Vài Đề văn ôn cấp 3 từ troll

S

seeu1914@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:
a) Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu thơ
"Đã từng đập một trái tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng"​
b) Nhà văn Nguyễn Ngọc Kí có nói
" Trong con người ta, cái khiếm khuyết lớn nhất là khiếm khuyết về mặt tâm hồn con người còn mọi khiếm khuyết khác trên cơ thể đều có thể khắc phục được"
Hãy nêu ý khiến của em về vấn đề trên.
c) Phân tích nghệ thuật tả cành ngụ tình trong đoạn thơ
" Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”​
 
F

flytoyourdream99

c) Phân tích nghệ thuật tả cành ngụ tình trong đoạn thơ
" Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”


nàng nghĩ về bản thân mình với tám câu thơ và bốn cặp câu giống nhau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn gió mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Điệp từ buồn trông lặp lại trong bốn cặp câu và ở vị trí đầu câu như dồn lại, như ứ đầy, chồng chất những nỗi buồn điệp điệp, sóng dồn trong tâm trạng của cô con gái liễu yếu đào tơ, nỗi buồn xoáy sâu vào tâm can xé nát vụn vỡ từng luồng suy nghĩ dẫu bé nhỏ bình dị của nàng.

Từ trên lầu cao, Kiều phóng tầm mắt ra rất xa ngoài cửa biển, nhìn thấy những cánh buồm thấp thoáng này chạnh nghĩ đến cuộc đời và một hành trình lưu lạc mờ mịt xa xăm của mình.

Kiều vội đảo tầm mắt lên một hướng cao hơn hy vọng sẽ kiếm tìm được một niềm vui bé bỏng nhưng lại đập ngay vào tầm nhìn của nàng:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn gió mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cánh hoa trôi man mác , vô định như thân phận bèo bọt của nàng trên dòng đời đen bạc chưa biết đi đâu về đâu. Cánh hoa ấy tơi tả trước thời gian sóng gió bão bùng như ẩn dụ cuộc đời Thúy Kiều cũng trôi nổi trước lưới trời đang vây bủa, rình rập. Nàng nhìn ra xa hơn tận chân mây mặt đất nhưng nàng chỉ nhìn thấy những nội cỏ dầu dầu vàng úa, nhạt nhòa, sâu thẳm, mờ mịt, xa xăm. Vẫn không thể cắt nghĩa được nỗi buồn của mình, nàng chuyển đổi cảm giác từ nhìn nhận sang nghe ngóng để hy vọng gạt đi được những ưu tư phiền muộn của cuộc đời, nhưng tất cả đều vô vọng.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nàng thu tầm mắt nhìn của mình về ngay vị trí đang ngồi dưới chân lầu Ngưng Bích thì một âm thanh hãi hùng va đập vào ngay tâm trạng của nàng. Nguyễn Du đã dùng ngòi bút thần tình để mô tả một âm thanh tiếng sóng kêu với bút pháp nhân hóa đặt đúng vị trí không gian thời gian, đúng cả tâm trạng của nàng Kiều. Đây là tiếng sóng đời, sóng lòng đang gào thét giận dữ bủa vây rình rập và muốn nuốt chửng đời Kiều.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên thật đặc sắc tất cả ngoại cảnh ấy đều nhuốm màu tâm trạng của nàng Kiều tan nát rối bời, đau khổ. Mỗi lần nàng vươn lên kiếm tìm một niềm vui, một tia hy vọng thì mỗi lần thiên nhiên cay nghiệt vùi dập, hắt hủi nàng xuống đáy bể trầm vơi và Nguyễn Du đã phải hạ một câu thở đúng với tâm trạng nàng Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Tám câu thơ với nhiều bút pháp nghệ thuật đan xen và dường như bút pháp nào cũng đạt đến tuyệt đỉnh. Bên cạnh các biện pháp tu từ quen thuộc như điệp từ ngữ, cấu trúc câu, sử dụng các từ láy gợi âm thanh, màu sắc và bút pháp nhân hóa điển hình. Tám câu thơ còn được xem như một bộ tứ bình miêu tả nội tâm nhưng vẫn trữ tình nhìn từ ngoại cảnh.Đặc biệt đây còn được xem là màn độc thoại điển hình nhất trong những trang Kiều, do đó người ta gọi Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc , tâm tình xúc động.

nguồn: net
 
T

thuythumattroi1999

Chán thật, cái này không cho copi, nhưng mình sẽ ghi ý của nó ra, đồng thời ghi ý của cô mình ra nữa
http://d.**********/uploads/resources/612/2236785/preview.swf

a) Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu thơ
"Đã từng đập một trái tim
Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng"

-Đã từng đập một trái tim - hoán dụ để chỉ Bác Hồ, khi người đã khuất --> nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm (trong sách văn 6 ghi vậy)
Phép ẩn dụ "một cánh chim đại bàng" - ẩn dụ nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm luôn. Vì đại bàng là một con chim lớn, chúa tể các loài chim, sẵn sàng vượt qua khó khăn thử thách, để nói Bác đã dám đương đầu với giặc mỹ, và pháp cùng với nhân dân để vươn tới tự do, độc lập. Vì Bác là Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm.
 
Top Bottom