vài câu LT khó hiểu cần giải đáp gấp

P

phamdangtrieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy câu dưới đây trong một số đề thi thử. Đáp án mình thấy lạ quá. Mong mấy bạn giải thích hộ mình. Cảm ơn nhiều!!!

35/ Vai trò của bản đồ di truyền trong công tác giống là
a xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế.
b xác định được vị trí gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.
c xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế.
d dự đoán được tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai.

47/ Tỉ lệ phân tính 1 : 1 ở F1 và F2 diễn ra ở những phương thức di truyền nào?
a Di truyền thường và tế bào chất.
b Di truyền liên kết với giới tính và tế bào chất.
c Di truyền tế bào chất và ảnh hưởng của giới tính.
d Di truyền liên kết với giới tính và ảnh hưởng của giới tính.

Câu 31: Sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen đã không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân ly độc lập vì:
A. Mỗi gen đều quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn
B. Các gen cùng 1 nhiễm sắc thể liên kết với nhau còn các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau phân ly độc lập với nhau trong quá trình di truyền.
C. Số lượng gen trong tế bào rất lớn còn số lượng NST lại hạn chế
D. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể có rất nhiều cặp gen và trong mỗi tế bào có nhiều cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau.

Câu 32: Ở thực vật, để chọn, tạo giống mới người ta sử dụng các phương pháp sau:
1. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. 2. Cho thụ phấn khác loài kết hợp với gây đột biến đa bội.
3. Dung hợp tế bào trần khác loài. 4. Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo giống mới có độ thuần chủng cao là:
A. (1) ; (3) B. (2) ; (3) C. (1) ; (4) D. (2) ; (4)

Câu 36: Khẳng định nào sau đây về hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết là chưa chính xác?
A. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
B. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn phân hoá quần thể thành nhiều dòng thuần khác nhau.
C. Tốc độ xuất hiện các đột biến lặn ở các dòng tự phối thường nhanh hơn ở các dòng giao phối kể cả giao phối cận huyết.
D. Giao phối cận huyết và tự thụ phấn làm cho các đột biến gen lặn nhanh biểu hiện thành kiểu hình.

Câu 41: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra.
B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I.
C. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I

Câu 32. Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:
A. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể. B. làm NST ngắn bớt đi vài gen
C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.

Câu 45: Theo quan điểm về Ôperon, các gen điều hoà giữ vai trò quan trọng trong
A. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
B. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào.
C. tổng hợp ra chất ức chế.
D. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
..........................
:):)
 
M

mrpoutylip

35/

Bản đồ DT đúng là thể hiện vị trí và khoảng cách của các gen trên NST

Tuy nhiên nó có ý nghĩa là: biết đc TS HVG từ đó đoán được TS các tổ hợp gen mới, rút ngắn đc thời gian chọn giống (cái này vừa có ý nghĩa trong nghiên cứu KH vừa có ý nghĩa trong chọn giống)




37/

Di truyền qua TBC không bao giờ phân tính, đời con sẽ có tính trạng y hệt như mẹ => loại hết a b c




32/

1. Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ sẽ làm giảm thể dị hợp và tăng thế đồng hợp => tìm về dòng thuần của giống

4. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội để tạo ra giống nhanh nhất không cần giao phối. Giả sử nếu giao phối thì còn phải kiểm tra loài giao phối đó như thế nào nữa. Nên nếu chắc chắn đc hạt phấn (giao tử) có kiểu gen mong muốn thì tội gì không lưỡng bội nó lên thành 1 hợp tử.





36/

b c d thì mình thấy đúng, bản thân câu a mình cũng nghĩ đúng rằng: Gp cận huyết và tự thụ phấn dẫn đến hiện tượng thái hóa giống
Nhưng chắc sai ở chỗ có chữ "luôn"
Kinh nghiệm của mình câu trả lời mà có "luôn" hay khẳng định quá chắc chắn thì nó thường sai.




Câu 31,41 mình cũng khá thắc mắc



32/

Chuyển đoạn tương hỗ là có sự tham gia của 2 NST không tương đồng

a. Mất đoạn chắc chắn là thiếu gen, chuyển đoạn thì có chắc gì chuyển qua chuyển lại đúng số lượng bằng nhau, có khi chuyển từ NST1 sang NST2 3 gen còn NST2 chuyển sang NST 1 gen. Cả 2 ĐB cấu trúc NST đều có hại cho SV.
Nói thêm mất đoạn lớn sẽ gây giảm sức sống hoặc đến chết SV. Còn chuyển đoạn tương hổ lớn cũng như vậy, chuyễn đoạn k tương hổ nhỏ có thể có lợi cho SV

b d. Y như câu a

c. mất đoạn thì khúc gen bị tách ra tự biến mất chứ k gắn vào NST khác, nếu gắn vào NST khác thì đã chuyển thành chuyển đoạn k tương hổ







Câu 45:

Operon gồm P (vùng khởi động) - O (vùng điều hành) - ZYA (gen cấu trúc)

Gen điều hòa R không nằm trong Operon

Cơ chế của Operon liên quan đến phiên mã, dịch mã

- Khi MT không có Lactozo, protein ức chế tiết từ R gắn vào O không cho mARN liên kết vs P thực hiện phiên mã dịch mã

- Khi MT có Lactozo, Lactozo gắn kết vs R, cứ hiểu là đã có P nắm hết cả 2 tay bạn thì bạn chẳng còn tay để nắm lấy O nên mARN gắn đc vào P, phiên mã dịch mã đc

Một vài bạn hiểu lầm là khi không có Lactozo thì R tiết protein ức chế, protein ức chế O không phiên mã dịch mã đc
Còn khi có Lactozo thì R không tiết protein ức chế. Điều này sai hoàn toàn, R luôn tiết protein ức chế, nhưng khi có sự hiện diện của Lactozo thì R không thể gắn vào O do Lactozo làm thay đổi cấu trúc không gian 3 chiều của protein ức chế.

Khi mà Lactozo có quá nhiều, ZYA là nơi có nhiệm vụ phân giải Lactozo để cân bằng lại. Nên quá trình luôn liên tục lúc có lúc không để phiên mã dịch mã không phải diễn ra 24/24



Trên là kiến thức của mình, các bạn thấy thiếu sót hay sai chỗ nào cũng chỉ dẫn mình thêm.
 
Top Bottom