bạn tham khảo nhé!
Đề 2 : Chứng minh rằng truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của Phạm Duy Tốn đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu sâu xa đồng thời thể hiện nỗi khổ cực của người dân trong xã hội xưa.
Mong các bạn cho mình bài tham khảo. Mình cám ơn nhiều.
Sống chết mặc bay! là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo
Nam Phong tháng 12 năm 1918. Tác phẩm được giới thiệu một cách ấn tượng với người đọc: Dưới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của
Phạm Quỳnh, câu chuyện trải dài suốt ba cột báo.
[2]
Sự canh tân của truyện ngắn
Sống chết mặc bay! không chỉ ở nội dung và các chi tiết miêu tả rất đắt, mà còn ở hình thức thể hiện mới mẻ. Thay vì bắt đầu bằng lời giới thiệu chính thức như các tác phẩm văn xuôi cổ điển,
Sống chết mặc bay! mở đầu với đoạn mô tả trực tiếp những gì đang diễn ra, như một lát cắt vào giữa câu chuyện, điển hình cho "một lối văn mới":
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ..., xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất....
Phạm Duy Tốn cũng đặc biệt thành công trong việc mô tả hai hình ảnh tương phản đối lập gay gắt: những người nông dân vất vả, hoảng hốt và hoàn toàn tuyệt vọng trước thiên tai; còn viên quan sở tại an nhàn, hưởng thụ, mặc kệ số phận dân đen:
Than ôi! Cứ như cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch...
Bùi Xuân Bào cho rằng Phạm Duy Tốn đã nhái lại truyện
Le partie de billard của
Alphonse Daudet xuất bản năm 1873. Tác phẩm này tả lại cảnh viên tướng chỉ huy chơi bi-a trong khi binh lính dầm mưa dãi gió ngoài mặt trận. Tuy nhiên, giáo sư Schafer khẳng định nhiều khả năng
Sống chết mặc bay! được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm của Phạm Duy Tốn với trận lũ lịch sử ở
Bắc Kì mà ông từng mô tả trong bài báo nổi tiếng
Hoạn nạn tương cứu, chứ không phải là sự sao chép từ văn chương Pháp.
- Phê phán tên quan phủ lòng lang dạ thú, chỉ biết chăm chăm vào ván bài, bỏ bê trách nhiệm, mặc dân tình khốn khổ
- Thông cảm cho tình cảnh của nhân dân trong cơn nguy khốn~~~~