Z
zimmy.nguyen
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bạn thường nói chuyện với người khác như thế nào? Có bao giờ bạn cảm thấy mình bất lực và vô cùng khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ để làm cho ai đó hiểu câu chuyện bạn đang nói chưa? Chúng ta sống và tiếp xúc với rất nhiều loại người, mỗi loại người lại có cách nói chuyện khác nhau, ngôn ngữ sử dụng cũng khác nhau rất nhiều! Thế nên, có thể với người này chúng ta dễ dàng nói cho họ hiểu nhưng với người khác cách nói đó lại không đạt hiệu quả như mong đợi.
Trong từng hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ có những cách nói chuyện khác nhau, quan trọng là bạn phải biết được đối tượng của mình là ai từ đó có cách lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp. Có người vì quen tiếp xúc với một số người cùng trang lứa nên họ có cách nói chuyện gần như mặc định cho tất cả những người mà họ tiếp xúc. Nhưng như thế sẽ giảm đi hiệu quả mà cuộc trò chuyện có thể mang lại. Bạn tưởng rằng, cách nói chuyện của mình hoàn hảo và không có gì phải phàn nàn nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến thái độ của người nghe chưa?
Hãy để ý đến thái độ và tính cách của người nghe để từ đó có cách sử dụng và lựa chọn ngôn ngữ để đạt được hiệu quả cao nhất! Có người thích bỡn cợt, có người thích suồng sã, có người lại thích sự lễ độ, ngoan ngoãn, có người lại khiêm cung, nghiêm nghị. Thế nên, hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng người. Đừng áp dụng theo kiểu đụng đâu đánh đó, có lúc bạn sẽ nhận ra có một số người không thích nói chuyện với mình. Có bao giờ bạn nghĩ về cách sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống của mình chưa? Dường như rất ít người nghĩ đến vẫn đề hiệu quả của ngôn ngữ trong cuộc sống đời thương đúng không bạn?
Nhưng thực sự, ngôn ngữ đời thường lại có tác dụng vô cùng to lớn đến “tiếng nói” và “ tầm ảnh hường” của bạn với những người xung quanh. Bởi vì, những lời nói hay, lời nói đúng thường có hiệu quả và tác dụng với hầu hết mọi người. Thế nhưng, có nhiều người lại không biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho hợp lý, để không gây nên những hiểu lầm và phản cảm với những người xung quanh.
Có bao giờ bạn làm cho ai đó bực bội vì ngôn ngữ “chát chúa” của mình chưa? Trong cuộc sống, bạn bè nhiều lúc cũng khiến cho nhau bực mình và tức giận vì những lời nói vô ý vô tứ của mình đấy bạn ạh. Thế nên, đừng bao giờ làm cho người khác bực mình vì những câu chuyên vô duyên của mình bạn nhé. Với từng người hãy sử dụng từ ngữ sao cho hợp lý nhất để tạo được hiệu quả như mong muốn.
Ngôn ngữ trong cuộc sống có rất nhiều loại thể, nhưng đừng vì thế mà sử dụng một cách vô tư thiếu suy nghĩ. Đừng đưa ngôn ngữ này chêm vào ngôn ngữ kia gây nên sự phản cảm không nên có. Dù thế nào đi nữa, bạn hãy sử dụng ngôn ngữ của mình một cách có trách nhiệm nhất. Chịu trách nhiệm với những lời nói của mình là bạn đang sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh! Đừng để người khác nhìn bạn với cái nhìn coi thường bạn chỉ vì lời nói không đúng chỗ. Lời ăn tiếng nói chính là chìa khóa để bạn bước vào cuộc sống một cách thuận tiện hơn, vì thế đừng đánh mất chìa khóa quan trọng này!
Nguồn: Ngôn ngữ, sử dụng thế nào cho hiệu quả
Văn hóa người Việt rất coi trọng câu chào, đôi lúc chúng ta chỉ mỉm cười rồi gật gật cái đầu cũng coi như một cử chỉ để chào hỏi. Nếu đi qua ai đó mà mình quen biết, mặt lạnh tanh hay cúi đầu đi thẳng chắc chắn ấn tượng về bạn đối với họ và những người xung quanh sẽ vô cùng tệ hại! Một người đến câu chào hỏi cũng không biết thì bạn nghĩ họ có phải là người biết cách đối nhân xử thế không?
Dịp tết năm 2011 mình có nghe được câu chuyện của mẹ và những người hàng xóm nói với nhau: cái thằng H con ông T, đi qua mình mà nó lơ luôn, đi thẳng chẳng chào hỏi gì cả! Mới tý tuổi đầu đã vênh vênh váo váo! Sau đó là chuỗi những câu nhận xét về cách sống, cách đối đãi với người khác của anh chàng này! Bạn nghĩ sao về chuyện này nhỉ? Có phải ông bà ta quá khắt khe trong việc lễ nghĩa nên một câu chào hỏi lại trở nên nghiêm trọng đến thế chăng? Nó có đủ bằng chứng để người ta nói một ai đó không có lễ phép, không có giáo dục hay không? Tất nhiên là không! Nhưng chắc chắn rằng, bạn trong mắt họ chẳng có chút nào đáng để được tôn trọng.
Không phải vì những người già coi trọng lễ phép mà văn hóa người Việt vốn dĩ là vậy. Không chỉ là một lời chào đơn giản mà đó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn với những người xung quanh đặc biệt là người lớn tuổi. Ông cha ta có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Lời chào là lời mở đầu cho những câu chuyện trong cuộc sống. Người ta chào hỏi nhau đôi lúc chỉ là để làm vui lòng nhau, đôi lúc để làm cho ai đó có cảm giác được tôn trọng chứ không phải chỉ để đưa đẩy đến câu chuyện nào đó. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ đi ngang qua người già rồi vòng tay nói lớn: con chào ông ạ/ Cháu chào ông ạ. Bạn có biết người hạnh phúc nhất là ai không? Không phải người được chào mà là cha mẹ của đứa trẻ đó. Bởi vì bất kỳ ai khi nghe người khác khen ngợi con mình: Cháu ngoan quá, lễ phép quá…đều cảm thấy vui và hãnh diện. Vì đó là bài học đầu tiên để chúng biết cách sống kính trên nhường dưới.
Nhiều người trong chúng ta rất ngại phải chào hỏi ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Thường có một số bạn nhìn thấy những người trong thôn, trong ngõ rất ít khi chào hỏi mà cúi đầu đi thẳng, để lại sau lưng ánh mắt lạnh lùng và xem thường của những người đó. Tất nhiên bạn có thể đặt ra câu hỏi: tại sao họ không chào trước, để biện minh cho mình! Nhưng nếu bạn là người ít tuổi hơn và họ là những người thuộc “ vai” trên với bạn thì người phải chào là bạn. Bạn đừng vội xem thường những quy tắc về lời chào và cách ứng xử, dù ngày nay xã hội phát triển đến nhường nào thì ảnh hưởng của lễ giáo vẫn còn rất sâu đạm trong lối sống của người Việt. Bạn chắc cũng không muốn bị gán cho cái mác “ vô lễ” chứ.
Đừng ngần ngại khi phải chào ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Chỉ cần bạn nói: Cháu chào ông ạ, ông đang đi đâu đấy?… Bạn sẽ nhận được nụ cười thật vui từ những người đó. Họ có cảm giác được tôn tọng và ai cũng vui, cũng hạnh phúc khi có được cảm giác đó. Im lặng, cúi đầu và đi thẳng qua nhưng người bạn gặp bạn có bao giờ cảm thấy vui vẻ không? Có thấy thoải mái không? Đừng bao giờ đánh mất đi ấn tượng tốt đẹp của mình bạn nhé! Lời chào nhỏ thôi nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn xây dựng hình ảnh cá nhân trong lòng người khác.
Dù cuộc sống phát triển đến thế nào thì câu chào luôn có mặt trong những buổi gặp gỡ, những cái bắt tay, những nụ cười trao nhau, những cái gật đầu và những lời nói tưởng chừng đưa đẩy nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quan hệ của con người với nhau. Người miền Nam có kiểu chào xã giao thân mật, được bắt đầu bằng chữ “ con chào ông, bà, cô, chú…..” câu chào đó mang một cảm giác gần gũi và thân thiết không có chút khoảng cách giữa hai người. Có cái gì đó gợi nên quan hệ ruột thịt. Kiểu chào của người miền bắc lại kiểu cách hơn, đi cùng với lời chào là lời thăm hỏi : ông, bà, cô, chú….đang đi đâu đấy hay đang làm gì đấy… Lời chào này tao nên cảm giác được quan tâm, được ai đó để ý đến. Lời chào này mang lại cho người được chào sự tôn trọng và yêu thương. Bạn có bao giờ để ý đến ngữ nghĩa trong từng câu chào của mình không?
Người xưa thường nói: đi thưa về bẩm” để răn dạy con cái trong gia đình đề cao lời chào hỏi. Không chỉ thể hiện sự lễ phép của mình mà còn tự răn dạy bản thân sống nề nếp và có ý thức đối với những người xung quanh. Bạn đi ra khỏi nhà mà không có lời chào với cha mẹ của mình. Bạn nghĩ cha mẹ bạn sẽ tức giận hay lo lắng? Với vai trò của một người cha, người mẹ họ sẽ vô cùng lo lắng cho bạn vì không biết bạn đi đâu, làm gì… Thế nên, sau này đừng bao giờ quên lời chào trong cuộc sống của mình bạn nhé! Hãy là người biết quan tâm và lo lắng cho người bên cạnh mình!
Nguồn: Lời chào và ấn tượng cá nhân
Trong từng hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ có những cách nói chuyện khác nhau, quan trọng là bạn phải biết được đối tượng của mình là ai từ đó có cách lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp. Có người vì quen tiếp xúc với một số người cùng trang lứa nên họ có cách nói chuyện gần như mặc định cho tất cả những người mà họ tiếp xúc. Nhưng như thế sẽ giảm đi hiệu quả mà cuộc trò chuyện có thể mang lại. Bạn tưởng rằng, cách nói chuyện của mình hoàn hảo và không có gì phải phàn nàn nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến thái độ của người nghe chưa?
Hãy để ý đến thái độ và tính cách của người nghe để từ đó có cách sử dụng và lựa chọn ngôn ngữ để đạt được hiệu quả cao nhất! Có người thích bỡn cợt, có người thích suồng sã, có người lại thích sự lễ độ, ngoan ngoãn, có người lại khiêm cung, nghiêm nghị. Thế nên, hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng người. Đừng áp dụng theo kiểu đụng đâu đánh đó, có lúc bạn sẽ nhận ra có một số người không thích nói chuyện với mình. Có bao giờ bạn nghĩ về cách sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống của mình chưa? Dường như rất ít người nghĩ đến vẫn đề hiệu quả của ngôn ngữ trong cuộc sống đời thương đúng không bạn?
Nhưng thực sự, ngôn ngữ đời thường lại có tác dụng vô cùng to lớn đến “tiếng nói” và “ tầm ảnh hường” của bạn với những người xung quanh. Bởi vì, những lời nói hay, lời nói đúng thường có hiệu quả và tác dụng với hầu hết mọi người. Thế nhưng, có nhiều người lại không biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho hợp lý, để không gây nên những hiểu lầm và phản cảm với những người xung quanh.
Có bao giờ bạn làm cho ai đó bực bội vì ngôn ngữ “chát chúa” của mình chưa? Trong cuộc sống, bạn bè nhiều lúc cũng khiến cho nhau bực mình và tức giận vì những lời nói vô ý vô tứ của mình đấy bạn ạh. Thế nên, đừng bao giờ làm cho người khác bực mình vì những câu chuyên vô duyên của mình bạn nhé. Với từng người hãy sử dụng từ ngữ sao cho hợp lý nhất để tạo được hiệu quả như mong muốn.
Ngôn ngữ trong cuộc sống có rất nhiều loại thể, nhưng đừng vì thế mà sử dụng một cách vô tư thiếu suy nghĩ. Đừng đưa ngôn ngữ này chêm vào ngôn ngữ kia gây nên sự phản cảm không nên có. Dù thế nào đi nữa, bạn hãy sử dụng ngôn ngữ của mình một cách có trách nhiệm nhất. Chịu trách nhiệm với những lời nói của mình là bạn đang sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh! Đừng để người khác nhìn bạn với cái nhìn coi thường bạn chỉ vì lời nói không đúng chỗ. Lời ăn tiếng nói chính là chìa khóa để bạn bước vào cuộc sống một cách thuận tiện hơn, vì thế đừng đánh mất chìa khóa quan trọng này!
Nguồn: Ngôn ngữ, sử dụng thế nào cho hiệu quả
Văn hóa người Việt rất coi trọng câu chào, đôi lúc chúng ta chỉ mỉm cười rồi gật gật cái đầu cũng coi như một cử chỉ để chào hỏi. Nếu đi qua ai đó mà mình quen biết, mặt lạnh tanh hay cúi đầu đi thẳng chắc chắn ấn tượng về bạn đối với họ và những người xung quanh sẽ vô cùng tệ hại! Một người đến câu chào hỏi cũng không biết thì bạn nghĩ họ có phải là người biết cách đối nhân xử thế không?
Dịp tết năm 2011 mình có nghe được câu chuyện của mẹ và những người hàng xóm nói với nhau: cái thằng H con ông T, đi qua mình mà nó lơ luôn, đi thẳng chẳng chào hỏi gì cả! Mới tý tuổi đầu đã vênh vênh váo váo! Sau đó là chuỗi những câu nhận xét về cách sống, cách đối đãi với người khác của anh chàng này! Bạn nghĩ sao về chuyện này nhỉ? Có phải ông bà ta quá khắt khe trong việc lễ nghĩa nên một câu chào hỏi lại trở nên nghiêm trọng đến thế chăng? Nó có đủ bằng chứng để người ta nói một ai đó không có lễ phép, không có giáo dục hay không? Tất nhiên là không! Nhưng chắc chắn rằng, bạn trong mắt họ chẳng có chút nào đáng để được tôn trọng.
Không phải vì những người già coi trọng lễ phép mà văn hóa người Việt vốn dĩ là vậy. Không chỉ là một lời chào đơn giản mà đó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn với những người xung quanh đặc biệt là người lớn tuổi. Ông cha ta có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Lời chào là lời mở đầu cho những câu chuyện trong cuộc sống. Người ta chào hỏi nhau đôi lúc chỉ là để làm vui lòng nhau, đôi lúc để làm cho ai đó có cảm giác được tôn trọng chứ không phải chỉ để đưa đẩy đến câu chuyện nào đó. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh một đứa trẻ đi ngang qua người già rồi vòng tay nói lớn: con chào ông ạ/ Cháu chào ông ạ. Bạn có biết người hạnh phúc nhất là ai không? Không phải người được chào mà là cha mẹ của đứa trẻ đó. Bởi vì bất kỳ ai khi nghe người khác khen ngợi con mình: Cháu ngoan quá, lễ phép quá…đều cảm thấy vui và hãnh diện. Vì đó là bài học đầu tiên để chúng biết cách sống kính trên nhường dưới.
Nhiều người trong chúng ta rất ngại phải chào hỏi ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Thường có một số bạn nhìn thấy những người trong thôn, trong ngõ rất ít khi chào hỏi mà cúi đầu đi thẳng, để lại sau lưng ánh mắt lạnh lùng và xem thường của những người đó. Tất nhiên bạn có thể đặt ra câu hỏi: tại sao họ không chào trước, để biện minh cho mình! Nhưng nếu bạn là người ít tuổi hơn và họ là những người thuộc “ vai” trên với bạn thì người phải chào là bạn. Bạn đừng vội xem thường những quy tắc về lời chào và cách ứng xử, dù ngày nay xã hội phát triển đến nhường nào thì ảnh hưởng của lễ giáo vẫn còn rất sâu đạm trong lối sống của người Việt. Bạn chắc cũng không muốn bị gán cho cái mác “ vô lễ” chứ.
Đừng ngần ngại khi phải chào ai đó, nhất là những người lớn tuổi. Chỉ cần bạn nói: Cháu chào ông ạ, ông đang đi đâu đấy?… Bạn sẽ nhận được nụ cười thật vui từ những người đó. Họ có cảm giác được tôn tọng và ai cũng vui, cũng hạnh phúc khi có được cảm giác đó. Im lặng, cúi đầu và đi thẳng qua nhưng người bạn gặp bạn có bao giờ cảm thấy vui vẻ không? Có thấy thoải mái không? Đừng bao giờ đánh mất đi ấn tượng tốt đẹp của mình bạn nhé! Lời chào nhỏ thôi nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn xây dựng hình ảnh cá nhân trong lòng người khác.
Dù cuộc sống phát triển đến thế nào thì câu chào luôn có mặt trong những buổi gặp gỡ, những cái bắt tay, những nụ cười trao nhau, những cái gật đầu và những lời nói tưởng chừng đưa đẩy nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quan hệ của con người với nhau. Người miền Nam có kiểu chào xã giao thân mật, được bắt đầu bằng chữ “ con chào ông, bà, cô, chú…..” câu chào đó mang một cảm giác gần gũi và thân thiết không có chút khoảng cách giữa hai người. Có cái gì đó gợi nên quan hệ ruột thịt. Kiểu chào của người miền bắc lại kiểu cách hơn, đi cùng với lời chào là lời thăm hỏi : ông, bà, cô, chú….đang đi đâu đấy hay đang làm gì đấy… Lời chào này tao nên cảm giác được quan tâm, được ai đó để ý đến. Lời chào này mang lại cho người được chào sự tôn trọng và yêu thương. Bạn có bao giờ để ý đến ngữ nghĩa trong từng câu chào của mình không?
Người xưa thường nói: đi thưa về bẩm” để răn dạy con cái trong gia đình đề cao lời chào hỏi. Không chỉ thể hiện sự lễ phép của mình mà còn tự răn dạy bản thân sống nề nếp và có ý thức đối với những người xung quanh. Bạn đi ra khỏi nhà mà không có lời chào với cha mẹ của mình. Bạn nghĩ cha mẹ bạn sẽ tức giận hay lo lắng? Với vai trò của một người cha, người mẹ họ sẽ vô cùng lo lắng cho bạn vì không biết bạn đi đâu, làm gì… Thế nên, sau này đừng bao giờ quên lời chào trong cuộc sống của mình bạn nhé! Hãy là người biết quan tâm và lo lắng cho người bên cạnh mình!
Nguồn: Lời chào và ấn tượng cá nhân