mình sưu tầm được cái này nè không biết có giúp được gì cho bạn không nữa!
Ứng dụng GA để pha ngủ, kích thích nảy mầm của hạt, củ
Để phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành thì về nguyên tắc phải làm thay đổi cân bằng của ABA / GA theo hướng giảm ABA xuống tối thiểu hoặc tăng GA lên. Còn muốn kéo dài thời kì ngủnghỉ trong bảo quản thì làm thay đổi cân bằng trên theo hướng ngược lại mà chủ yếu là bổ xung chất ức chế sinh trưởng.
Để phá ngủ, người ta thường xử lí GA. GA xâm nhập vào hạt, củ sẽ làm thay đổi sự cân bằng hoocmon thuận lợi cho sự nảy mầm. Chúng ta ngâm hạt, củ (hoặc phun) bằng dung dịch GA với nồng độ 2 - 5 ppm trong thời gian nhất định, sau đó ủ ẳm và ắm thì có thể làm cho hạt, củ nảy mầm được. Ngoài GA người ta còn sử dụng rất nhiều hợp chất hoá học khác nhau để phá ngủ kể cả các chất vô cơ như axit nitric, sunphuric.
Ví dụ như quy trình phá ngủ tổng hợp cho khoai tây vừa mới thu hoạch vụ đông để tạo củ giống trồng vụ xuân. Quy trình này gồm hai giai đoạn : - công đoạn đầu, khoai tây vùa thu hoạch được phun dung dịch GA và thioure vài lần, cho GA và thioure thấm vào củ. - công đoạn thứ hai, tiếp theo khoai tây dược dưa xuống hầm đất kín dể xử lí khí CS2 hoặc khí rindit trong 3- 4 ngày. Sau đó ủ ẩm và ấm thì có thể làm khoai tây vừa thu hoạch nảy mầm trên 90% trong 7- 10 ngày, có thể trồng kịp thời vụ. Quy trình này đã áp dụng thành công nhiều năm trên quy mô sản xuất. Đây là một quy trình phá ngủ có hiệu quả nhất và dễ triển khai trong sản xuất, được sản xuất chấp nhậ. Việc trồng thêm vụ khoai tây xuân nhờ kỹ thuật phá ngủ khoai tây đã làm tăng hệ số nhân giống khoai tây và làm trẻ hoá củ giống, vì thời gian bảo quản ngắn, cải thiện được chất lượng củ giống, chống lại sự thoái hoá giống khoai tây do thời gian bảo quản dài trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè.
Trong kho bảo quản, nhiều trường hợp cần thiết phải kéo dài thời kì ngủ nghỉ. Để kéo dài kì ngủ nghỉ của khoai tây người ta thường sử dụng chất ức chế sự nảy mầm như MH (malein hydrazit) hoặc NENA (methyl este của anpha = NAA). Phun MH với liwwù lượng 2,5 kg/ha cho khoai tây trước thu hoạch 12 - 15 ngày sẽ làm giảm sự hao hụt trong bảo quản ( 8 tháng). Lượng hao hụt chỉ bằng 1/2 so với đối chứng không xử lí. Trong bảo quản hành tỏi, chống tóp, chống nảy mầm người ta có thể xử lí MH với nồng độ 500 -2500 ppm.
2.4 Sử dụng GA để tăng chất lượng của malt bia trong việc sản xuất bia
GA kích thích sự nảy mầm của hạt mỳ, mạch, lúa, ngô... làm tăng hàm lượng và hoạt tínhcủa men thuỷ phân tinh bột. Vì vậy từ lâu người ta đã sử dụng GA để sản xuất malt bia tù đại mạch. Việc cộng thêm 1 - 3 mg GA cho 1 kg đại mạch vào giai đoạn đầu của sự nảy mầm sẽ làm nanh quá trìng malt hoá nguyên l iệu lên 1,5 lần.
Điều chỉnh ra hoa trái vụ của dứa
dứa là cây trồng mà con người đã sự dụng hoá chất để kích thích sự ra hoa tạo quả thêm một vụ, tăng thu hoạch. Đây là một biện pháp kĩ thuật rất tinh tế của các nước và các vùng trồng dứa.
twù năm 1932, oqr puerto Rico người ta phát hiện ra rằng, trong khói có chứa các khí chưa bão hoà hoá trị như etilen và cả axetilen đã kích thích sự ra hoa của dứa. năm 1935, ở hawai người ta đã biết ứng dụng axetilen như là một sản phẩm thương mại để làm dứa ra hoa trái vụ . sau đó người ta phát hiện ra một số auxin cũng có ảnh hưởng tương tự.
Nhiều chất hoá học, trong đó phần lớn là các chất điều hoà sinh trưởng được sử dụng để kích thích dứa ra hoa trái vụ. Đơn giản nhất là người ta sử dụng đất đèn. Chỉ cần cho một hạt nhỏ (1 g) đất đèn vào nõn dứa và khi gặp ẩm, đất đèn sản sinh ra khí axetilen gây hiệu quả. Etilen được sử dụng dưới dạng ethrel. Khi phun lên cây, cháng thấm vào cây và phân giải cho ra etilen gây hiệu quả sinh lý. ethrel là chế phẩm có hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trồng dứa hiện nay. Liều lượng ethrel xử lý cho dứa dao động từ 1,1 - 4,5 kg/ha. hiệu quả của nó có thể đạt 100% số cây ra hoa quả, chín sớm hơn 2 -3 tuần. Các chất auxin tổng hợp như anpha - NAA; 2,4D cũng được sử dụng ở một số vùng trồng dứa. Ở Hawai nhiều cánh đòng dứa được phun dung dịch muối natri của NAA ở nồng độ 25ppm. Ở Puerto Rico người ta phun 2,4D với nồng độ 5 - 10 ppm.
Việc xử lý bằng các chất điều hoà sinh trưởng cho dứa đã làm dứa ra hoa đồng loạt và thu hoạch đồng loạt, có thể xác định thời gian thu hoạch bằng thời gian sử lý hoá chất. Biện pháp này đã làm tămg sản lượng dứa đáng kể và có thể xem đây là một vụ dứa chính.
Nhiều tài liệu còn cho rằng ethrel kích thích sự ra hoa kết quả của xoài và một số cây cảnh vốn khó ra hoa kết quả
Điều khiển ra hoa của hoa loa kèn
Hoa loa kèn là một trong những loài hoa rất được ưa chuộng và là loại hoa xuất khẩu chính trong các năm trước đây. Củ loa kèn thường được trồng vào tháng 9, tháng 10 nhưng mãi đến tháng 4 năm sau mới thu hoạch. Thời gian chiếm đất khá dài. Hơn nữa đến tháng 4 nhiệt độ tăng, hoa nở ồ ạt do đó làm giá trị của hoa bị giảm nhiều. chính vì vậy trong nhiều năm qua, bộ môn sinh lý hoá sinh thực vật trường ĐHNN1 đã nghiên cứu thành công việc điều khiển hoa loa kèn ra hoa trái vụ theo ý muốn. Hiện nay trên thị trường Hà Nội đã có hoa loa kèn trong dịp lễ, tết dương lịch, nhất là từ tết âm lịch dến 8/3. Giá trị của bông hoa trái vụ này có thể tăng lên gấp nhiều lần so với hoa chính vụ. Để làm hoa xuất khẩu thì bện pháp xử lí hoa loa kèn trái vụ lại càng có giá trị hơn.
Việc rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây loa kèn là một quá trình phức tạp phải có tác động của hàng loạt biện phápđược tính toán rất hợp lí. Trong các tổ hợp biện pháp đó thì GA có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ngâm củ loa kèn hoặc phun đẫm băng dung dịch GA nồng độ 10 ppm sau khi đã xử lí các biện pháp khác đã kích thích sự nảy mầm nhanh của củ loa kèn trong đất, rút ngắn thời kì ngủ nghỉ và làm chúng nhanh sing trưởng ra hoa sớm.
Biện pháp này đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều gia đình trồng hoa loa kèn.