vài bài tập khó mong các bạn giải giúp

F

fainthope94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 20cm phát ra 2 sóng uA=uB=acos(100pit). Tốc độ truyền sóng 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB, ĐIểm trên đg tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A,B 1 đoạn gần nhất là:
A. 15,34mm B. 19,97mm C. 18,67mm, 17,96mm
2. Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m, điện tích +5.10^-5 C, k=10N/m Kích thích cho dao động điều hòa biên độ A= 5cm. Điện tích trên vật nặng k thay đổi khi con lắc dao động và bỏ qua ma sát. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng và có vận tốc hướng ra xa điểm treo lò xo, ng ta bật 1 điện trường E=10^4 V/m cùng hướng với vận tốc vật, khi đó biên độ dao động mới của con lắc lò xo là: ....


Chú ý: [vật lí 12] + tiêu đề. Nhắc nhở lần 1!
Đã sửa: songthuong_2535
 
Last edited by a moderator:
N

n0vem13er

1.
untitled-26.jpg


giả sử khoảng cách đó là x, khoảng cách này bé nhất khi nó là giao điểm của vân cực đại bậc 6 và đường tròn, bằng các phép tính bình thường ta tính được vân đó cách A 19cm và cách B 1cm
ta có [TEX]\sqrt{x^2 + 19^2} - \sqrt{x^2 + 1} = \lambda .6 [/TEX]
giải ra được x = 15,34 mm
2.
câu này tớ làm ra 2,5cm, không chắc đúng lắm, nếu mà đúng thì nói với tớ nha, tớ nêu cách giải

hô hô hô hô

Didn't mean for the kiss to come in.................
 
V

vatlivui

1. Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 20cm phát ra 2 sóng uA=uB=acos(100pit). Tốc độ truyền sóng 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB, ĐIểm trên đg tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A,B 1 đoạn gần nhất là:
A. 15,34mm B. 19,97mm C. 18,67mm, 17,96mm
2. Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m, điện tích +5.10^-5 C, k=10N/m Kích thích cho dao động điều hòa biên độ A= 5cm. Điện tích trên vật nặng k thay đổi khi con lắc dao động và bỏ qua ma sát. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng và có vận tốc hướng ra xa điểm treo lò xo, ng ta bật 1 điện trường E=10^4 V/m cùng hướng với vận tốc vật, khi đó biên độ dao động mới của con lắc lò xo là: ....
bài 2: theo mình nghĩ khi có điện trường lúc đó bài toán giống như con lắc loxo treo thẳng đứng với điều kiện ban đầu là đưa vật tới vị trí lo xo không biến dạng rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v= 5.w. xác định biên độ dao động của vật
* với bài toán này thì W = căn( k/m) không đổi; lực điện trường có vai trò như trọng lực( ở lo xo treo thẳng đứng) => Xo = q.E/k = 0,05 m = 5 cm => A' = 5 căn 2
* không biết mình hiểu thế có đúng không , các ban góp ý hộ mình nhé ! cảm ơn các bạn nhiều!
 
D

duc_anh_a7

1.
untitled-26.jpg


giả sử khoảng cách đó là x, khoảng cách này bé nhất khi nó là giao điểm của vân cực đại bậc 6 và đường tròn, bằng các phép tính bình thường ta tính được vân đó cách A 19cm và cách B 1cm

Nếu thế thì vân đó vuông góc với AB sao N0vem13er
Xem lại đi cái
 
N

nhat.funsun

Bài 1:


Dùng lại hình vẽ của n0vem13er. gọi đường cao tạm giác trên là MH (H là chân đường cao). lưu ý là AH không tính được như n0vem13er nói vì vân cực đại là đường hyperbol không phải đường thẳng.
Dùng công thức thông thường thì ta tính ra được lambda = 3 (cm), và k = 6 tương ứng giao thoa cực đại gần AB nhất.
ta có: d1 = AM = AB = R = 20 cm
[tex] d1 - d2 = k.\lambda =6.3 = 18 (cm) => d2 = d1 - 18 = 20 - 18 = 2 (cm)[/tex]
Vậy AM = AB = 20cm, BM = 2cm.
gọi p = (20 + 20 + 2)/2 = 21 (cm) là nửa chu vi của tam giác ABM.
Biết chiều dài 3 cạnh a, b, c của tam giác ABM ta tìm dc diện tích: [tex]S = \sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)} = 19,97 (cm2) [/tex]

mà S = MH. AB/2 => MH = 2S/AB = 2x19,97/20 = 1,997 cm = 19,97 mm

Đáp án đúng là câu B.


Bài 2:

Hướng làm:
- Tìm vận tốc góc
- Tìm độ lớn của lực điện trường
- Tìm vị trí cân bằng lúc sau cách vị trí cân bằng lúc đầu bao xa: [tex] \Delta l = \frac{E.q}{k} [/tex] => tính tọa độ ngay sau khi bật điện trường
[tex] |x| = |A - \Delta l| [/tex]
- Khi ở VTCB (trước khi bật điện trường), v = wA, ngay sau khi bật điện trường vẫn bằng wA.

* Có v, x, tần số góc sau khi bật điện trường => A
-
 
Last edited by a moderator:
N

n0vem13er

bài 1
trước tiên cám ơn bạn funsun :)

câu này mình sai ở chỗ là AB và d1 luôn bằng nhau và bằng bán kính, vì thế với mọi điểm M thuộc đường tròn thì cái phương trình mình cho luôn đúng :D, vậy nên giải pt này luôn được x = 0, chẳng hiểu sao mình lại bấm ra 1,534 lúc đấy nữa :D

tiếp theo, mình xin góp ý là bạn funsun và bạn đức anh nói rằng hypebol thì không làm được như vậy thì :(..., các bạn không hiểu vấn đề r, tất cả các bài mà các bạn làm với hình vuông hình chữ nhật trước đây đều là hypebol cả :), dù là cái xyz bol thì cũng đều làm được bằng cách này

còn riêng bài này sở dĩ không làm được vì như mình đã nói, mọi x đều thỏa mãn, chắc người ra đề muốn bẫy mấy đứa máy móc đây mà ^^

bài 2
bài này k hiểu bạn funsun nói gì nhưng đồng ý với bạn vật lý vui :D
dựa theo cách làm của bạn vật lý vui, mình xin nói từ từ cho các bạn khác dễ hiểu, các bạn học giỏi đừng cười :)

-dễ dàng có cơ năng của vật =[TEX] \frac{1}{2}.kA^2[/TEX] = động năng qua vị trí cân bằng

-khi đi qua vị trí cân bằng, lò xo k dãn không nén, đột ngột bật điện trường lên ta coi như kéo lò xo đi một đoạn = Fđiện/k = 5cm, cái này được tính là thế năng

-vậy khi đi qua vị trí cân bằng vật có 1 động năng ban đầu, đồng thời được cung cấp 1 thế năng nữa (cái này lại k ảnh hưởng gì đến động năng của vật) vậy nên tổng cơ năng của vật là tổng 2 cái trên cộng lại

=> tính toán dễ dàng ra A mới [TEX]= A\sqrt{2} = 5\sqrt{2}cm[/TEX]
 
N

nhat.funsun

Bài 1, n0vem13er sai ngay từ đầu. Đơn giản là đường giao thoa cực đại không phải đường thẳng => nó không phải là cạnh góc vuông => không dùng định lý pytago như bạn được.
Tôi dạy vật lý thấy nhiều em cũng hiểu sai vấn đề về bài 1 giống n0vem13er, bạn cứ gặp trực tiếp giáo viên dạy lý để hỏi lại.

Bài 2 tối qua tôi đọc nhầm thành bật điện trường khi đi qua vị trí biên, trong khi đề cho là tại vị trí cân bằng. Kết quả đúng là 5căn(2) cm
 
Last edited by a moderator:
N

n0vem13er

Bài 1, n0vem13er sai ngay từ đầu. Đơn giản là đường giao thoa cực đại không phải đường thẳng => nó không phải là cạnh góc vuông => không dùng định lý pytago như bạn được.
Tôi dạy vật lý thấy nhiều em cũng hiểu sai vấn đề về bài 1 giống n0vem13er, bạn cứ gặp trực tiếp giáo viên dạy lý để hỏi lại.

Bài 2 tối qua tôi đọc nhầm thành bật điện trường khi đi qua vị trí biên, trong khi đề cho là tại vị trí cân bằng. Kết quả đúng là 5căn(2) cm

thưa thầy, ý kiến của em là thế này ạ:
em không nói đường cực đại không phải là hypebol thầy ạ, ý em là nó "đúng là hypebol" và nó cắt hình tròn tại điểm M, tại điểm này ta có AM - BM phải = k.lamđa
còn cái đường thẳng kia không phải biểu diễn cho đường hypebol cực đại ạ, nó là đường "khoảng cách" giữa điểm M và AB <====== đây chính là cái mà đề bài hỏi ạ

4.jpg


hì, thầy trò ta có chút hiểu nhầm, có gì nếu em sai ở đâu xin thầy bỏ quá cho ạ ^^
 
Top Bottom