vài kinh nghiệm khi làm bài văn bình giảng

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huongmotor

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Về thể loại bình giảng chủ yếu ra vào một đoạn thơ hay trong bài
khi gặp kiểu bài này nên giải quyết như sau;
Mở bài: nêu ngắn gọn, tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung chính của đoạn
Thân bài:trước tiên nêu nét đặc săc về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn, sau đó đi vào cảm nhận, cắt nghĩa, lý giải , bình luận theo câu thơ, hình ảnh thơ. tập trung đi vào những điểm nhấn: lựa chọn và bình giá điều mình tâm đắc nhât!
kết bài: nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật, có thể liên hệ, so sánh với những bài thơ ,câu thơ có liên quan
Bài văn bình giảng thiên về cảm xúc chủ quan, là đất để học sinh khá giỏi bộc lộ. Chủ quan nhưng lại phải dựa trên đánh giá và phân tích khách quan!
Chúc các bạn làm tốt kiểu bài này!
 
N

nh0cpr0

Hay ghê ta!:)

Em thấy cách làm được nêu ra rất cụ thể. Nhưng em có 1 thắc mắc, là nếu như nêu về cảm xúc chủ wan của bản thân , thì nếu như mình hok chắc lắm về 1 vấn đề thì có nên mạo hiểm bày tỏ wan điểm hay hok. Vì theo em biết nhìu thầy cô sẽ trừ điểm rất nặng nếu như học sinh có đưa xa vấn đề . Theo chị thì thế nào???
 
H

huongmotor

Em hãy đưa ra hệ thống lập luận vững chắc cho ý kiến chủ quan của mình
Đừng thả nổi ý kiến đó , thầy cô sẽ chấp nhận nếu ý đó là hợp lý và lô gích
Hãy mạnh dạn bảo vệ cái tôi, nhưng phải bằng lập luận sắc sảo.
Chúc em thành công
Em yên tâm, xu thế chấm điểm bây giờ đánh giá rất cao ý kiến độc đáo mang tính sáng tạo của học sinh!
 
N

ngthanhnga

Nhân nói về vấn đề ý kiến chủ quan cá nhân này, chị cho em hỏi đôi chút về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Trong quyển " Giảng văn văn học Việt Nam " ( NXB Giáo Dục_2/2005 ) trang332 bài ' Huy Cận nói về bài thơ Tràng Giang " có đoạn :
" ...Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu :
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Vì lúc đó ( 1939 ) tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường..."
Thế nhưng ở lớp học Văn chỗ trung tâm luyện thi, thầy giáo ( vốn là GV đại học đã từng tham gia chấm thi ) có đưa ra vấn đề này trong một bài thi của thí sinh với thái độ không đồng ý. Bài làm của thí sinh đó cho rằng không thây khói sóng mà Huy Cận vẫn nhớ quê chứng tỏ nỗi buồn của Huy Cận sâu sắc hơn nỗi buồn của Thôi Hiệu.Thầy nói nỗi buồn của mỗi thế hệ là khác nhau , vì vậy không thể đem ra so sánh ai buồn hơn ai, và thầy chỉ trích bài làm đó gay gắt...

Chị có suy nghĩ gì không ?
 
T

tranquang

ngthanhnga said:
Nhân nói về vấn đề ý kiến chủ quan cá nhân này, chị cho em hỏi đôi chút về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Trong quyển " Giảng văn văn học Việt Nam " ( NXB Giáo Dục_2/2005 ) trang332 bài ' Huy Cận nói về bài thơ Tràng Giang " có đoạn :
" ...Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu :
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Vì lúc đó ( 1939 ) tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đường..."
Thế nhưng ở lớp học Văn chỗ trung tâm luyện thi, thầy giáo ( vốn là GV đại học đã từng tham gia chấm thi ) có đưa ra vấn đề này trong một bài thi của thí sinh với thái độ không đồng ý. Bài làm của thí sinh đó cho rằng không thây khói sóng mà Huy Cận vẫn nhớ quê chứng tỏ nỗi buồn của Huy Cận sâu sắc hôn nỗi buồn của Thôi Hiệu.Thầy nói nỗi buồn của mỗi thế hệ là khác nhau , vì vậy không thể đem ra so sánh ai buồn hơn ai, và thầy chỉ trích bài làm đó gay gắt...

Chị có suy nghĩ gì không ?
Anh đồng ý với ý kiến của thầy, vì "mọi sự so sánh đều khập khiễng" mà. Với lại mình làm bình giảng hay phân tích bài này thì khi đó mình là 1 nhân vật khách quan, không nên đi theo ý kiến của một ai mà phải giứ cái chính kiến riêng của mình em ạ. Huy Cận nói thế biết đâu là một hình thức "lăng xê" thì sao? Đó dẫu sao cũng là ý kiến của tác giả, còn mình phân tích là ý kiến của mình. So sánh hay không so sánh chỉ là một phương pháp làm nổi bật ý kiến chủ quan của người viết bài thôi em ạ. Chào thân ái và quyết thắng!
 
H

huongmotor

CHị lại có ý kiến thế này
Em nên phân biệt ý kiến của chính tác giả và ý kiến của các nhà phê bình
Ngày trước khi chị làm bài này chị đã viết như sau
Chị cũng lấy câu thơ của Thôi Hiệu ra để so sánh, và bình luận : Huy Cận đã dùng tứ thơ của thơ đường, nhưng điều đáng nói ở dây trong thơ HC:câu thơ kết như một lời nói thật,rất nôm na,"Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà'
Câu thơ là lời nói thật, nó phù hợp với Thơ Mới:Nhu cầu được thành thật với chính mình
Chị không so sánh ai buồn hơn ai, và chỉ bình giá vẻ đẹp câu thơ của HC
Hãy viết làm sao mà tránh được những chỗ đang tranh luận, nên tập trung vào vẻ đẹp của câu thơ
Chúc em thành công!
 
T

tranquang

Ờ, đông ý với "M" về ý kiến này. Tôi nhớ trong bình giảng cái quan trọng là phát hiện được ra chi tiêt đắt của tác phẩm. Ví dụ: Trong bài "Mộ" của Hồ Chí Minh, chúng ta biết có từ "hồng", đó là tâm nhãn của thơ... Thế trong "Đây thông Vĩ Dạ" thì tâm nhãn là ở đâu? Theo ý kiến cá nhân của các vị? Tôi thích 2 câu này trong "Đây thôn Vĩ Dạ" :"Vườn ai mướt quá canh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Tôi thích câu "lá trúc che ngang..." Hãy thử tài của mình xem sao bằng việc thử bàn về Hàn và thơ Hàn!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
H

huongmotor

Bàn về thơ Hàn Mặc Tử

Thơ HMT hay có những ranh giới giữa hiểu đựoc và không lý giải được, trong cái trong sáng có cả những bí ẩn hoài nghi
" Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Nhiều ngừoi cãi nhau để tìm hiểu xem mặt chữ điền ở đây lkà con trai hay gái,
Tranh luận đã nhiều, ai cũng có cái lý của mình
Theo tôi, ttoi cảm nhận vẻ đẹp ở đây, là con người hài hòa cùng thiên nhiên.Vẻ đẹp đấy mang nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, nó hiệ lên trong cách sống và cách cảm của nơi đây, nét phong cách kiến trúc nhà vườn cũng nằm trong cách hành xử đấy
Nam hay nữ ko quan trọng, mà chỉ cần dừng lại vẻ đẹp của con ngừoi.
Khôg biết ý các bạn thế nao?
 
F

flower1989

Theo mình, "mặt chữ điền" chính là bóng dáng của Hoàng Thị Kim Cúc trong thơ Hàn Mạc Tử ( Hoàng Cúc vốn có khuôn mặt chứ điền).
Tất nhiên, ý kiến này gây nhiều tranh cãi. Trong tác phẩm bình giảng của mình, có lẽ bạn nên nêu ra nhiều cách hiểu khác nhau rồi mới nêu ý kiến chủ quan của mình.
 
H

huongmotor

Ừm, đấy cũng là một ý kiến
Văn bình giảng cho phép những cảm nhận mang tính chủ quan mà
Nếu ý kiến phù hợp và mang tính hệ thống trong bài của mình là ok rùi!
Nếu những bạn khác còn ý kiến gì hãy chia sẻ nha!
 
T

tranquang

Người ta gọi đó là đi từ cụ thể đến khái quát. Cách đó rất gây ấn tượng với người chấm thi. Cố gắng phát huy! Ngoài ra chúng ta có thể vận dụng phương pháp truyền thống là: Tổng_Phân_Hợp, và câu kết vẫn là bình giảng phải là chính kiến cá nhân trong mọi nhận định cuối cùng.
 
N

nguoibaydongian

huongmotor said:
Về thể loại bình giảng chủ yếu ra vào một đoạn thơ hay trong bài
khi gặp kiểu bài này nên giải quyết như sau;
Mở bài: nêu ngắn gọn, tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung chính của đoạn

Không phải, tại vì đề của Việt Nam mình hay bắt bình giảng thơ nên nhiều người nghĩ vậy, chứ một chi tiết văn xuôi, một đoạn văn xuôi cũng có thể được bình giảng. Còn mở bài như thế này cũng có thể là của phân tích, của thuyết minh...

huongmotor said:
Thân bài:trước tiên nêu nét đặc săc về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn, sau đó đi vào cảm nhận, cắt nghĩa, lý giải , bình luận theo câu thơ, hình ảnh thơ. tập trung đi vào những điểm nhấn: lựa chọn và bình giá điều mình tâm đắc nhât!

Vấn đề người ta cần là làm thế nào để tìm được cái hay mà bình, mà giảng và bình với giảng như thế nào? Tên của nó là BÌNH GIẢNG nhưng chưa chắc BÌNH trước GIẢNG đã tốt hơn GIẢNG trước BÌNH.

huongmotor said:
kết bài: nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật, có thể liên hệ, so sánh với những bài thơ ,câu thơ có liên quan

Có ai thấy kết thế này khác gì với phân tích, thuyết minh? Vả lại, chuyện liên hệ so sánh có thể làm suốt dọc bài viết, riêng gì cái kết?

huongmotor said:
Bài văn bình giảng thiên về cảm xúc chủ quan, là đất để học sinh khá giỏi bộc lộ. Chủ quan nhưng lại phải dựa trên đánh giá và phân tích khách quan!
Chúc các bạn làm tốt kiểu bài này!

Cá nhân tôi cho rằng phương thức biểu đạt của văn bản không quyết định học sinh khá giỏi hay trung bình yếu kém gì hết mà ở cái cách người học sinh xử lí cái đề văn. Thậm chí, học sinh càng chưa khá văn, lại càng cần được thể hiện mình trong bình giảng để trui rèn cái riêng. Đất là đất chung cho mọi người đứng, còn khá giỏi, đất nào cũng bộc lộ được thôi. Vì tôi nghĩ rằng, không biết các môn khác có thế không chứ một đề văn vừa có thể thi Quốc gia vừa có thể thi Tốt nghiệp mà vẫn làm tròn nhiệm vụ đánh giá, phân loại học sinh.

Về mặt phương pháp luận, dùng con dao mổ của phân tích để soi chiếu cho bình giảng là tai hại. Bởi chăng PHÂN TÍCH và BÌNH GIẢNG không phải là người dưng, dĩ nhiên rồi, nhưng chúng không có chung một tủ quần áo để mà diện ra đường như nhau.

nh0cpr0 said:
Em thấy cách làm được nêu ra rất cụ thể

Có còn thấy rất cụ thể nữa không?
 
F

flower1989

Theo mình, ý kiến của Huongmotor là cách làm cơ bản của một bài văn bình giảng. Huongmotor không hề nói đó là cách làm duy nhất của loại văn này.
 
N

nguoibaydongian

Cơ bản mới phải nói. Cơ bản mà đã chưa chỉ ra được đặc trưng về mặt phương pháp thì còn nói gì nữa?
 
N

nguoibaydongian

Cái khác biệt cơ bản ở đây là PHÂN TÍCH bắt buộc người ta tìm hiểu đối tượng bằng cách chia nhỏ nó ra thành các phần và tìm hiểu các phần nhỏ ấy (nên Lenin đã rất sợ cái tư duy phân tích mà bám rễ sâu quá sẽ làm hỏng con người ta, đánh mất cái nhìn sinh động và chân thật bởi bản thân đối tượng là sự gắn kết hữu cơ của các phần ấy, không thể tách chia được) còn BÌNH GIẢNG là có thể tìm hiểu đối tượng thông qua một đặc trưng của nó mà anh thấy thích, anh có thể không cần quan tâm đến những phần khác. Nói một cách rất khập khiễng thì PHÂN TÍCH thì trải theo DIỆN còn BÌNH GIẢNG thì đi vào ĐIỂM.
 
H

huongmotor

cũng là một ý kiến, nhưng bạn ạ,muốn bình giảng tốt ko dc bỏ qua phân tích, muốn phân tích sâu, không dc bỏ qua giảng bình
Sự phân biệt 2 kiểu bài chỉ mang tính tương đối
Như tôi đã nói, tùy từng kiểu bài mà lựa chọn thao tác nào là chủ yếu!
 
T

tranquang

Đó là những ý kiến gan ruột của những người đi trước. Còn chúng ta những người đang và sắp thi đại học môn văn, hãy chú ý và tổng hợp lại cả 2 ý kiến về để tham khảo nhé? Nên chú ý rằng trong mọi thứ, mọi vấn đề đều có 2 mặt!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom