Lập dàn ý chi tiết (kn, biểu hiện ,nguyên nhân, bp, y/n) về :
1. Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay
2. Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống
3. Vai trò của gia đình trong xã hội
I. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.
– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.
II. Thân bài: 1. Giải thích ứng xử là gì?
- Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. 2. Ứng xử mang lại điều gì cho con người?
+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
+ Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
+ Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.
...
- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” III. Kết bài :
- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự. Tham khảo!
ĐỀ 2 nhé Mình có tham khảo từ vài web
MB:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý thức tự giác của con người trong cuộc sống
- Khái quát, sơ lược: là phẩm chất cần phải có và duy trì của mỗi con người.
TB
(1) Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống là gì, nó có ý nghĩa như thế nào? Tinh thần tự giác là khả năng vượt qua rào cản cảm xúc để bắt tay hành động ngay lập tức dựa trên suy nghĩ của mình. Tinh thần tự giác như một liều thuốc hữu ích giúp bạn vượt qua những căn bệnh như chần chừ, ngại khó, lười biếng,… Tinh thần tự giác còn là người bạn đồng hành không thể thiếu trên con đường bạn theo đuổi đam mê và mục tiêu của bản thân.
(2) Biểu hiện
TRong học tập, kiểm tra, thi cử, trong đời sống hàng ngày,...
(3) Hệ lụy của thiếu tự giác
Làm người ta trở nên lười biếng, ỷ lại, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, mất lý tưởng,...
(4) Cách duy trì tính tự giác
- Lên kế hoạch cụ thể
- Duy trì kế hoạch đã định, rèn luyện cách quản lí thời gian hiệu quả
- Theo dõi tiến bộ của bản thân
KB: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Bài học cho bản thân
Mình làm nốt đề 3 nha . I. Mở bài:
- Gia đình – hai tiếng quen thuộc gần gũi mà thân thương đến nao lòng. Người sung sướng nhất là người có được một gia đình hạnh phúc. Có thể thấy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Gia đình hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp nhất mà con khát khao có được.
II. Thân bài : 1. Giải thích:
a. Gia đình là gì?
* Đó là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống và các quan hệ đặc biệt khác, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ. 2. Bình:
* Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người. - Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành.
+ Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con người. Chính tại mái ấm này, với tình yêu của cha và mẹ, ta đã được góp mặt trong cuộc đời này.
+ Gia đình là không gian sống than thuộc trong cuộc đời mỗi con người. Chính tại nơi đây, ta đã chập chững những bước đầu tiên, cất tiếng nói đầu tiên trong hạn phúc vô bờ của cha mẹ, người thân.
+ Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. Ta vô tư nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh em mà không mảy may suy nghĩ. Và cũng trong gia đình ta sẵn lòng cho đi mà không cần nhận lại. Ở đó có biết bao tình cảm trong sang, đẹp đẽ mà những người than đã dành cho nhau. Khi đó ta thấy thật sự sung sướng, bình yênvà hạnh phúc
- Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người.
+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn mà con đường cuộc đời biết bào gian nan, thử thách. Trên con đường ấy, có lúc ta vấp ngã, thất bại, có lúc ta cũng nản lòng, thối chí, những khi đó bên cạnh ta luôn có ông bà, cha mẹ người thân. Tất cả mọi người đều động viên an ủi ta là ta vững tâm, bền chí. Thậm chí có người sa ngã trở thành kẻ xấu, kẻ ác, thành tội nhân bị xã hội, người đời xa lánh khinh bỉ thì gia đình vẫn luôn giang rộng vòng tay đón họ trở về và tin rằng tình cảm gia đình sẽ tạo nên sức mạnh cảm hóa được những đứa con lầm đường lạc lối ấy. Có thể tin rằng, không nơi nào ngoài gia đình luôn bao dung, chở che, đùm bọc, đón nhận ta trong những tình huống nghiệt ngã như vậy của cuộc đời. Ơ – ri – pít, nhà viết kịch Hi lạp thời cổ đại đã từng khẳng định: “ Duy chỉ có gia đình, con người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.( dẫn chứng: Anh Nhĩ trong “ Bến quê”, Chí Phèo khao khát hạnh phúc bình dị: chồng kéo lưới, vợ dệt vải, Vũ Nương “ chỉ mong có thú vui nghi gia nghi thất”…) - Gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người.
+ Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên, là môi trường gần gũi có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ mái ấm gia đình ta dần khôn lớn trưởng thành cả về thể xác và tâm hồn, lối sống về đạo đức làm người.
+ Trong nếp sống của người Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Trong mỗi gia đình có gia phong. Gia phong chính là các nguyên tắc ứng xử, là lễ nghi để giúp cho gia đình yên ấm, hòa thuận. Một gia đình có nền nếp gia phong thường tạo nên một không khí đầm ấm, bình yên. Trong môi trường ấy, con cái có điều kiện được chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ và phát triển theo đúng hướng tích cực. Ngược lại một gia đình không òa thuận, bố mẹ thường cãi vã thì ảnh hưởng rất xấu đến con cái. Có những đứa trẻ lớn lên trong thù hận, trong mặc cảm, tự ti và lớn lên có thể trở thành kẻ ác, kẻ xấu, kể phản bội, đánh mất nhân cách của bản thân, làm xấu hổ cả dòng họ.
...
III. Kết bài :
-Khẳng định 1 lần nữa gđ có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và sự nghiệp phát triển đất nước.
-Mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, gương mẫu.
-Tuổi trẻ phải tích cực học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách để làm người con, người cháu hiếu thảo, tài giỏi cho ông bà, cha mẹ vui lòng và cũng làm hành trang chẩn bị cho 1 gđ của mình sau này góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh hơn.
* Luận điểm cơ bản:
- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.
- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.
- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất
- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.
- Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ…