình."
Tóm cái váy lại, thành niên lgbt nào dự tinh du mục ở Nga ngố thì từ bỏ giới tính thực của bạn hoặc chọn nước khác đi ha :D
lgbt.jpg
 
Top Bottom