UPU lần thứ 39!!

K

kira_luvlife211

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi mih` nhờ 1 tý nhá;)
Lớp mih` cô bắt vik thư UPU lần thứ 39, r` fat' cho bọn mih` 1 tờ giấy hướng dẫn:)| Trog dey' nói cũg chi tiết nhg mà họ bảo fai tim` 1 câu chuyện về học sinh bị nhiễm HIV:( mà tớ search gôgle mãi có ra cái j` đâu/:)
Các bạn tốt bụg giúp tớ vs nhá:)
Thaks nhìu nhìu:-*

Chú ý: đây là box sử hok phải box văn, mjnh sẽ chuyển bài này qua bên văn
 
Last edited by a moderator:
H

happy_1809

trường mình ko có chuyện này nên mình ko biết. Bạn có thể liên hệ đến thực tế ko? nếu quê bạn ko có ai như vậy thì đành tưởng tượng thôi chứ biết sao giờ!
 
B

boy8xkute

NÀY ! ĐÂY LÀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ, KO PHẢI NGỮ VĂN MÀ ZÔ ĐÂY HỎI ĐÂUÂUÂU. SAO mấy người này mấy bủa giờ toàn post bài lạc đề ko a`. HIV thì có liên quan gì đến lịch sử này đâu.
 
H

hermione_gryffindor

Phòng chống HIV/AIDS cũng là yêu nước.



“Phụ nữ là một nửa thế giới" – đó là lời ngợi ca trân trọng và tự hào mà nhân loại dành tặng cho "phái yếu”.


Từ khi xuất hiện loài người, trải qua hàng ngàn năm vận động - phát triển, lịch sử luôn chứng minh và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Không chỉ về mặt sinh học, tự nhiên mà trong mọi lĩnh vực văn hóa - kinh tế - chính trị - khoa học - quân sự...phụ nữ luôn chứng minh khả năng xuất chúng của mình. Nếu không có phụ nữ sẽ không có những người vợ, người mẹ. Và tất nhiên cũng sẽ chẳng có những đứa con, không có sự duy trì nòi giống. Song, có một thực tế đáng buồn, trong khi toàn thế giới đang cố gắng không ngừng thực hiên 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ được đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì mỗi ngày, lại có thêm hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị lây nhiễm HIV được phát hiện. Làm sao có thể đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản, làm sao có thể tạo nên một thế hệ tương lai khỏe mạnh, thông minh khi mà cuộc sống của những người vợ, người mẹ, những trẻ em gái đang hàng ngày bị đe dọa bởi đại dịch HIV/AIDS?



Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện và bảo vệ quyền lợi của hơn 1 triệu hội viên phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không thể làm ngơ trước đại dịch này. Và mỗi hội viên chúng ta, những người vợ, người mẹ, người chị, người em gái càng không thể "khoanh tay" đứng nhìn sự hoành hành của căn bệnh thế kỷ". Mỗi người phụ nữ Việt Nam đều là một thành viên tích cực, chủ động phòng, chống HIV/AIDS cho mình, gia đình và xã hội.



Chỉ riêng tỷ lệ nhiễm HIV đang tăng lên ở phụ nữ và trẻ em gái đã khiến cho chúng tạ vô cùng lo ngại. Rồi theo đó là những hậu quả, gánh nặng mà phụ nữ đang, đã và sẽ còn phải gánh chịu (như chăm sóc bệnh nhân AIDS nói chung, những người chồng, con, cháu trong gia đình bị nhiễm nói riêng, hay đói nghèo, góa bụa do AIDS, mồ côi do AIDS, tuyệt tự do AIDS...). Hiện tại, trong tổng số hơn 100 ngàn người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta chủ yếu qua con đường tiêm chích ma túy. Nhưng xu hướng trong nhiều năm tới, hình thái lây nhiễm sẽ chuyển dần sang qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Nhất là khi giới trẻ nghiện ma túy có sự chuyển từ chích sang dùng thuốc lắc, quan niệm về quan hệ tình dục trước và ngoài hôn nhân "cởi mở" hơn nhiều. Cho nên, có lẽ, một trong những cốt lõi của vấn đề phòng, chống HIV/AIDS chính là giải quyết cuộc khủng hoảng của sự bất bình đẳng về giới, cụ thể hơn chính là tăng quyền của phụ nữ trong việc tự bảo vệ chính bản thân và cuộc sống của mình.



Điều này gần như là vấn đề của toàn cầu, khi mà các nền văn hóa đều cho phép nam giới có nhiều bạn tình còn phụ nữ thì bắt buộc phải chung thủy hoặc không được quan hệ tình dục.Không riêng gì ở Việt Nam ta, dường như tất cả các nước trên thế giới luôn tồn tại sự “im lặng” rất đáng ngại xung quanh các vấn đề liên quan đến tình dục và sức khoẻ sinh sản. Đó là đặc điểm văn hóa truyền thống, nhất là phụ nữ Á Đông thường không cởi mở khi bàn luận đến những "chuyện thầm kín". Nếu như phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ, khi tỏ ra quan tâm, am hiểu đến tình yêu, tình dục thì dể bị nhìn nhận là người từng trải",' không "nết na".



Thực tế thì phụ nữ rất có nhu cầu hiểu biết về giới tính, tình yêu, tình dục nhưng vì không vượt qua được định kiến xã hội, sự mặc cảm của bản thân; rào cản tiềm thức của chính mình nên thường tỏ ra không quan tâm hoặc cố tình lảng tránh. Chính điều này đã làm trở ngại không nhỏ đến kết quả tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trong quan hệ tình dục đối với phụ nữ. Hậu quả là, phần lớn các em gái trẻ không hiểu biết cặn kẽ về gíới tính và an toàn tìnhdục, trong khi, trên thực tế thì các em vãn thực hiện những hành vi tình dục.



Một điểm cũng cần lưu ý là phụ nữ thường ở vị trí "bị động" , "phụ thuộc" trong tình yêu, trong quan hệ tình dục, do vậy khả năng tự bảo vệ mình (như từ chối quan hệ tình dục, yêu cầu sử dụng bao cao su...) rất thấp. Hơn nữa, nhìn chung, mặt bằng trình độ học vấn của phụ nữ còn thấp hơn so với nam giới nên đã làm hạn chế nhiều đến việc tiếp cận thông tin về phòng, chống HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản.



Chúng ta đã nói với nhau rất nhiều về "căn bệnh thế kỷ". Trong nhiều năm qua, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công cuộc phòng, chống AIDS.



Chúng ta đã có trong tay bản chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được đánh giá vào loại tốt nhất khu vực, có cả một hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS. Nhưng điều quan trọng là chúng ta sẽ thực hiện ra sao để mang lại kết quả tốt nhất. Cùng với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, trong năm 2005, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều động thái nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như tổ chức hội thảo, tọa đàm, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội học tập và thực hiện theo định hướng chiến lược... Trung ương Hội cũng đã xây dựng kế hoạch và mục tiêu hành động từ nay đến 2010. Trên cơ sở đó, sẽ hướng dẫn các cấp Hội thực hiện và áp dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.



Đã đến lúc chúng ta phải hoạt động chứ không phải chỉ phòng chống AIDS bằng miệng và trên giấy. Đầu năm 2005, đúng ngày rằm tháng Giêng, việc Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ giới thiệu 3 ấn phẩm về phòng, chống HIVIAIDS (Hãy hành động ngay bây giờ, Phụ nữ và HIV/AIDS: Đương đầu với khủng hoảng và Các hướng dẫn nhằm cải thiện cơ cấu điều phối quốc gia thông qua việc tham gia của người có HIV) đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và đánh giá cao của cộng đồng xung quanh. Cho đến nay, khắp các tỉnh/thành trong cả nước, không một địa phương nào không có các mô hình "Câu lạc bộ phụ nữ phòng, chống HIV" dưới nhiều tên gọi và hình thức sinhhoạt khác nhau. Đặc biệt, từ cuối năm 2004, để đáp ứng tình hình thực tế, với mục đích kết thành sức mạnh tổng hợp, tại một số tỉnh/thành, trên cơ sở nền tảng là các câu lạc bộ phụ nữ đồng cảm, câu lạc bộ mẹ, vợ người nhiễm, người nghiện.:. Hội liên hiệp phụ nữ đã xây dựng mô hình mới mang tên “Liên minh câu lạc bộ đồng cảm phòng, chống AIDS". Tuy mới triển khai được gần 1 năm nhưng hệ thống "Liên minh câu lạc bộ đồng cảm phòng, chống AIDS” đã phát huy thế mạnh và thu hút thêm nhiều thành viên nòng cốt tham gia. Không cần phải phân tích hay đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thực tế đã cho tất cả chúng ta thấy quá rõ về những tác hại ghê gớm của đại dịch HIV/AIDS. Hàng vạn phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới; hàng ngàn người mẹ, người vợ, người chị, người em gái của Việt Nam đã bị tổn thương do thảm kịch HIV/AIDS. Hơn ai hết, trái tim nhạy cảm của người phụ nữ thấu hiểu nỗi đau đớn, mất mát tới nhường nào. Gia cảnh một người đàn bà gần 80 tuổi phải nuôi cháu nội vì cả con dâu và con trai đều đã chết do AIDS đã khiến nhiều đêm tôi không tài nào ngủ được, khi đối diện với người mẹ có đến 4 đứa con đồng nhiễm HIV, trái tim tôi vô hình như có kim châm; khi ôm hôn một cô gái đáng tuổi con mình bị lây nhiễm HIV/AIDS do chồng, nước mắt em đã thấm đầy vai áo tôi; và khi bồng trên tay đứa bé bị nhiễm HIV từ bố mẹ, nước mắt tôi đã rơi trên nụ cười thơ ngây của cháu:.. Làm sao trái tim của một người phụ nữ lại có thể vô cảm trước nỗi đau của những người phụ nữ. Gần đây, việc ra mắt cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" viết trong chiến trường khói lửa thực sự là một sự kiện không chỉ ở Việt Nam mà cả ở bên kia bán cầu. Trong không khí xúc động của triệu triệu trái tim nhân dân cả nước, Trung ương Hội cũng đã khuyến khích các hội viên đọc và noi gương tinh thần của người phụ nữ anh hùng ấy.



Lịch sử dân tộc ta đã ghi danh bao liệt nữ anh hùng. Tinh thần yêu nước trong mỗi người phụ nữ Việt Nam dù ở thời nào cũng luôn ngời sáng. Có lẽ, sau khi đọc lại "những trang viết đầy lửa" của liệt sỹ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, không một người phụ nữ nào trong chúng ta lại có thể dửng dưng và vô cảm. Riêng tôi, tôi cứ day dứt mãi. Tôi liên tưởng đến một bên là hình ảnh hy sinh vì Tổ quốc , sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân đầy hoài bão, khát vọng của những người con ưu tú với niềm tin sắt đá vì một ngày chiến thắng thống nhất đất nước; còn một bên là hình ảnh đau buồn, xót xa cho những người được hưởng nền hòa bình độc lập, cuộc sống tươi vui và đầy đủ thì lại chết do AIDS...



Chủ đề phòng, chống HIV/AIDS năm nay và các năm tiếp theo được Liên hợp quốc đưa ra nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS 1-12 là “Giữ vững cam kết: Quyết tâm ngăn chặn AIDS", lại càng thể hiện tinh thần đồng lòng, nhất trí cao của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến đầy cam go này. Có thể những liên tưởng của tôi hơi... đa cảm! Nhưng rõ ràng, chúng ta - "một nửa thế giới' - cần phải thể hiện hành động của mình để chứng tỏ tinh thần và truyền thống yêu nước của mình. Mọi hành động bảo vệ, gìn giữ và xây dựng Tổ quốc đều thể hiện lòng yêu nước. Tôi thiết nghĩ, phòng, chống HIV/AIDS cũng chính là yêu nước.


Hà Thị Khiết, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.


Bạn có thể tham khảo bài viết trên để tự viết bài nha! :p
 
Top Bottom