Toán 11 Ứng dụng khai triển Newton tính tổng các tổ hợp

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,706
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đây là 1 số ví dụ về các bài toán tính tổng các tổ hợp theo quy luật:

1. Tính tổng [tex]S=1+2C_{10}^1+2^2C_{10}^2+...+2^{10}C_{10}^{10}[/tex]

Đây là dạng thường gặp nhất, ta viết lại S:

[TEX]S=C_{10}^0+2C_{10}^1+2^2C_{10}^2+...+2^{10}C_{10}^{10}[/TEX]

Có thể thấy đây là 1 tổng các tổ hợp chập 10, với k chạy từ 0 đến 10, như vậy nó khá giống với khai triển Newton:
[tex](x+2)^{10}=\sum_{k=0}^{10}C_{10}^kx^{10-k}.2^k=C_{10}^0x^{10}.2^0+C_{10}^1x^{9}.2^1+...+C_{10}^{10}x^{0}.2^{10}[/tex]

Có thể thấy, nếu thay x=1 vào VP thì ta sẽ được S, còn trong khi đó đồng thời thay x=1 vào vế trái, ta được [TEX]3^{10}[/TEX], như vậy: [tex]S=3^{10}[/tex]

Một cách tổng quát, ta thấy:
[TEX]S=C_{n}^0+aC_{n}^1+a^2C_{n}^2+...+a^{n}C_{n}^{n}=(a+1)^n[/TEX]

2. Tính tổng: [tex]S=C_{19}^{1}+C_{19}^3+...+C_{19}^{19}[/tex]

Một cách tổng quát, ta có công thức sau: với n nguyên dương lẻ, ta có:

[tex]S=C_{n}^{1}+C_{n}^3+...+C_{n}^{n}=2^{n-1}[/tex]

Cách chứng minh: [tex]2S=2C_{n}^{1}+2C_{n}^3+...+2C_{n}^{n}[/tex]

Giờ ta áp dụng công thức sau: [tex]C_n^k=C_n^{n-k}[/tex]

Ta được: [tex]2S=C_{n}^{0}+C_{n}^{1}+C_{n}^2+...+C_{n}^{n}=2^n[/tex] (áp dụng từ bài 1 ta tính được tổng này)
Vậy [tex]S=\frac{2^n}{2}=2^{n-1}[/tex]

Áp dụng vào bài đã cho, ta được [TEX]S=2^{18}[/TEX]

3. Tương tự bài 1 nhưng hệ số khai triển đan dấu "+" , "-" xen kẽ:

Tính tổng: [tex]S=3^8C_8^0-3^7C_8^1+3^6C_8^2-...+3^0C^8_8[/tex]

Lúc này, ta áp dụng khai triển: [tex]S=(3-x)^8=C_8^0.3^8.x^0-C_8^1.3^7.x^1+C_8^2.3^6.x^2-...+C_8^8x^8[/tex] (những số hạng mang dấu "-" là do [TEX](-x)^{8-k}[/TEX] với 8-k lẻ nên khi khai triển ra có dấu "-" )

Thay x=1 ta được [tex]S=2^8[/tex]

Một cách tổng quát, ta có: [tex]S=a^nC_n^0-a^{n-1}C_n^1+...+C^n_n=(a-1)^n[/tex] (với n chẵn)

Với n lẻ thì chỉ khác 1 chút: [tex]S=a^nC_n^0-a^{n-1}C_n^1+...-C^n_n=(a-1)^n[/tex]

4. Tính tổng: [tex]S=\frac{C_{2019}^0}{1}+\frac{C_{2019}^1}{2}+\frac{C_{2019}^2}{3}+....+\frac{C_{2019}^{2019}}{2020}[/tex]

Ta chứng minh: [tex]S=\sum_{k=0}^{n}\frac{C^k_n}{k+1}=\sum_{k=0}^{n}\frac{1}{n+1}C^{k+1}_{n+1}[/tex]

Ta có: [tex]\sum_{k=0}^{n}\frac{C^k_n}{k+1}=\sum_{k=0}^{n}\frac{n!}{(k+1)k!(n-k)!}=\sum_{k=0}^{n}\frac{(n+1)!}{(n+1)(k+1)!(n-k)!}=\sum_{k=0}^{n}\frac{(n+1)!}{(n+1)(k+1)!(n+1-(k+1))!}=\sum_{k=0}^{n}\frac{1}{n+1}C^{k+1}_{n+1}[/tex]

Áp dụng có [tex]S=\frac{1}{2020}\sum_{k=0}^{2019}C^{k+1}_{2020}=\frac{1}{2020}(C^1_{2020}+C^2_{2020}+...+C^{2020}_{2020})=\frac{1}{2020}(2^{2020}-1)[/tex]
 
Top Bottom